Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 1 - Bài 20+21 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Sinh Viên

Hoạt động 3: Thảo luận về bầu trời đêm vào các ngày khác nhau

* Mục tiêu

 So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao).

* Cách tiến hành

- GV cho HS làm việc theo nhóm đối quan sát hình và nhận xét bầu trời ban đêm trong các hình ; sau đó thảo luận câu hỏi: Bầu trời vào các đêm khác nhau có khác nhau không? Bạn thích bầu trời đêm như thế nào nhất?

- HS dựa vào kinh nghiệm và các hình ở trang 132 (SGK) để trả lời, các em có thể nêu: bầu trời vào các đêm khác nhau có thể khác nhau. Ví dụ có hôm nhìn thấy sao, có hôm không, nhìn thấy Mặt Trăng cũng khác nhau (khuyết, tròn,.).

- GV yêu cầu một số HS trả lời trước lớp.

doc6 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 1 - Bài 20+21 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Sinh Viên, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TUẦN 33
Từ ngày 10/5/2021 đến ngày 14/5/2021
Bài 20. BẦU TRỜI BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM (2 tiết)
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS đạt được:
- Nêu được những gì thường thấy trên bầu trời ban ngày và ban đêm.
- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm, bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao). 
- Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng).
- Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời ban ngày và ban đêm khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế. 
- Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. 
II. Chuẩn bị:
 - Các hình ở Bài 20 trong SGK.
 - VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
 - Một số tranh ảnh hoặc video clip về bầu trời ban ngày và ban đêm (để trình bày chung cả lớp). 
III. Hoạt động dạy học 
Tiết 2. 
2. Bầu trời ban đêm
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bầu trời ban đêm
* Mục tiêu 
- Nêu được những gì thường thấy trên bầu trời ban đêm. 
- Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời ban đêm So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm, qua. khi quan sát tranh ảnh, video, 
* Cách tiến hành 
HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát hình 2 trang 131 (SGK) và trao đổi: Hình vẽ thể hiện ban ngày hay ban đêm? Em nhìn thấy những gì trên bầu trời và cảnh vật xung quanh? Hình 2 có gì khác so với hình 1?
 - Một số HS trả lời trước lớp. GV có thể hỏi các em về lí do mà theo các em dẫn tới sự khác nhau giữa hình 2 và hình 1.
 - HS thảo luận nhóm, trao đổi về những gì các em thường thấy trên bầu trời vào ban đêm. Sau đó một số nhóm báo cáo kết 
- GV có thể hỏi thêm: Ban đêm, cần làm gì để có thể nhìn thấy các vật xung quanh?
 + HS có thể nếu được cần được chiếu sáng bằng đèn điện, nến, đèn pin,...
 + Vào hôm trăng sáng, ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng cũng giúp nhìn thấy các vật.
 - GV cho các em tự đọc phần kiến thức chủ yếu ở trang 131 (SGK). 
Hoạt động 3: Thảo luận về bầu trời đêm vào các ngày khác nhau 
* Mục tiêu
 So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao). 
* Cách tiến hành 
- GV cho HS làm việc theo nhóm đối quan sát hình và nhận xét bầu trời ban đêm trong các hình ; sau đó thảo luận câu hỏi: Bầu trời vào các đêm khác nhau có khác nhau không? Bạn thích bầu trời đêm như thế nào nhất? 
- HS dựa vào kinh nghiệm và các hình ở trang 132 (SGK) để trả lời, các em có thể nêu: bầu trời vào các đêm khác nhau có thể khác nhau. Ví dụ có hôm nhìn thấy sao, có hôm không, nhìn thấy Mặt Trăng cũng khác nhau (khuyết, tròn,...). 
- GV yêu cầu một số HS trả lời trước lớp.
 Hoạt động 4: Hát những bài hát về Mặt Trời, Mặt Trăng hoặc các vì sao
 * Mục tiêu
 HS yêu thích tìm hiểu về bầu trời ban ngày và ban đêm thông qua các bài hát. 
* Cách tiến hành 
- GV có thể cho cả lớp (chia làm hai nhóm) chơi ; hoặc có thể cho một số HS xung phong tham gia chơi.
 GV cho các em tự đọc phần “Em có biết? ” ở cuối trang 132 (SGK). - - GV cũng có thể hỏi mở rộng thêm (không bắt buộc): Các em có biết vật nào gần / xa mặt đất nhất trong các vật: chim bay, các đám mây, Mặt Trời hay không?
 - HS làm cầu 2, 3 của Bài 20 (VBT).
 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Thực hành quan sát bầu trời
Hoạt động 5: Thực hành quan sát bầu trời
* Mục tiêu
 - Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời khi quan sát thực tế.
 Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. 
* Cách tiến hành
- GV lưu ý các em không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời để không hại mặt, 
