Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật - Bài 3: Môi trường học tập với trẻ khuyết tậtt
Môi trường an toàn cho trẻ em cần phải đảm bảo an toàn cả về thể chất và tâm lý cho trẻ.
Vấn đề tạo môi trường an toàn cho trẻ có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau trong lớp học như sàn nhà, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị điện, chất tẩy rửa, thuốc, hóa chất , các yếu tố đảm bảo vệ sinh, các hoạt động để bảo vệ trẻ trước các bệnh truyền nhiễm, việc tổ chức sắp xếp lớp học.
Môi trường dễ tiếp cận là môi trường mà trẻ có thể thực hiện tham gia được vào tất cả các hoạt động trong đó.
Để tạo được môi trường dễ tiếp cận đòi hỏi cần có một số điều chỉnh nhất định như các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, chỉ dẫn bằng hình ảnh, lối đi đặc biệt cho nhóm trẻ khó khăn vận động và trẻ khiếm thị
Biên Hòa, 23/6/2010Bài 3Môi trường học tập với trẻ khuyết tật1Mục tiêu bài 3:Hiểu được vai trò của môi trường học tập đối với việc học của trẻ khuyết tậtMô tả được những yêu cầu đối với môi trường học tập có trẻ khuyết tậtPhát triển những biện pháp, kỹ năng đơn giản để thiết kế môi trường học tập phù hợp cho trẻ khuyết tậtĐánh giá và chia sẻ thông tin về các yếu tố trong môi trường học tập tại trường mình đang công tác2Trong ngữ cảnh sư phạm với sự tương tác của người dạy, người học, thì môi trường học tập có thể hiểu là những điều kiện về vật chất lớp học, môi trường tâm lý và sự tương tác của lớp học. MTHT phù hợp sẽ: - Khuyến khích mọi trẻ em tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập - Giúp trẻ tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. - Trẻ được tạo cơ hội để trở nên mạnh dạn, tự tin1. MTHT và yêu cầu MTHT cho trẻ KT3Đảm bảo an toàn và dễ tiếp cậnMôi trường an toàn cho trẻ em cần phải đảm bảo an toàn cả về thể chất và tâm lý cho trẻ. Vấn đề tạo môi trường an toàn cho trẻ có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau trong lớp học như sàn nhà, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị điện, chất tẩy rửa, thuốc, hóa chất , các yếu tố đảm bảo vệ sinh, các hoạt động để bảo vệ trẻ trước các bệnh truyền nhiễm, việc tổ chức sắp xếp lớp học. Môi trường dễ tiếp cận là môi trường mà trẻ có thể thực hiện tham gia được vào tất cả các hoạt động trong đó. Để tạo được môi trường dễ tiếp cận đòi hỏi cần có một số điều chỉnh nhất định như các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, chỉ dẫn bằng hình ảnh, lối đi đặc biệt cho nhóm trẻ khó khăn vận động và trẻ khiếm thị4Môi trường hòa nhập và thân thiệnMôi trường hòa nhập là môi trường đảm bảo rằng tất cả mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, khuyết tật hay địa vị xã hội, tôn trọng sự đang dạng và bảo đảm chất lượng giáo dục cho tất cả trẻ em.Môi trường học tập thân thiện là môi trường dựa trên quyền trẻ em, là môi trường thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất các quyền cơ bản của trẻ em.Trong môi trường học tập thân thiện các hoạt động học tập và giáo dục đều mang ý nghĩa gần gũi, thân thiện với trẻ. Trẻ được bày tỏ quan điểm của mình và tham gia một cách tích cực vào quá trình học tập. 52. Các yếu tố cấu thành MTHTHoạt động 1: Học viên làm việc theo 6 nhómMỗi nhóm đưa ra các yếu tố mà mình quan tâm để tạo nên MTHT phù hợp trong lớp học hòa nhập trẻ khuyết tật.Thời gian: (5 phút)Các nhóm trình bày kết quả thảo luận (mỗi nhóm 3 phút)6Các yếu tố cấu thành MTHT7Ý nghĩa (sự tác động) của từng yếu tố đó trong MTHT của trẻ? Các vấn đề cần lưu ý với từng yếu tố trong MTHT?8Ánh sáng (1)Ý nghĩa: Ánh sáng giúp nhận biết đầy đủ hình ảnh về thế giới xung quanh. Hạn chế khó khăn đối với học sinh khiếm thị, nhìn kémHọc sinh khiếm thính cần đủ sáng để đọc hình miệng khi giao tiếp và nhìn rõ cử chỉ điệu bộKiểm soát kích thích đối với trẻ bị rối loạn cảm xúc, các em có thể bị quá kích thích với một loại đèn nào đó.9Ánh sáng (2)Các vấn đề cần lưu ý:Quan tâm đến nhu cầu ánh sáng của học sinh trong lớpĐộ sángNguồn sáng (ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo), điều chỉnh nguồn sángKiểm soát sự tỏa sáng: hình dáng cửa sổ, nơi đặt cửa sổ, hệ thống kính, rèm che; chụp đèn, công tắc... 10Âm thanh (1)Ý nghĩa: Âm thanh (tiếng ồn) có thể tác động đến học sinhGây ức chế, cản trở việc