Hiện trạng sử dụng thuốc trừ sâu

 Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp.

 Mỗi năm Việt Nam sử dụng 9 triệu tấn hóa chất thuộc 500 loại thuốc khác nhau, trong đó chủ yếu là thuốc trừ sâu ngoài ra còn có thuốc trừ cỏ, trừ bệnh,. được nhập lậu từ Trung Quốc, Thái Lan để bảo vệ mùa màng.

 Hơn 90% nông dân biết thuốc trừ sâu độc hại, nhưng họ không có sự chọn lựa khác để bảo toàn thu nhập từ nông sản. Theo PGS.TS Hoàng Bá Thịnh: “Điều đáng lo ngại là sự lạm dụng thuốc trừ sâu của người dân, họ thường pha nồng độ cao hơn 1,5 đến 2 lần so với quy định, mặc dù qua tập huấn, qua nhãn mác họ cũng biết liều lượng pha, nhưng họ cho rằng, pha đặc sâu mới chết và cũng theo họ, điều đó tiết kiệm số lần phun”.

 

doc18 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Hiện trạng sử dụng thuốc trừ sâu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ChươngI: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp. 
Mỗi năm Việt Nam sử dụng 9 triệu tấn hóa chất thuộc 500 loại thuốc khác nhau, trong đó chủ yếu là thuốc trừ sâu ngoài ra còn có thuốc trừ cỏ, trừ bệnh,... được nhập lậu từ Trung Quốc, Thái Lan để bảo vệ mùa màng.
Hơn 90% nông dân biết thuốc trừ sâu độc hại, nhưng họ không có sự chọn lựa khác để bảo toàn thu nhập từ nông sản. Theo PGS.TS Hoàng Bá Thịnh: “Điều đáng lo ngại là sự lạm dụng thuốc trừ sâu của người dân, họ thường pha nồng độ cao hơn 1,5 đến 2 lần so với quy định, mặc dù qua tập huấn, qua nhãn mác họ cũng biết liều lượng pha, nhưng họ cho rằng, pha đặc sâu mới chết và cũng theo họ, điều đó tiết kiệm số lần phun”.
Nên vì thế Việt Nam đang đứng trước 2 vấn nạn lớn: 
Môi trường bị thoái hóa.
Sức khỏe con người bị đe dọa.
Thuốc trừ sâu được tìm thấy trong môi trường ở tất cả các khu vực của thế giới, cả ở những nơi sử dụng và nơi chưa bao giờ được sử dụng, như Bắc cực.
Hiện nay,việc xử lý, thu gom các phế phẩm thuốc trừ sâu còn rất nhiều bất hợp lý. Điển hình:Tại xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có những hố thuốc đã tồn tại hơn hai mươi năm mà vẫn chưa được xử lý. Mỗi khi mưa xuống thì tại đây nước có màu vàng đục nồng nặc mùi thuốc sâu, khi trời nắng thì thuốc trừ sâu cũng đặc quánh lại. 
Còn rất nhiều hình thức sử dụng thuốc trừ sâu hơn nữa và sử dụng các loại thuốc với hàm lượng độc tố cao hơn nữa như: Furadan, DDTmà lý do chính là do nền kinh tế nước ta còn nghèo do đó chỉ tập trung phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến vấn đề của môi trường. 
Chương II: ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
II.1.Định nghĩa
 Thuốc trừ sâu là một loại thuốc trừ dịch hại được sử dụng để chống lại côn trùng ở tất cả các giai đoạn biến thái. Nó được sử dụng ở cả giai đoạn biến thái trứng và ấu trùng.
II.2.Phân loại
Dựa vào thành phần thuốc trừ sâu được chia làm 2 loại:
Thuốc trừ sâu sinh học(vi rus, vi khuẩn, nấm côn trùng, tuyến trùng có ích, các loại kháng sinh và hóa sinh trong tự nhiên).
Một số loại thuốc điển hình: Bt, M&B, MM
Thuốc trừ sâu hóa học:là một chất được cấu thành từ những nguyên tố rất độc. 
