Giáo dục học sinh cá biệt
1. Đặt vấn đề:
Giáo dục đạo đức học sinh để trở thành người công dân tốt là một trong những nội dung chính của chương trình giảng dạy trong các nhà trường phổ thông ở cấp trung học cơ sở. Việc giảng dạy theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về đạo đức là rất quan trọng và rất cần thiết. Trong những năm gần đây tuy có bố trí đầy đủ trong chương trình về giáo dục đạo đức cho học sinh ở các môn xã hội nhất là bộ môn Giáo dục công dân, nhưng việc cung cấp tài liệu tham khảo, tranh, ảnh.cho giáo viên thì lại rất ít. Mặc dù có kiến nghị nhưng cho đến nay vẫn chưa có đầy đủ, các giáo viên bộ môn tự sưu tầm tranh ảnh áp dụng vào giảng dạy của mình .
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Đặt vấn đề: Giáo dục đạo đức học sinh để trở thành người công dân tốt là một trong những nội dung chính của chương trình giảng dạy trong các nhà trường phổ thông ở cấp trung học cơ sở. Việc giảng dạy theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về đạo đức là rất quan trọng và rất cần thiết. Trong những năm gần đây tuy có bố trí đầy đủ trong chương trình về giáo dục đạo đức cho học sinh ở các môn xã hội nhất là bộ môn Giáo dục công dân, nhưng việc cung cấp tài liệu tham khảo, tranh, ảnh...cho giáo viên thì lại rất ít. Mặc dù có kiến nghị nhưng cho đến nay vẫn chưa có đầy đủ, các giáo viên bộ môn tự sưu tầm tranh ảnh áp dụng vào giảng dạy của mình . 2. Mục đích đề tài: Việc giáo dục học sinh cá biệt là một việc làm khoa học, thực tế, trực quan nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về đất nước, địa phương. Môn học nầy gắn liền với cuộc sống thực của con người, đó là gia đình của học sinh, xóm ấp, văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và những con người cụ thể trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta đã biết gia đình, địa phương ...là môi trường rất sinh động mà hằng ngày, hằng giờ học sinh có thể thấy bằng mắt, nghe bằng tai, cảm nhận bằng các giác quan do sự phản ánh của khách quan đến học sinh. Để giúp học sinh yêu thích bộ môn một cách say mê, mở rộng tầm nhìn của học sinh về đạo đức lối sống có ý nghĩa rất lớn về trách nhiệm công dân. Bởi vì là một học sinh, là một công dân nhỏ tuổi sống trong xã hội phải biết được những đặc điểm về luật lệ, về những truyền thống xã hội để khi lớn lên học sinh sẽ đem kiến thức đã học áp dụng phục vụ cho bản thân cho gia đình và cho xã hội. Đất nước ta ngày càng phát triển đi lên, tuy nhiên trong thời đại mở cửa, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng nước ta, chúng muốn lật đỗ nước ta ngay trong hòa bình mà mục tiêu của chúng không từ bỏ thế hệ trẻ, người chủ tương lai của đất nước. Vì vậy, việc giáo dục các em trở thành học sinh tốt có đầy đủ năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức để có đủ sức gánh vác vận mệnh đất nước mai sau, là một mục tiêu mang tính chiến lược của toàn xã hội mà trong đó nhà trường giữ vai trò trực tiếp, quan trọng. Đây là nỗi lo không chỉ dừng lại ở phạm vi nhà trường mà là nỗi lo chung của toàn xã hội. 3. Lịch sử đề tài: Đề tài nầy tôi đã nghiên cứu thực nghiệm, bước đầu đã đạt kết quả khá khả quan, những học sinh cá biệt đã chuyển biến rất tốt. Năm nay tôi tiếp tục nghiên cứu, song ở mức độ cao hơn “ĐÓ LÀ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT “. Trước thực trạng nầy, nhà trường mà trực tiếp là người thầy với vai trò là chủ thể giáo dục cần phải có biện pháp tối ưu để giải quyết. Với ước mơ của bản thân là nghiên cứu sâu vào một lĩnh vực cụ thể để phục vụ cho việc dạy