Hội thảo Chuyên đề “đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài ôn tập, tổng kết” môn vật lý THCS
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH KIỂU BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT MÔN VẬT LÝ THCS
NHỮNG KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TRONG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIỂU BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT VẬT LÝ CẤP THCS.
TRÌNH BÀY GIÁO ÁN TIẾT DẠY KIỂU BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT CHƯƠNG VẬT LÝ.
THẢO LUẬN
ổi. B. Khối lượng giảm đi, thể tích không đổi. C. Khối lượng không đổi, thể tích tăng lên. D. Khối lượng không đổi, thể tích giảm đi.6/ Thống kê số tiết ôn tập vật lý cấp THCS. Tổng số tiết ôn tập, tổng kết chương môn vật lý cụ thể ở các khối lớp như sau: *Khối 6: 03 tiết ôn tập, 02 tiết tổng kết chương ( HKI: 02 tiết ôn tập, 01 tiết tổng kết chương – HKII: 01 tiết ôn tập, 01 tiết tổng kết chương). Nội dung chủ yếu của các tiết dạy này là cũng cố những kiến thức ở mức độ khái niệm đơn giản có liên quan đến các đại lượng vật lý hoặc các hiện tượng vật lý. Dạng bài tập củng cố chủ yếu là dưới dạng định tính, một số bài tập định lượng đơn giản thuộc loại bài tập dượt.*Khối 7: 03 tiết ôn tập, 03 tiết tổng kết chương ( HKI: 01 tiết ôn tập, 02 tiết tổng kết chương – HKII: 02 tiết ôn tập, 01 tiết tổng kết chương). Nội dung chủ yếu của các tiết học này là củng cố và khắc sâu một số kiến thức liên quan đến hiện tượng vật lý, đại lượng vật lý và bước đầu làm quen với định luật vật lý. Các bài tập củng cố kiến thức chủ yếu dưới dạng bài tập định tính và câu hỏi thực tế. *Khối 8: 04 tiết ôn tập, 02 tiết tổng kết chương ( HKI: 03 tiết ôn tập, 01 tiết tổng kết chương – HKII: 01 tiết ôn tập, 01 tiết tổng kết chương). Nội dung chủ yếu ở các tiết học này là củng cố khắc sâu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lý. Dạng bài tập trong chương trình vật lý 8 chủ yếu là bài tập định lượng.*Khối 9: 13 tiết ôn tập, 04 tiết tổng kết chương ( HKI: 08 tiết ôn tập, 02 tiết tổng kết chương – HKII: 05 tiết ôn tập, 02 tiết tổng.kết.chương) Chương trình vật lý 9 thuộc giai đoạn 2 của chương trình vật lý THCS, yêu cầu cụ thể của chương trình là rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu thu thập được, khả năng tư duy trừu tượng, khái quát trong sử lý thông tin để hình thành khái niệm, rút ra quy tắc, quy luật và định luật vật lý. Các kiến thức chủ yếu trong các tiết ôn tập, tổng kết là khắc sâu một cách có hệ thống những quy tắc, định luật, quy luật vật lý, dạng bài tập ở đây chủ yếu là bài tập định lượng.có.tính.tổng.hợp. Nhìn chung so với chương trình cũ, số tiết ôn tập có tăng hơn, đặc biệt là trước khi kiểm tra 1 tiết đều có bỗ sung 1 tiết ôn tập để hệ thống kiến thức cho học sinh giúp các em làm bài tốt hơn, điều này trong phân phối chương trình trước kia còn hạn chế.6/ Những khó khăn cơ bản khi dạy kiểu bài ôn tập Vật lý THCS. Hiện nay, khi dạy các bài ôn tập Vật lý, giáo viên thường rất khó khăn khi soạn giáo án, soạn như thế nào để vừa đảm bảo được mục tiêu đề ra lại vừa đảm bảo được về mặt thời gian của một tiết học, nếu không có sự đầu tư chuẩn bị từ trước thì hầu như tiết ôn tập được xem như quá trình dò lại bài cũ, hay liệt kê lại kiến thức mà chưa làm rõ, chưa khái quát cũng như hệ thống lại được toàn bộ nội dung hoặc mối liên hệ của những kiến thức có trong chương. Đặc biệt là một số tiết ôn tập (tiết *) theo PPCT thì sách giáo khoa và sách giáo viên không đề cập đến tiết này