Một số loại điển hình là DDT,Furadan...
Thuốc trừ sâu
Chương III: MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU
III.1.Thuốc trừ sâu DDT (DICHLOR- DIPHENYL- TRICHLOROETHANE)
III.1.1.Tính chất vật lý
- Là chất rắn, không màu , có mùi thơm, không bay hơi
- Không tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ không phân cực như: metylnaptalen. Xylen, xycloheaxanon dầu và mỡ.
- Tan trong nước ở 200C nhỏ hơn 1 mg/L
- Tồn tại rất lâu trong môi trường nước và môi trường không khí.
- Nhiệt độ nóng chảy: 108,50C – 1090C.
- Nhiệt độ bay hơi: 1850C -1870C và áp suất 7(pa)
III.1.2.Công thức hóa học
- Công thức phân tử: C14H9Cl5 
- Công thức cấu tạo:
1,1,1-trichloro-2,2-bis-(p-chlorophenyl)ethane Dạng hình học
III.1.3.Tính chất hóa học
- DDT có tính acid nên không bền khi pha trộn với các chất kiềm, không tương hợp với một số khóang vật sét. 
- DDT bị khử Cl và biến thành DDD (dicholoro diphenyl dicholroetane tên thương mại là rhothane).
- DDT bị khử Cl va hydro biến thành DDE. DDE tồn tại lâu hơn, bền hơn và thường có nồng độ cao hơn DDT và DDD trong môi trường. Nhờ khả năng phân hủy của sinh vật mà từ DDT sẽ chuyển thành DDD va DDE. 
III.1.4.Trạng thái của DDT trong môi trường
III.1.4.1. Trạng thái của DDT trong đất
 DDT tồn tại trong môi trường đất trong một khoảng thời gian khá ngắn, sau 3 tuần lượng DDT tồn tại trong đất còn khoảng 50%, sau khi phân hủy DDT chuyển hóa thành dạng DDD và DDE và cuối cùng sẽ tích tụ trong nước và trầm tích lâu dài.
III.1.4.2. Trạng thái của DDT trong nước
DDT là chất ở dạng bột không tan trong nước nên khi đi vào môi trường nước nó tồn tại đưới dạng các hạt lơ lửng hoặc huyền phù. Tuy nhiên sau khoảng một vài ngày DDT chuyển hóa thành các dạng khác (có tính độc tương tự DDT) hòa tan và tích lũy trong môi trường nước. Sau đó đi vào cơ thể sinh vật và thông qua chuỗi thức ăn đi vào cơ thể con người.
III.1.4.3. Trạng thái của DDT trong không khí
DDT trong không khí tồn tại chủ yếu dưới dạng những hạt nhỏ lit ti, có thể theo gió di chuyển dễ dàng từ nơi này đến nơi khác. 
III.1.5.Cơ chế tác động 
DDT sinh sản nhanh một cách thiếu kiểm soát và cuối cùng xâm chiếm các tế bào khác. Cơ chế rõ ràng nhất là genotoxicity, gây biến đổi trực tiếp DNA, biến những tế bào vô hại thành tế bào ung thư. 
III.1.6.Ảnh hưởng của DDT
III.1.6.1.Phương thức xâm nhập của DDT
- Vùng nông nghiệp chuyên về trồng lúa: DDT xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường nước.
- Vùng chuyên trồng thực phẩm xanh như các loại hoa màu, khu vực quanh các nhà máy tổng hợp thuốc bảo vệ thực vật thì DDT xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp.
- Vùng thành thị DDT xâm nhập chủ yếu là do tiêu thụ các sản phẩm đã nhiểm độc.
1/Qua hô hấp
- Việc phun xịt thuốc trừ sâu ở những vùng chuyên canh cây hoa màu đã làm một lượng không nhỏ thuốc trừ sâu khuếch tán vào không khí làm ô nhiễm môi trường không khí. Những người sống trong khu vực này và những khu vực lân cận thường bị nhiễm độc vì bị hít phải không khí có chứa DDT.