tốt, học tốt của nhà trường, vừa phục vụ cho bộ môn mà mình phụ trách. II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM: 1. Thực trạng đề tài: Đề tài nầy tôi đã thực hiện nhưng kết quả chưa được theo mong muốn, cho nên năm nay vẫn tiếp tục nghiên cứu để phát triển đề tài giáo dục học sinh cá biệt đạt kết quả tốt hơn. 2. Nội dung cần giải quyết: Từ thực tế trên tôi đã chú ý đến học sinh yếu về học lực và hạnh kiểm. Trước hết tôi tìm hiểu kỹ hơn về hoàn cảnh gia đình, điều kiện, thời gian học tập, sự giúp đỡ của anh chị, kiểm tra của cha mẹ, để thông qua đề tài mà giúp các em thấy được những sai sót, lỗi lầm của mình mà sửa chữa, uốn nắn kịp thời, rèn luyện để trở thành người con ngoan trò giỏi, người bạn tốt có ích cho xã hội sau nầy. 3. Biện pháp cần giải quyết: Ta đều biết hoàn cảnh nào đã đưa tới tình hình đạo đức hiện nay. Trước đây ta dạy yêu nước anh hùng, căm thù giặc, ta dạy con người chiến đấu, con người công dân đúng là phải vậy, nhưng đó chỉ mới là một mặt của con người. Nay phải trở lại đời sống bình thường, phải dạy làm người đủ tư cách làm người, tư cách nhân văn đã, rồi trên cơ sở đó mới làm con người xã hội, chính trị... của thời đại. Dĩ nhiên mô hình một con người Việt nam xứng đáng làm người hiện nay là thế nào chưa ai bàn tới. Nhưng truyền thống dân tộc, phong tục tập quán lâu đời có bao nhiêu điều có thể khẳng định là hợp lý hợp thời một cách cơ bản. Làm con người ở nhà phải biết thương yêu cha mẹ, anh chị em, kính trọng ông bà, nhường nhịn, lễ phép, đi thưa về trình, đi chơi xin phép, chăm học, giúp đỡ cha mẹ việc nhà, giúp đỡ bạn bè...Học đạo lý làm người có muôn vàng đức tính phải học phải rèn. Đối với học sinh yếu về học lực sắp xếp ngồi cạnh em học sinh giỏi, giáo viên chủ nhiệm động viên em học giỏi không những tự mình học tập mà còn nhiệm vụ giúp đỡ bạn học tập yếu. Khi bạn không hiểu hỏi đến ta phải giúp bạn tận tình không mưu cầu danh lợi, không nên làm thay hoặc đưa tập cho bạn chép vì như thế vô tình hại bạn. Nhóm học tập ở nhà vừa để giúp đỡ lẫn nhau vì “học thầy không tày học bạn”vừa học hỏi những điều mà học sinh yếu chưa hiểu và kiểm tra đầu giờ trước khi vào học đã tạo cho các em ý thức phải học tập tốt nếu không bị chúng bạn chê cười. Học bám sát cũng là vấn đề cần quan tâm đến học sinh yếu, ở đó người thầy có đủ thời gian để củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản cho học sinh. Vấn đề chấm điểm hàng tuần theo biểu điểm thi đua bước đầu tạo cho học sinh có ý thức trong việc học tập và rèn luyện hạnh kiểm vì mình thấy được sai phạm của mình, tự biết đạo đức của mình tốt hay xấu thông qua chấm điểm hàng tuần hàng tháng . Giáo dục đạo đức phải chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, ở mỗi độ tuổi tâm lý nhận thức khác nhau, do đó nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục phải phù hợp với nhu cầu hứng thú, tình cảm của từng độ tuổi ấy. Phải chú ý hướng dẫn hoạt động chủ đạo theo lứa tuổi để thông qua đó mà giáo dục cho phù hợp. Nam và nữ có những chỉ số phát triển sinh học khác nhau dẫn đến những phát triển sinh lý khác nhau. Giáo dục theo giới tính là một nhu cầu tất yếu. Giáo dục đạo đức phải dựa vào đặc điểm cá biệt mỗi người, có những nét tính cách riêng tư, khí chất, có những vốn sống và kinh nghiệm từng trải khác nhau. Giáo dục phải dựa vào kiến thức, kinh nghiệm cá nhân dựa vào đặc điểm của từng người để giáo dục phát triển mọi năng lực của từng người. Không có phương pháp chung có hiệu quả cho mọi đối tượng mà giáo dục luôn là sự chăm sóc và đối xử cá biệt. Người thầy cần gặp