nên việc lựa chọn nội dung ôn tập càng khó khăn hơn cho giáo viên. Một vấn đề nữa đó là đối tượng học sinh của chúng ta thường rất đa dạng, ít đồng đều về mặt nắm bắt kiến thức, đây là một vấn đề tác động không nhỏ trong quá trình dạy tiết ôn tập. II/ NHỮNG BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRONG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIỂU BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT VẬT LÝ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ. Thông qua các đợt tập huấn chuyên đề về công tác đổi mới phương pháp dạy học, theo định hướng này thì người giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học tập và giữ vai trò chủ đạo. Còn học sinh là chủ thể nhận thức, biết cách tự học, tự rèn luyện. Sự chủ động trong học tập thể hiện ở chỗ học sinh tự giác, sẵn sàng tham gia vào hoạt động học tập dưới sự điều khiển của giáo viên, học sinh hứng thú, hào hứng trong quá trình học tập, chủ động trao đổi với nhau và với giáo viên nhiều hơn, không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà luôn lật đi lật lại vấn đề Từ những vấn đề trên, khi dạy các bài ôn tập, tổng kết Vật lý THCS, từ kinh nghiệm của bản thân tôi vận dụng theo một quy trình như sau:1/ Quy trình thực hiện khi dạy bài ôn tập vật lý: * Bước 1: Chuẩn bị. - Ở tiết học trước đó, giáo viên đề nghị học sinh ôn tập các kiến thức cần vận dụng, nếu là tiết tổng kết chương thì học sinh phải tự làm trước phần tự kiểm tra, đối với phần vận dụng tùy theo khả năng nhưng phải xem hoặc làm trước ở nhà. Nếu là tiết ôn tập mà nội dung bài tập đã cho sẵn trong sách giáo khoa giáo viên cũng yêu cầu học sinh phải làm trước ở nhà. Trong trường hợp tiết ôn tập thuộc tiết thêm theo phân phối chương trình hoặc không có nội dung quy định sẵn thì giáo viên phải lựa chọn một số câu hỏi, bài tập phù hợp và làm thành đề cương ôn tập cụ thể để học sinh có cơ sở ôn tập trước. Ví dụ: Vật lý 6 tuần 9 tiết * có thêm tiết ôn tập, giáo viên phải ra đề cương theo từng đơn vị kiến thức cơ bản thuộc 8 bài học trước đó (không nhất thiết bài nào cũng phải có câu hỏi hoặc bài tập mà ra theo hệ thống và có liên quan với nhau). Khi soạn các nội dung cho tiết học này nên phân bố theo từng cấp độ nhận thức và phải phù hợp với trình độ của học sinh trong mỗi lớp. Có thể soạn hệ thống câu hỏi ôn tập cho tiết này theo trình tự sau: 1/ Tự kiểm tra: + Nêu trình tự các bước đo độ dài của một vật. + Nêu cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước có hình dạng phức tạp. + Khối lượng của một vật cho ta biết gì. Đơn vị khối lượng thường dùng. + Thế nào là hai lực cân bằng? Khi tác dụng lực lên một vật nó thường gây ra những biến đổi nào? + Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực. Đơn vị lực.B. Thể tích nước trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào.2/ Vận dụng:* Trắc nghiệm: A. 23,8 cm ; B. 23,9 cm ; C. 24 cm ; D. 24,1 cmA. Thể tích nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào. Câu 1: Đo chiều dài của SGK Vật lý 6 bằng thước đo có GHĐ là 30cm và ĐCNN là 2mm. Kết quả nào ghi sau đây là đúng ?Câu 2: Khi sử dụng bình tràn, bình chứa và bình chia độ để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật rắn bằng:C. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.D. Cả 3 phương án A, B, C đều sai.Câu 3: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ?2. Lực do dòng nước đẩy thuyền trôi và lực do sợi dây neo thuyền lại là hai lực cân bằng.1. Khối lượng của một hộp kẹo chỉ số kẹo trong hộp đó.