- Ở nhiệt độ càng cao khả năng xâm nhập của DDT qua đường hô hấp càng cao
- Ở khu vực có nhà máy tổng hợp DDT thường gây ra mùi khó chịu, nếu không có biện pháp xử lý hợp lý thì việc gây ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi, mà người hứng chịu là những người trực tiếp làm việc trong nhà máy và những người dân sống sung quanh.
- Nếu hít phải không khí bị nhiểm có chứa DDT, tùy vào hàm lượng DDT mà gây ra các triệu chứng khác nhau như: đau đầu, chóng mặt, nếu bị nhiễm độc nặng thì có thể dẫn đến tử vong.
Ví dụ: Trưa 14/10/2007, 214 công nhân Công ty may Thái Dương Thế Giới xã Nhuận Ðức, huyện Củ Chi đã được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện An Nhơn Tây huyện Củ Chi trong tình trạng mệt, ngất xỉu, choáng váng, nôn ói do bị ngộ độc thuốc trừ sâu. Trước đó trong lúc công nhân đang làm việc, thì một nhân viên của công ty, dùng bình phun để phun thuốc trừ sâu cho hai cây điệp vàng bên ngoài cửa sổ cạnh nơi công nhân làm việc. Hơi thuốc trừ sâu theo hướng gió bay vào trong khiến công nhân bị ngộ độc
2/Qua da
-Nhiễm độc qua da càng dễ xảy ra nếu da bị tổn thương về mặt cơ học (chấn thương), lý học (bỏng), các chất hóa học (các chất kích thích và ăn da, gây bỏng). Nếu nhiễm qua niêm mạc càng nguy hiểm hơn vì niêm mạc có mao mạch dày.
-Khả năng xâm nhập qua da phụ thuộc :
Độ dày da
Sắc tố da
Mao mạch dưới da
Thời tiết: nóng nhiễm độc nhanh hơn lạnh
Độ ẩm da: da đổ mồ hôin nhiều dễ nhiễm độc chất tan trong nước 
Bộ phận cơ thể: da sọ hấp thụ nhanh hơn da lòng bàn tay, bàn chân.
3/Qua thực phẩm
Từ môi trường DDT sẽ theo chuỗi thức ăn tập trung vào cơ thể sinh vật và con người (bảng 1).
Các mức dinh dưỡng
Hàm lượng DDT
(µg/kg chất khô)
Hệ số tích lũy
 Nước
Thực vật nổi
Đông vật nổi
Cá nhỏ
Cá lớn
Chim ăn cá
0.000003
0.0005
0.04
0.5
2
25
1
166
13000
166000
667000
8500000
Bảng1: tích lũy sinh học của DDT
Hàm lượng DDT trong cơ thể sinh vật tăng theo bậc và trọng lượng cá thể của sinh vật. Vì con người là bậc dinh dưỡng cuối cùng của chuỗi thức ăn nên nồng độ DDT trong cơ thể người thường cao hơn (bảng 2).
Hợp phần
Loài
Hệ số %
Biphenyl
Cd
Co
Cu
DDT (hoa quả)
DDT (thịt cá)
Hg (vô cơ)
Hg (hữu cơ)
Pb
Pb
Pb
Hexachlorubiphenyl
Chuột
Dê 
Chuột
Cá
Người
Người
Người
Người
Người
Thỏ 
Cừu
Chuột
98.4 – 98.9
2
0.6
2.9
9.9
40.8
6 – 8
15 – 100
5 -17 
0.8 -1
1.3
95.1 – 95.3
Bảng 2: hệ số hấp thụ (tích lũy) sinh học của một số chất
Cơ chế DDT tích lũy trong chuỗi thức ăn theo phương thức như sau: DDT trong nước thâm nhập vào Plankton (sinh vật trôi nổi) ở cửa sông ven biển và tích lũy lại đạt hàm lượng khoảng 0.04 ppm DDT. Động vật nhỏ ăn plankton và làm tăng nồng độ DDT lên 10 lần nghĩa là chúng chứa khoảng 0.4 ppm DDT. Từ động vật nhỏ đến cá ăn động vật, rồi đến loại chim ăn cá, hàm lượng DDT tăng từ 0.4 đến 3.15 và đến 77.5 ppm.
