Giáo án Toán 11 - Tiết 4: Bài tập phép dời hình

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: - Nhằm củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức về phép dời hình.

 - Biết làm các dạng bài tập liên quan đến phép dời hình.

2. Về kỹ năng, tư duy: Tăng cường rèn luyện kỹ năng giải toán về phép dời hình. Thông qua việc rèn luyện giải toán HS được củng cố một số kiến thức đã học. Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tiễn. Cẩn thận chính xác trong việc làm và trình bày lời giải.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: giáo án, dụng cụ dạy học (thước kẻ, phấn màu), các bài tập.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức cũ, làm bài tập trước khi đến lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 Sử dụng ph¬ương pháp tổng hợp.

IV/ HOAÏT ÑOÄNG DẠY VAØ HOÏC :

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập kiến thức cũ bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi sau:

+ Nêu các khái niệm: Phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép quay.

+ Nêu khái niệm và các tính chất của phép dời hình.

 

doc2 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Toán 11 - Tiết 4: Bài tập phép dời hình, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết BS 4	BÀI TẬP PHÉP DỜI HÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: - Nhằm củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức về phép dời hình.
 - Biết làm các dạng bài tập liên quan đến phép dời hình.
2. Về kỹ năng, tư duy: Tăng cường rèn luyện kỹ năng giải toán về phép dời hình. Thông qua việc rèn luyện giải toán HS được củng cố một số kiến thức đã học. Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tiễn. Cẩn thận chính xác trong việc làm và trình bày lời giải.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: giáo án, dụng cụ dạy học (thước kẻ, phấn màu), các bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức cũ, làm bài tập trước khi đến lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
 Sử dụng phương pháp tổng hợp.
IV/ HOAÏT ÑOÄNG DẠY VAØ HOÏC :
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập kiến thức cũ bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
+ Nêu các khái niệm: Phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép quay.
+ Nêu khái niệm và các tính chất của phép dời hình.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm ảnh của một hình qua phép dời hình bằng hình vẽ.
Bài tập 1. Cho hình vuông ABCD tâm O, M là trung điểm của AB, N là trung điểm của OA. Tìm ảnh của ∆AMN qua phép dời hình bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc quay 900 và phép đối xứng qua trục BD.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Học sinh thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải.
- HS nhận xét, bổ sung, sửa chữa và ghi chép.
- HS trao đổi để rút ra kết quả:
Phép quay tâm O góc quay 900 biến A thành D, biến M thành M’ là trung điểm của AD, biến N thành N’ là trung điểm của OD.
Phép đối xứng trục BD biến D thành D, biến M’ thành M” là trung điểm của DC, biến N’ thành N’. Do đó phép dời hình biến tam giác AMN thành tam giác DM”N’.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh, hướng dẫn thêm cho các em học sinh yếu, kém.
- Nhận xét hình vẽ và bài làm của học sinh, sửa chữa nếu có sai sót.
-Giáo viên vẽ hình:
N'
M'
N
O
M
B
D
A
C
M”
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2: Tìm ảnh của đường thẳng qua phép dời hình.
Bài tập 2. Trong mp Oxy cho đường thẳng d có phương trình 3x – y – 3 = 0. Viết phương trình của đường thẳng d’ là ảnh của đường thẳng d qua phéo dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng tâm I(1;2) và phép tịnh tiến theo vectơ 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải.
- HS đại diện trình bày lời giải trên bảng (có giải thích)
- HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.
- HS trao đổi và rút ra kết quả 
- GV nêu đề và ghi lên bảng, cho HS các nhóm thảo luận tìm lời giải và gọi HS đại diện lên bảng trình bày kết quả của nhóm.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- GV nhận xét, bổ sung và nêu kết quả đúng (nếu HS không trình bày đúng kết quả)
Hoạt động 3: Tìm ảnh của điểm và đường thẳng qua phép dời hình.
Bài tập 3. Cho điểm A(3;2), B(-1;-2) và đường thẳng (d) có phương trình: - x+ 3y +1 =0 .
Tìm ảnh A’, B’ và đường thẳng (d’) tương ứng của A, B, (d) qua phép dời hình có được bằng cách:
Thực hiện liên tiếp phép đối xứng trục Ox và phép đối xứng tâm O.
Thực hiện liên tiếp phép đối xứng trục Oy và phép Tịnh tiến theo 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 - Học sinh thảo luận nhóm để tìm lời giải.
- Cử đại diện lên bảng trình bày lời giải.
- Nhóm khác cử đại diện đứng lên nhận xét, bổ sung và sửa chữa.
- HS trao đổi để rút ra kết quả đúng.
- HS chú ý theo dõi trên bảng và dặn dò của giáo viên.
- Cả lớp cùng làm bài vào tập.
- Giáo viên nêu lần lượt các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Tìm ảnh của A , B , d qua phép đối xứng trục Ox?
Câu hỏi 2: Tìm ảnh của A’ , B’, d’ qua phép đối xứng tâm O ?
Câu hỏi 3: Tìm ảnh của A , B , d qua phép đối xứng trục Oy?
Câu hỏi 4: Tìm ảnh của A’ , B’, d’ qua phép đối xứng tâm O ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh, hướng dẫn thêm nếu có sai sót.
- Nhận xét bài làm của học sinh và kết luận.
V. Củng cố: Cần nắm chắc biểu thức toạ độ và các tính chất của các phép dời hình.
Bài tập về nhà: Trong mp Oxy cho đường thẳng d có phương trình x – 2y+5 = 0.
Viết phương trình của đường thẳng d1 là ảnh của d qua phép đối xứng trục Ox.
Viết phương trình của đường thẳng d2 là ảnh của d qua phép đối xứng qua đường thẳng có phương trình x+y+2 = 0.

File đính kèm:

  • docBam_sat_phep_doi_hinh.doc