Đ SĐ S3. Lực làm cho vật đang chuyển động chậm dần rồi dừng lại.Đ S4. Nếu không chịu tác dụng của không khí thì vật nặng rơi theo phương thẳng đứng, còn nếu chịu tác dụng của không khí thì vật nặng có thể rơi theo phương không thẳng đứng.Đ S * Tự luận: Bài 1: Em hiểu các con số sau như thế nào ?A. Cà Mau 36 Km ( Biển báo cột cây số trên đường quốc lộ).B. 0,5 lít ( Ghi trên vỏ chai nước khoáng)C. 200g ( Ghi trên vỏ gói kẹo). Bài 2: Treo một vật nặng bằng một sợi dây.a) Có những lực nào tác dụng lên vật? Tại sao vật có thể đứng yên?b) Khi cắt dây thì có hiện tượng gì xãy ra? Tại sao ? Bài 3: Một cái tháp nhỏ và đặc bằng sứ được để chìm trong một bể cá cảnh có dạng hình hộp chữ nhật. Chỉ cần dùng một thước đo độ dài có ĐCNN phù hợp là xác định được thể tích của cái tháp đó, em hãy trình bày cách làm trên.- Tùy theo nội dung bài học cần phải có hoạt động nhóm, giáo viên nên phân công các nhóm học tập từ trước để không mất thời gian ở tiết học phải thực hiện khâu này. - Khi học sinh đã có được hệ thống câu hỏi ôn tập trước thì giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị trước, ghi chép ra những điều chưa hiểu, những câu chưa làm được để đến lớp trao đổi thêm với bạn bè hoặc hỏi thêm giáo viên. - Để có nội dung phù hợp và mang tính hệ thống đúng đặc trưng của kiểu bài ôn tập, tổng kết giáo viên phải có sự lựa chọn trước các câu hỏi hoặc bài tập khác nhau, để yêu cầu học sinh phải thực hiện trong tiết học đó mà không nhất thiết phải làm hết tất cả nội dung mà sách giáo khoa trình bày trong bài ôn tập hoặc tổng kết. Trong đó bao gồm:Các bài tập từ đơn giản đến phức tạp.Các bài tập định tính, bài tập tính toán, các bài tập trắc nghiệm khách quan về các vấn đề lý thuyết ( Mức độ biết và hiểu) và các bài tập tự luận ( thường là các bài tập tính toán hoặc giải thích một vấn đề nào đó).Các bài tập có nhiều cách giải khác nhau.Các bài tập để ra thêm cho học sinh khá và giỏi, trong khi chờ đợi các học sinh khác chưa giải xong bài tập mà giáo viên ra chung cho cả lớp hoặc kết hợp chung trong một bài tập nhưng những câu hỏi này phải nằm ở ý cuối của bài. Chú ý: Đối với các tiết ôn tập mà kiến thức cần được củng cố chủ yếu là các câu hỏi lý thuyết và bài tập định tính thì hệ thống câu hỏi ôn tập phải được chọn lọc như là một bài tập lớn có liên quan mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau theo một trình tự logic. Do đó khi lựa chọn nội dung cho tiết ôn tập này chúng ta ra khoảng từ 5 đến 7 câu trắc nghiệm và từ 3 đến 5 bài tập định tính (những câu hỏi thực tế) và tuân theo một quy trình như sau: Yêu cầu trên là rất quan trọng để tiết học thành công, nếu giáo viên và học sinh có sự chuẩn bị tốt phần này thì nội dung tiết học sẽ đảm bảo được về mặt thời gian và tiết học sẽ phong phú, sôi nổi hơn. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng * Bước 2: Lên lớp Hoạt động 1: Phần đầu của tiết học khoảng 15 đến 20 phút, giáo viên đề nghị học sinh cả lớp hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã được học, đồng thời kết hợp giải khoảng từ 5 đến 7 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, sau khoảng 10 phút giáo viên đề nghị các nhóm tự đặt câu hỏi để mời nhóm khác trả lời, khi đặt câu hỏi lưu ý HS kết hợp một câu hoặc một ý trong phần tự kiểm tra kết hợp với một câu trắc nghiệm. Nhóm đặt câu hỏi phải nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. Trong các trường hợp có sự không thống nhất giữa hai nhóm thì giáo viên yêu cầu một nhóm khác bỗ sung. Trong trường hợp nếu lớp học đó có ý thức tự học