DDT có thể xâm nhập vào người qua chuỗi thức ăn mà nguồn thức ăn đầu vào có thể là nông sản thủy sản bị nhiễm bẩn bởi DDT. Khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật DDT sẽ làm ngộ độc theo nhiều cơ chế phức tạp.
III.1.6.2. Ảnh hưởng của DDT lên sức khỏe con người
Thuốc trừ sâu DDT:gây ảnh hưởng cấp tính và mãn tính
Cấp tính: nếu ăn trúng thực phẩm có chứa hóa chất độc hại trong thuốc thì chỉ trong một thời gian ngắn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh. Người bị nhiễm độc sẽ run rẩy, co giật mạnh kéo theo ói mửa, đổ mồ hôi, nhức đầu chóng mặt.Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn đên tử vong.
Mãn tính: khi bị nhiễm độc trong một thời gian dài gây sơ gan (dạng necrosis). Cơ thể bị nhiễm độc vào khoảng 20-50mg/ngày/kg có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản, đến các tuyến nội tiết như tuyến giáp trạng, nang thượng thận Nếu bị nhiễm lâu hơn nữa có thể đưa đến bệnh ung thư. Nếu nồng độ DDT nhỏ thì người bị nhiễm độc cảm thấy bị nhức đầu mệt mỏi, không muốn họat động, bị tê các đầu ngón tay ngón chân, bị chóng mặt... Nếu nồng độ DDT cao làm cho người bị nhiễm mất trí nhớ, sống trong tâm trạng hồi hộp, bắp thịt ngực bị co thắt, không kiểm soát được đường tiểu, thở khó khăn và bị động kinh. Nếu người bị nhiễm độc đang mang thai thì trẻ sơ sinh có thể bị sinh sớm và có những triệu chứng phát triển chậm về thần kinh. Trẻ con bú sữa mẹ hay sữa tươi bị nhiễm độc DDT trực tiếp qua sự hiện diện của DDT trong sữa tươi hay gián tiếp vì thức ăn của người mẹ có thể gây ra các hiện tượng: nhức đầu, cảm thấy người yếu dần, tê các đầu ngón tay ngón chân, thường hay bị chóng mặt; nếu nặng có thể gây ra: mất trí nhớ, sống trong tâm trạng hồi hộp thường xuyên, bị co thắt ở cơ ngực, không kiểm soát được đường tiểu, thở rất khó khăn và đôi khi bị động kinh. Tệ hại hơn nữa, nhiều bà mẹ đã bị xảy thai trong vùng ảnh hưởng của DDT. Nhiều nông dân sống trong những vùng trên đã từng bị ung thư đường tiêu hóa.
Bảng: tỉ lệ DDT và DDE trong sữa ở các quốc gia.
Một cậu bé bị ung thư ở Kerala, Ấn Độ - một trong những khu vực có nhiều căn bệnh liên quan đến việc phun thuốc trừ sâu bằng máy bay trong thời gian dài
Vùng nông thôn Punjab xuất hiện những biến chứng bất thườngvề sức khoẻ do lạm dụng HCBVTV
Ở Cam Thủy có nhiều mẹ già nuôi con bị bệnh tâm thần như thế này
III.1.6.3.Ảnh hưởng của DDT đến Hệ Sinh Thái
1/ Đối với động vật
a/Động vật trên cạn
- Động vật không xương sống trên cạn (động vật thân mềm : giun đất) thì không bị ảnh hưởng bởi DDT. 
- Động vật có vú : với liều DDT rất thấp cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng. Hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của DDT lên động vật có vú.
Ví dụ điển hình là tình trạng đẻ con non của sư tử biển California : Năm 1970, Delong và hai cộng sự theo dõi hai nhóm sư tử biển cái trên đảo San Miguel 24 giờ sau khi chúng đẻ con. 