học của học sinh khiếm thị, gây khó nghe cho học sinh khiếm thính, gây sao lãng ở trẻ CPTTTNhờ có âm thanh mà học sinh khiếm thị có thể thu thập được nhiều thông tin từ xa, giúp trẻ định hướng không gian, thời gian, định hướng di chuyển.Sử dụng các âm thanh tự nhiên cũng có tác dụng luyện nghe cho trẻ khiếm thính.11Âm thanh (2)Các vấn đề cần lưu ýVị trí trường học và lớp họcTạo môi trường học tập yên tĩnh làm cho học sinh tập trung, không gây phân tánHạn chế tiếng ồn bằng cách trải thảm, sàn nhà bằng nền cao su, treo rèm dày, tường cách âm, cửa sổ cách âm hay đóng cửa ra vào và cửa sổ...Hạn chế âm thanh có thể gây kích thích không mong muốn ở trẻ12Không gian – khoảng cách (1)Ý nghĩa: Việc tổ chức không gian lớp học thuận lợi tạo cho trẻ thói quen để di chuyển an toàn và thuận tiện, đặc biệt đối với trẻ khó khăn về vận động, trẻ khiếm thị.Màu sắc ảnh hưởng tới xúc cảm, giúp học sinh quan tâm, tập trung chú ý đặc biệt quan trọng đối với học sinh nhìn kém.Khoảng cách cũng là yếu tố hỗ trợ việc học cho trẻ khuyết tật nhất là trẻ khiếm thị và khiếm thính13Không gian – khoảng cách (2)Các vấn đề cần lưu ý:Phân chia không gian rõ ràng cụ thể cố định và nên chú ý dành không gian thích hợp cho học sinh khiếm thị, học sinh sử dụng dụng cụ di chuyển.Việc sắp xếp bàn ghế có tổ chức, cố định, khi có sự thay đổi cần báo trước cho học sinh dể làm quen.Tỉ lệ giữa diện tích lớp học và sĩ số lớp học sinh Cách bài trí không gian, việc sử dụng các mảng tường trong lớp học. Khoảng cách hợp lý giữa giáo viên và trẻ khuyết tậtSử dụng màu sắc và sự tương phản thích hợp trong lớp có trẻ khiếm thị14Thời gianÝ nghĩa: Ảnh hưởng đến tiến trình hoạt động sư phạm.Khả năng thành công của học sinhCác vấn đề cần lưu ý: Nên tạo thời gian đủ để học sinh hoàn thành nhiệm vụ của mình đặc biệt là trẻ CPTTTSắp xếp hợp lý thời khoá biểu, hoạt động tĩnh xen lẫn hoạt động động. 15Môi trường tâm lý lớp học (1)Ý nghĩa: Môi trường tâm lý lớp học có vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố thúc đẩy việc học tập của học sinh.Không khí lớp học vui vẻ sẽ lan truyền tới mỗi thành viên trong lớp học và tạo cảm giác an toàn, tạo tâm trạng tốt cho học sinh để có kết quả học tập cao.Môi trường tâm lý lớp học được tạo bởi mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp học và nó sẽ tác động lại đến từng thành viên.16Môi trường tâm lý lớp học (2)Các vấn đề cần lưu ý: Tạo sự tự tin cho trẻ khuyết tật, khuyến khích và khen ngợi những hành vi tốt của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh thành côngTạo nên không khí lớp học vui tươi trước hết chính bản thân học sinh cảm thấy mình vui tươi trong môi trường học tập.Tạo mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa giáo viên và học sinh làm cho không khí lớp học nhẹ nhàng.Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa các thành viên trong lớp học, sự đoàn kết yêu thương giữa học sinh. 17Cách tổ chức hoạt động (1)Ý nghĩa: Quyết định đối với hiệu quả của các hoạt độngGiúp học sinh độc lập và ham muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh, tự tin trong lớp học.Học sinh tham gia các hoạt động tích cực hơn.Các vấn đề cần lưu ýTạo ra và sử dụng những tình huống gần gũi với học sinh dựa trên những kinh nghiệm và trải nghiệm đã có của học sinh. Tất cả các hoạt động đó phải đảm bảo học sinh được hợp tác với nhau, giúp đỡ nhau học tập. 18Cách tổ chức hoạt động (2)Các vấn đề cần lưu ý (tiếp)Nội dung các hoạt động phong phú, cuốn hút trẻ tham gia, kết hợp với sự hướng dẫn, giải thích và minh hoạ cụ thể cho trẻ.Kết hợp các phương pháp dạy và học khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân của mỗi trẻ và làm cho lớp học trở thành một môi trường sống động, đầy thách thức nhưng thân thiện. Sử dụng các hình thức dạy học khác nhau và chia nhóm linh hoạt để trẻ có cơ hội giao lưu, học tập từ nhiều bạn bè.Khi tổ chức hoạt động, bạn có thể sử dụng các câu hỏi sau về trẻ em với những nhu cầu đặc biệt: Có em nào trong nhóm cần hỗ trợ thêm không? GV cần phải đưa ra những sự trợ giúp gì đối với các em này? GV có cần giúp riêng từng cá nhân không? GV có cần đảm bảo rằng các em có chỗ ngồi phù hợp trong lớp học không?19Xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô!20
File đính kèm:
- Bài 3 - Tam.ppt