gỡ, trò chuyện tâm tình riêng đối với học sinh cá biệt để khuyên răn, giải thích những điều hay lẽ phải, làm rõ những khái niệm đạo đức, những quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội mà mỗi người cần phải tuân theo. Sự khuyên giải có thể bằng lý thuyết, nhưng quan trọng hơn là bằng con đường tình cảm bằng mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa cha mẹ và con cái, giữa Thầy cô giáo với học trò để cảm hóa, giúp học sinh nhận thức đúng những giá trị đạo đức, điều chỉnh lại những nhận thức sai lầm, sửa chữa những sai lệch từ đó mà hoạt động theo lẽ phải. Tuy nhiên việc giáo dục học sinh không phải đem lại kết quả ngay lập tức mà “nước chảy đá mòn” vì các em thường có tính bất chấp, khó tiếp thu hoặc tiếp thu một cách miễn cưỡng những điều khuyên giải. Do vậy người thầy phải chiếm lĩnh tình cảm, khơi gợi những yếu điểm trong gia đình tránh những điều có thể chạm đến tự ái của các em. Thuyết phục con người có thể bằng lời nói, bằng tình cảm, bằng sự gương mẫu của bản thân người thầy, của người lãnh đạo tập thể trong lao động và trong học tập. Bản thân người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giao nhiệm vụ cho học sinh cá biệt về đạo đức người thầy không loại trừ”sai con toán bán con trâu”. Do đó cần có sự quan tâm giúp đỡ của tập thể học sinh và sự giám sát một cách tế nhị của người thầy. Tâm lý con người ai mà không thích khen ngợi. Do vậy khen thưởng là biểu thị sự hài lòng, đánh giá tích cực của người thầy đối với các hành vi tốt của cá nhân hay tập thể. Khen thưởng gây nên trạng thái phấn khởi, tự hào, thỏa mãn với những thành công, từ đó mà phấn đấu nhiều hơn giành lấy những thành tích cao hơn. Đối với học sinh cá biệt được khen là một điều làm cho các em vô cùng hảnh diện trước bạn bè vì bản thân mình có những điểm tốt có thể trở thành tấm gương cho tập thể noi theo. Hơn thế nữa việc khen ngợi chứng tỏ rằng mình không bị tập thể xa lánh, ngược lại mình còn được tập thể quan tâm. Điều nầy giúp các em có ý thức phấn đấu nhiều hơn nữa tạo thêm nhiều điễn hình tốt để xứng đáng với sự quan tâm của thầy cô và bạn bè. Chê trách, trừng phạt, kỷ luật là các mức độ tác động đến nhân cách của các em, biểu hiện thái độ không đồng tình, lên án, phản đối...đối với những hành vi trái ngược mục đích, yêu cầu theo định hướng phát triển nhân cách chính đáng. Vấn đề nầy phải hết sức thận trọng, khéo léo khi tác động đến học sinh vì rằng các em có nhiều biểu hiện tiêu cực, bất cần. Việc liên kết phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội đối với giáo dục các em nhằm đạt mục tiêu phát triển nhân cách người công dân của chế độ XHCN được coi như là một nguyên tắc quan trọng. Việc liên kết phối kết hợp thống nhất trước tiên là ở nội dung hoạt động giáo dục bao gồm việc nuôi dưỡng, dạy dỗ ở gia đình, nội dung dạy và học ở nhà trường. Sự phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức chủ động tạo ra mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành người công dân hữu ích cho đất nước. Việc học tập không chỉ phải ở trường mà còn phải học tập ở nhà. Một ngày các em chỉ học 5 giờ ở trường, thời gian còn lại ở nhà mà cha mẹ không quan tâm, đôn đốc, kiểm tra mà chủ yếu lo đến kinh tế gia đình không chú ý đến đạo đức của con em mình. Việc giáo dục gia đình tuy có những mặt mạnh, thuận lợi, tích cực, nhưng không phải cha mẹ nào cũng ý thức được sự cần thiết phải nghiêm khắc đúng mức với trẻ, hầu hết tỏ ra khoan dung, độ lượng xuất phát từ cội nguồn sâu thẳm của tình máu mũ, ruột thịt. Khoan dung độ lượng là biểu hiện sự