Nhóm thứ nhất, được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 4 gồm 6 con cái đã đẻ non. Nhóm thứ hai, được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 6 gồm những con cái đẻ đủ tháng. 
Gan, óc và mỡ của các con sư tử biển mẹ và của các con chúng đã được xét nghiệm và người ta thấy có DDT và một số chất chuyển hoá của DDT, cùng với dieldrin và PCB. 
Kết quả phân tích: gan,óc,mỡ của những con sư tử này dương tính đối với các chất gây ô nhiễm 
 các mô gan và mỡ được phân tích của các con sư tử biển mẹ đẻ non có nồng độ DDT cao hơn nồng độ những con đẻ đủ tháng từ 3,8 đến 8 lần. 
Óc của những con ra đời đủ tháng có lượng DDT cao gấp đôi óc của những con thiếu tháng. 
b/Động vật trên không 
DDT khi ở trong nước có nồng độ không đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị chết cũng mất khả năng sinh sản DDT gây mòn vỏ trứng, giảm kích thước ổ trứng, chim không chịu ấp trứng, tỉ lệ tử vong của phôi cao do bị nhiễm độc DDE.. Một số loài bị ảnh hưởng bởi DDT là chim ưng biển, đại bàng, chim bồ nông, chim cắt, diều hâu
Cái chết của chim ưng non do nhiễm DDT
c/Động vật thủy sinh
-Vi sinh vật: DDT không chỉ gây độc cho sinh vật ở nồng độ lớn mà ngay cả một lượng DDT rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới vi sinh vật. Điều này đặc biệt đúng đối với các sinh vật sống dưới nước (ví dụ như tảo, sinh vật trôi nổi) vì môi trường nước có thể mang DDT đến tiếp xúc với sinh vật nhiều hơn.Ví dụ: nước chỉ chứa 0.1 gDDT/l có thể làm giảm sụ quang hợp của tảo xanh.Mặc dù bị ảnh hưởng của DDT nhưng vi sinh vật thường không chết mà chúng có khuynh hướng giữ DDT lại trong cơ thể. 
- Đối với cá:
Cá chết do nhiễm DDT
 . 
Mức ấn định sử dụng DDT theo tiêu chuẩn EPA Hoa Kỳ là < 2.5% tinh chất.Tuy theo nồng độ DDT mà ảnh hưởng đến các loài sinh vật khác nhau
2/Đối với thực vật
a/Thực vật trên cạn
Các thực vật trên cạn điển hình là các loại cây, rau chịu ảnh hưởng của DDT. Chất độc được hấp thụ vào lá cây qua khí khổng.
Các loại tác hại do DDT gây ra là:
Chết hoại: hiện tượng tất cả các mô phía trên và phía dưới lá bị chết.
Tổn hại sắc tố: chứng lá bị nâu đen, đen, đỏ tía hoặc xuất hiện các đóm đo. 
Tác động đến sự phát triển: biểu hiện ở sự kiềm hãm phát triển, chồi non bị giữ lại không nảy chồi, làm chúng bị xoắn lại, rục rũ hoặc còi cọc, lá rụng, hoa chóng tàn.
b/ Thực vật thủy sinh
Chủ yếu là các loài tảo, DDT làm cho chúng giảm sự quang hợp, từ đây dẫn đến giảm số lượng tảo.
III.1.7.Ưu và nhược điểm của DDT
III.1.7.1.Ưu điểm
một loại thuốc trừ sâu mạnh
Độ bền cao.
Phổ tác dụng rộng.
Tác dụng nhanh.
III.1.7.2.Nhược điểm
-Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường.
