Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 13, Bài 12: Độ to của âm - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Lê Thanh

GV: Gọi HS đọc TN 2 sau đó HD HS làm TN.

- Phát dụng cụ TN, yêu cầu HS làm TN, quan sát con lắc, lắng nghe tiếng trống và trả lời C3.

HS: Nhận dụng cụ TN và thực hiện TN sau đó trả lời C3

GV: Từ câu C2 và C3, hãy hoàn thành câu KL

? Nhắc lại đơn vị tần số của âm.

? Mỗi đại lượng vật lý đều có đơn vị, vậy đơn vị đo độ to của âm là gì?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 42 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 13, Bài 12: Độ to của âm - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Lê Thanh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 23/11/2019
Tiết 13:	BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm.
- Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm.	 
2. Kỹ năng: - Biết cách bố trí, lắp ráp và thực hiện các thí nghiệm trong bài.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực trong hợp tác nghiên cứu.
II. CHUẨN BỊ:
 Mỗi nhóm: Một thước đàn hồi hoặc lá thép mỏng dài khoảng 20-30 cm được vít chặt vào hộp gỗ rỗng như ở hình 12.1 SGK. Một cái trống, dùi gỗ, giá đỡ. Một con lắc bấc.
 Cả lớp: Bảng phụ (bảng 1 và bảng 2), hình 12.3, hình cây thước đang dao động (chỉ ra biên độ của dao động), đàn ghita, dây cao su (thay cho dây đàn).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: HS1: a) Tần số là gì? Đơn vị của tần số (kí hiệu)?
 	 b) Mối quan hệ giữa độ cao của âm và tần số dao động?
HS2: Tai người bình thường có thể nghe được những âm có tần số trong khoảng nào? Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là gì? Những âm có tần số trên 20.000Hz gọi là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: - Gọi 1 HS nam, 1 HS nữ đọc vđ ở đầu bài. 
 - Ở tiết trước các em đã biết các bạn nữ thường phát ra âm cao, các bạn nam thường phát ra âm thấp. Nhưng các em có chú ý rằng 1 bạn thì phát ra âm to còn một bạn thì phát ra âm nhỏ không? Vậy khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học hôm nay
Hoạt động 2: Biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra 
GV: Gọi HS đọc TN 1 trong SGK.
GV: Hướng dẫn HS làm TN 1. 
- Y/c HS thực hiện TN, Q/s dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1
- Phát dụng cụ TN, Y/c HS làm TN và điền kết quả vào bảng 1. 
HS: Nhận dụng cụ TN và thực hiện TN sau đó điền kết quả vào bảng 1
GV: Gọi HS lên điền kết quả vào bảng 1, các nhóm HS khác nhận xét. 
HS: Điền vào bảng 1 và HS khác nhận xét
GV: Treo hình vẽ về sự dao động của đầu thước để chỉ ra cho HS thấy biên độ dao động 
? Biên độ dao động là gì?
GV: Từ kết quả TN 1, HS hoàn thành câu C2.
GV: Gọi HS đọc TN 2 sau đó HD HS làm TN. 
- Phát dụng cụ TN, yêu cầu HS làm TN, quan sát con lắc, lắng nghe tiếng trống và trả lời C3.
HS: Nhận dụng cụ TN và thực hiện TN sau đó trả lời C3
GV: Từ câu C2 và C3, hãy hoàn thành câu KL
? Nhắc lại đơn vị tần số của âm.
? Mỗi đại lượng vật lý đều có đơn vị, vậy đơn vị đo độ to của âm là gì?
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
Thí nghiệm : SGK
- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng. 
C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (hoặc ít), biên độ dao động càng lớn (hoặc nhỏ), âm phát ra càng to (hoặc nhỏ)
C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (hoặc ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (hoặc nhỏ), tiếng trống càng to (hoặc nhỏ)
Kết luận:
- Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của âm 
? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì?
GV: Độ to của âm đo bằng đơn vị Đề xi ben (dB) 
GV: Người ta đã dùng máy để đo độ to của một số âm và đã thu được kết quả như sau (bảng 2)
GV: Thông báo: 20dB gọi là ngưỡng nghe, những âm có độ to dưới 20dB thì tai người không cảm nhận được 
? Những âm có độ to bao nhiêu dB thì làm đau nhức tai?
- 130dB gọi là ngưỡng đau, những âm có có độ to trên 130dB sẽ làm chói tai – đau nhức tai (có thể làm thủng mảng nhĩ – làm tai bị điếc)
- Trong chiến tranh, khi máy bay địch thả bom thì những người gần chổ bom nổ có thể không bị chảy máu nhưng có thể bị điếc do âm có độ to lớn hơn 130dB sẽ làm cho màng nhĩ bị thủng.
II. Độ to của một số âm 
 * Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben. Kí hiệu: dB.
 * Bảng độ to của một số âm
 ( SGK)

Hoạt động 4: Vận dụng 
GV: Gọi HS đọc và trả lời câu C4, C5, C6, C7 
GV: Gọi HS đọc và trả lời 
GV: Có thể gợi ý: Sự dao động của màng loa chính là nguồn gốc phát ra âm
? Khi chỉnh nút Bass, Treble, Volume trên loa là dùng để điều chỉnh gì của âm?
GV: Nhận xét 
GV: Gọi HS đọc phần có thể em chưa biết 

III. Vận dụng
C4: - Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dđ của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
 - Biên độ dđ là khoảng cách giữa điểm M và vị trí cân bằng.
C6: Biên độ dđ của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dđ của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
 - Độ cao và độ to của âm 
 V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
	- Học và nắm vững nội dung bài học. Làm các bài tập 12.1=> 12.5 trong SBT.
 	- Xem trước bài 13: “MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM”

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_13_bai_12_do_to_cua_am_nam_hoc_201.doc