tôn trọng tin tưởng thương yêu của cha mẹ đối với con cái nhưng hoàn toàn không đồng nhất với thái độ quá dễ dãi, quá chiều chuộng để trẻ tự do hành động”muốn gì được nấy” theo sở thích cuồng nhiệt, xúc cảm, đam mê vượt ra ngoài giới hạn, khuôn phép của gia đình và chuẩn mực xã hội. Nhà trường dường như chỉ chú ý việc cung cấp kiến thức, đánh giá chất lượng, mục tiêu văn hóa mà có phần xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, tư cách nói chung đặc biệt là đạo đức trong quan hệ đối xử với gia đình, bạn bè và người lớn. Ý thức được sự lệch lạc đó nên trường phải nêu cao câu”Tiên học lễ, Hậu học văn” nhằm điều chỉnh cân bằng mục đích giáo dục. Câu nầy có ý nghĩa, giá trị của một khẳng định dạy học phải mang tính giáo dục bồi dưỡng kiến thức văn hóa phải gắn bó chặt chẽ với bồi dưỡng hành vi đạo đức nhằm phát triển một nhân cách có 2 mặt cơ bản tài năng và đạo đức . Giáo dục xã hội là những tác động trực tiếp hay gián tiếp của các tổ chức, cơ quan đoàn thể trong hoặc ngoài nhà trường đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Với các tổ chức xã hội là một lực lượng đông đảo có thể tham gia vào quá trình giám sát, tác động mạnh mẽ vào quá trình giáo dục đối với mọi đối tượng. 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng: III. KẾT LUẬN: 1. Tóm lược các giải pháp: Liên kết phối hợp chặt chẽ 3 lực lượng : gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội nhất định sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục, rèn luyện cho thế hệ trẻ. Như Bác Hồ đã căn dặn:”giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần còn có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Trong công tác giáo dục nói chung, cũng như giáo dục gia đình nói riêng việc vận dụng các phương pháp theo ý kiến của nhà giáo dục lỗi lạc Ma ka ren kô thì ”không có bất kỳ một phương pháp nào được coi là xấu hoặc tốt nếu như ta xem xét nó tách rời ra khỏi các phương pháp khác, khỏi hệ thống toàn thể, tổ hợp toàn thể các ảnh hưởng”. Thực tế cho thấy rằng không có một phương pháp giáo dục nào là vạn năng cho nên các bậc cha mẹ, thầy cô phải vận dụng tất cả các phương pháp trong giáo dục và giáo dục gia đình. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Học sinh trung học cơ sở là người chủ tương lai của đất nước là đội ngũ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau nầy, song thực trạng trong các nhà trường những năm gần đây hiện tượng cá biệt trong học sinh có xu hướng gia tăng, đây là nguy cơ lớn cho vận mệnh tương lai của đất nước. Vì vậy để đất nước phát triển đi lên với xu thế chung của thời đại các nhà làm công tác giáo dục nói riêng, toàn xã hội nói chung phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời có hiệu quả thực trạng trên. 3. Đề nghị: Với đề tài nầy muốn có kết quả cao hơn cần phải có sự hỗ trợ của Ban giám hiệu và tất cả các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đoàn, tổ chức Đội...cùng thực hiện một nhiệm vụ chung là giáo dục học sinh cá biệt. Đối với Ban giám hiệu phải có sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục, giáo viên chủ nhiệm phải kiểm tra việc thực hiện nội quy của nhà trường vào cuối mỗi tuần và nắm được học sinh lớp mình vi phạm những gì vào giờ chào cờ. Có như vậy mới tạo được sức mạnh tổng hợp tác động vào những học sinh tiêu cực và thấm dần mà sửa chữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục THCS của Nguyễn Sinh Huy NXB-GD 1998. 2. Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cho HS THCS của Hà Nhật Thăng NXB-GD 1998.
File đính kèm:
- SKKN (07-08).doc