-Khi DDT mới ra đời, đúng là nó có sức mạnh vô địch. Nhưng chỉ mười mấy năm sau đã có một số loại côn trùng có hại không sợ DDT nữa. Chúng đã nhờn với DDT. Ðến năm 1960 đã có 137 loại côn trùng có hại nhờn thuốc DDT. Chưa hết, DDT đã kém hiệu quả trong việc tiêu diệt côn trùng có hại, lại còn giết chết khá nhiều chim chuyên ăn côn trùng có hại
III.2. Thuốc trừ sâu sinh học Bt (BACILLUS THURINGIENSIS)
III.2.1. Sơ lược
Một số loại thuốc vi sinh Bacillus thuringiensis phổ biến:
-Bacillus thuringiensis var. kurstaki (Bacterin B.T WP, Biocin 16 WP, Dipel 6.4 WP, Forwabit 16 WP, Thuricide HP, MVP 10FS)
-Bacillus thuringiensis var. aizawai (Aztron , Bathurin S, Xentari 35 WDG) 
Tinh thể độc (crystal toxin) của Bt. được nhuộm màu
III.2.2.Công dụng 
Bt có khả năng tổng hợp protein gây tệ liệt ấu trùng của một số loài côn trùng gây hại, trong đó có sâu đục quả bông, các loài sâu đục thân ngô Châu á và Châu Âu. Chúng đều là sâu hại thực vật phổ biến, có khả năng gây ra những sự tàn phá nghiêm trọng
III.2.3. Trạng thái tồn tại 
Tuỳ thuộc vào cấu trúc (dạng hạt hay dạng dịch), thuốc diệt côn trùng Bt được phun hay rắc. Tuy nhiên, có một số hạn chế như Bt rất khó tiếp xúc với côn trùng đích ẩn sâu dưới lá, đất. 
III.2.4. Cơ chế tác động của Bt
Bt sau khi xâm nhập vào các ấu trùng của côn trùng đích qua đường tiêu hóa, protein Bt được hoạt hóa dưới tác động của môi trường kiềm trong ruột côn trùng, chọc thủng ruột giữa gây nên sự tổn thương làm chúng ngừng ăn. Kết quả là côn trùng chết sau một vài ngày.
- Công nghệ Bt truyền thống:Bt có thể được nuôi cấu dễ dàng nhờ quá trình lên men. 
- Công nghệ Bt hiện đại: chuyển gen Bt mã hóa cho protein tinh thể độc tố từ vi khuẩn Bt vào thực vật. Cây trồng được chuyển gen Bt này sẽ có khả năng tự kháng lại sâu hại đích. Các protein sản sinh trong thực vật không bị rửa trôi hay bị phân huỷ dưới ánh nắng mặt trời.Vì vậy, bất kể trong điều kiện sinh thái, khí hậu thế nào thì cây trồng vẫn được bảo vệ khỏi sự tấn công của sâu đục thân, hay đục quả.
III.2.5. Ảnh hưởng của Bt 
III.2.5.1. Ảnh hưởng tới con người
Kết quả cuộc thử nghiệm trên 18 người mỗi ngày ăn 1 gram Bt thương mại trong vòng 5 ngày, và trong các ngày khác nhau không gây ra chứng bệnh gì. Những người ăn 1 gram Bt/ngày trong 3 ngày liên tục haòn toàn không bị ngộ độc hay nhiễm bệnh”. Hơn nữa, ở mức phân tử protein nhanh chóng bị phân hủy bởi dịch vị dạ dày (trong điều kiện phòng thí nghiệm)
III.2.5.2.Ảnh hưởng tới hệ sinh thái
1/Nước ngầm và hệ sinh thái đất
 - Protein Bt tồn tại tương đối bền trong đất và được phân loại vào dạng bất động vì nó không có khả năng di chuyển hoặc thấm qua nước ngầm. Protein này không bền vững trong điều kiện đất axit, và bị phân hủy nhanh chóng khi phơi dưới ánh sáng mặt trời, dưới tác động của tia UV.
 - Không gây ra ảnh hưởng bất lợi đối với các sinh vật đất, thậm chí ngay cả khi các sinh vật này được xử lý Bt với liều lượng cao. 