+ GV cho các em tự đọc phần “Em có biết? ” ở cuối trang 133 (SGK). 
Nhiệm vụ của HS khi ra ngoài trời quan sát bầu trời: Trên bầu trời có những gi, có nhiều hay ít mây, mây màu gì?....
- Tổ chức cho HS đứng ở hành lang hoặc ra sân trường để thực hành quan sát.
- GV có thể hỏi một số HS nêu điều các em quan sát được và hướng dẫn các em hoàn thành phiếu quan sát bầu trời ban ngày.
 - GV cho HS vào lớp, yêu cầu một số em trình bày trước lớp kết quả quan sát. 
- HS làm cầu 4 của Bài 20 (VBT).
 Hoạt động 6: Vẽ bức tranh về bầu trời mà em thích và giới thiệu với các bạn
 * Mục tiêu 
Vận dụng được kiến thức đã học để thể hiện vào hình vẽ bầu trời. 
* Cách tiến hành
 - HS có thể vẽ bầu trời ban ngày hoặc đêm, các em có thể vẽ theo trí tưởng tượng và những gì các em hứng thú, 
- GV tổ chức cho các em giới thiệu bức vẽ của mình. 
IV. ĐÁNH GIÁ
 HS làm việc theo nhóm đôi, tự đánh giá và trao đổi với bạn:
 - Điều em học được về bầu trời ban ngày và ban đêm, em thích điều gì nhất?
- Em muốn quan sát, tìm hiểu thêm gì về bầu trời ban ngày, ban đêm? 
TUẦN 33
Từ ngày 10/5/2021 đến ngày 14/5/2021
Bài 21. THỜI TIẾT (3 tiết)
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS đạt được:
- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau.
- Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết. 
Quan sát và nhận biết được ngày nắng, ngày nhiều mây, ngày mưa, ngày gió.
Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết (nóng, rét, mưa, nắng). 
II. Chuẩn bị:
 - Các hình trong SGK,
 - VBT Tự nhiên và Xã hội 1,
 - Một số tranh ảnh hoặc video clip về các hiện tượng thời tiết (để trình bày chung cả lớp) ; một số bản tin dự báo thời tiết.
III. Hoạt động dạy học 
Tiết 1. Một số hiện tượng thời tiết
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
- GV cho cả lớp hát bài Trời nắng, trời mưa. 
- Sau đó GV hỏi: 
+ Bài hát nhắc tới những hiện tượng thời tiết nào? 
+ Tại sao khi trời mưa thỏ lại phải chạy mau?
 – Từ đó dẫn dắt vào bài mới để tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết.
Một số hiện tượng thời tiết
 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét về hiện tượng thời tiết 
* Mục tiêu 
- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. 
- Quan sát và nhận biết được ngày nắng, ngày nhiều mây, ngày mưa, ngày gió. 
* Cách tiến hành 
- GV tổ chức cho HS học theo nhóm 6: 
+ Mỗi học sinh trong nhóm mô tả về hiện tượng thời tiết của một hình. + Cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: 
• Bầu trời và quang cảnh xung quanh khi trời mưa có gì khác với khi trời nắng? 
• Dựa vào dấu hiệu nào mà em biết trời có gió? Gió mạnh hay gió nhẹ? 
• Khi trời nóng hoặc khi trời lạnh, em cảm thấy thế nào? - Làm việc cả lớp: Mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi ; mỗi nhóm một câu. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung câu trả lời. 
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
 Hoạt động 2: Thi nói về hiện tượng thời tiết 
* Mục tiêu 
Trình bày được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. 
* Cách tiến hành
 - HS học theo cặp hoặc theo nhóm.
 Khi GV quan sát các nhóm, khuyến khích các em huy động kiến thức đã học, kinh nghiệm và vốn từ các em có để nói về hiện tượng thời tiết. Ví dụ: 
Khi trời nắng:
 + Trời xanh.
 + Mây trắng. 
+ Nắng vàng. 
Khỉ trời mưa:
 + Bầu trời phủ toàn mây xám 
. + Không nhìn thấy Mặt Trời 
. + Mưa rơi, 
+ Cây cỏ và mọi vật ở ngoài trời đều ướt. 
Hoạt động 3: Thực hành quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh 
* Mục tiêu
 Thực hành quan sát, nêu được nhận xét về bầu trời và quang cảnh xung quanh và nhận biết được hiện tượng thời tiết. 
* Cách tiến hành 
- GV nêu yêu cầu thực hành đối với cả lớp ; có thể hỏi, gợi ý cho các em về nội dung cần quan sát. Ví dụ: Trời có nắng hoặc mưa không? có gió không? gió mạnh hay nhẹ? Trên trời có nhiều hay ít mây? Màu sắc của mây? Cảnh vật xung quanh như thế nào?... 
- GV có thể gợi ý / cung cấp cho các em mẫu phiếu ghi lại kết quả quan sát (Ví dụ dưới dạng bảng dựa theo các câu hỏi ở trên). 
- HS đi ra ngoài lớp, tiến hành quan sát (theo cặp), ghi lại kết quả quan sát được.
Trong quá trình HS quan sát, GV có thể có những hướng dẫn cần thiết. HS quay lại lớp, trao đổi để hoàn thiện bản ghi kết quả quan sát. 
- Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm làm tốt.
 - GV cho HS đọc phần kiến thức chủ yếu ở trang 136 (SGK). Sau đó có thể cho một số em nhắc lại.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_bai_2021_nam_hoc_2020_2021_ngu.doc