2/Động vật và côn trùng
 Các thử nghiệm tiến hành trên chó, chuột, chuột lang, thỏ, cá, ếch, kỳ giông và chim cho thấy protein Bt không gây ra những ảnh hưởng có hại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, độc tố cũng hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các loài côn trùng có ích hoặc động vật ăn thịt như ong mật và bọ cánh cứng.
 3/Thực vật
Cây trồng được chuyển gen Bt này sẽ có khả năng tự kháng lại sâu hại : sâu đuc thân, sâu đục quả
III.2.6.Ưu điểm và nhược điểm của Bt
III.2.6.1Ưu điểm
- Tạo ra các sản phẩm sạch cho người dùng.
- Không gây tính kháng thuốc với sâu hại, không làm mất đi một quần thể thiên địch có ích trong tự nhiên.
- Khôn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Không cần phun nhiều lần mà vẫn duy trì được hiệu quả.
III.2.6.2.Nhược điểm.
- Hiệu quả chưa thật cao.
- Diễn biến chậm, khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận thì khó đạt kết quả tốt. 
- Chịu những tác động của môi trường rất lớn như ánh sáng, lượng nước tưới, nước mưa, nhiệt độ...
- Khó cân đong ngoài đồng ruộng, thời gian bảo quản ngắn, thường 1 - 2 năm, trong những điều kiện lạnh, khô.
- Giá thành cao.
Chương IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IV.1.Kết luận
 - Thuốc trừ sâu là một loại thuốc độc có thể gây ra nhiều mối nguy hại về nhiều mặt do đó không thể lạm dụng. Muốn vậy thì việc bảo vệ cây trồng mới được gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường vệ cây trồng, hạn chế thiệt hại do sâu rầy gây ra, bà con cần áp dụng các biện pháp tổng hợp khác. Bà con cần xem thuốc trừ sâu như là một phương tiện bất đắc dĩ mới dùng đến khi thật sự cần thiết. Ngoài ra để sử dụng thuốc trừ sâu được hữu hiệu và an toàn, bà con cần áp dụng nguyên tắc 4 đúng trong việc sử dụng thuốc trừ sâu (đúng lúc, đúng cách,đúng thuốc, đúng liều lượng). 
-Phải hết sức tiết kiệm thuốc, chỉ sử dụng khi cần thiết. Kịp thời dập tắt dịch bệnh khi chúng mới phát sinh, tránh tình trạng để phát thành dịch bệnh mới dùng thuốc, khi đó sẽ tốn nhiều thuốc và hiệu quả thấp.
-Áp dụng hệ thống phòng trừ tổng hợp (trong đó có cả biện pháp hóa học). Chú ý bảo vệ các thiên địch của rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ... Luân phiên sử dụng các loại thuốc, không nên chỉ dùng một loại thuốc cho một loài sâu từ đầu đến cuối năm. Tuyệt đối không sử dụng các thuốc đã cấm.
-Phải có những qui định cụ thể về thời gian cách ly của từng loại thuốc khi sử dụng và cần chú ý tới mức sử dụng thuốc mà FAO đã qui định.
-Xây dựng các lực lượng chuyên trách, các đội phòng trừ sâu bệnh để hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các loại thuốc đã cấm.
-Bố trí lịch thời vụ thích hợp để tránh đi diều kiện xấu là môi trường thuận lợi sâu bệnh tấn công. 
IV.2.Kiến nghị
-Bộ nông nghiệp phải bảo quản thuốc trừ sâu và cung cấp kịp thời đầy đủ cho bà con nông dân khi họ cần để tránh việc người dân vì thiếu thuốc mà mua những loại thuốc không rõ nguồn gốc làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như đến chính họ và môi trường.
-Đẩy mạnh công tác khuyến nông và hướng dẫn sd thuốc bảo vệ thực vật
-Đẩy mạnh mô hình rau an toàn
-Áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp để sử dụng thuốc hợp lý và bảo vệ môi trường
-Sử dụng thuốc gốc sinh học sẽ làm giảm độc 
Chương V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
http:/www.lamdong.gov.vn

File đính kèm:

  • dochoa moi truong.doc
Bài giảng liên quan