cao, chất lượng tương đối đồng đều, thì ngay từ đầu tiết học giáo viên chỉ cần đặt vấn đề và yêu cầu học sinh nêu những khó khăn khi làm các câu hỏi loại này, bài nào chưa làm được, câu hỏi nào còn thắc mắc thì đứng tại chỗ trao đổi chung cho cả lớp và nhờ sự giúp đỡ ở bạn bè hoặc giáo viên. Nếu câu hỏi nào khó thì giáo viên trợ giúp hoặc gợi ý để học sinh cả lớp cùng tập trung trả lời. Kết thúc phần câu hỏi này giáo viên chỉ cần kiểm tra xác suất khoảng 2 em trả lời 2 câu hỏi bất kỳ trong số những câu hỏi chưa đưa ra thảo luận là hoàn thành nội dung trả lời những câu hỏi lý thuyết này. Nếu giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm cùng thảo luận để đưa ra phương án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên thì khi trình bày kết quả nên để các nhóm cử đại diện trả lời và các nhóm khác đánh giá, nếu cần thiết giáo viên có thể gợi ý để các nhóm tranh luận với nhau khi không đồng nhất phương án lựa chọn. Trong thời gian làm các câu hỏi thuộc dạng này giáo viên có thể dùng phương pháp “ Công não” để trả lời khoảng 2 đến 3 câu nhằm thay đổi không khí học tập của lớp ( nên dùng cho những câu hỏi mà học sinh có sự lựa chọn khác nhau về phương án của mình). * Ví dụ: Trong cùng một câu hỏi, có từ 2 học sinh chọn hai phương án trả lời khác nhau trong đó có 1 học sinh chọn đúng, sau khi không còn học sinh nào cho thêm phương án khác giáo viên đặt vấn đề: Trong hai phương án trả lời trên có một đáp án đúng, vậy có bao nhiêu em chọn đáp án của bạn thứ nhất, bao nhiêu em chọn đáp án của bạn thứ hai ? Sau khi học sinh giơ tay lựa chọn giáo viên ghi lại số lượng học sinh lựa chọn ở mỗi phương án lên bảng. Lúc này không khí học tập của lớp sẽ sôi nổi hơn, học sinh cả lớp sẽ tập trung hơn để xem nhóm nào thắng. Khi đó giáo viên sẽ hỏi đại diện mỗi nhóm giải thích tại sao lại chọn phương án đó, cuối cùng giáo viên thông báo kết quả cuối cùng.+ Hoạt động 2: Tiếp theo giáo viên đề nghị học sinh cả lớp cùng giải khoảng 2 đến 3 bài tập tự luận, tùy theo số bài và trình độ học sinh mà ấn định thời gian cho phù hợp. Các bài tập tự luận định tính hay định lượng tùy theo từng chương, từng phần hoặc khối lớp để lựa chọn. Khi chọn ra các bài tập nên đi từ đơn giải đến phức tạp sao cho phù hợp và có tác dụng phát triển ở nhiều đối tượng học sinh năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng một cách tích cực và sáng tạo trong việc giải các bài tập này. Cần lưu ý trước khi học sinh tự giải mỗi bài tập có tính tổng hợp, giáo viên nên yêu cầu 1 đến 2 em phải nêu được những kiến thức cần phải vận dụng để giải bài tập đó. Yêu cầu này sẽ giúp học sinh hệ thống được kiến thức có liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Giáo viên để cho từng học sinh tự lực giải mỗi bài tập tự luận hoặc theo nhóm trong khoảng thời gian cho phép và phù hợp với mức độ khó, dễ của bài, sau đó đề nghị một học sinh đứng tại chỗ trình bày cách giải hoặc nêu đáp số trước cả lớp ( nêu ngắn gọn) và đề nghị các học sinh khác nhận xét cách giải của học sinh này cũng như nêu phương án giải của mình nếu có. Nếu việc tìm ra cách giải khác là khó đối với học sinh thì giáo viên nên tổ chức thảo luận theo nhóm để mỗi nhóm đề xuất cách giải khác. Sau đó một vài nhóm trình bày cách giải này cho cả lớp. Các nhóm khác nhận xét và đánh giá ưu, nhược điểm của cách giải này Đối với học sinh khá, giỏi sẽ giải mỗi bài tập xong trước các học sinh khác, giáo viên có thể đề nghị các em này tìm cách giải khác hoặc giải một bài tập khác có phần phức tạp hơn mà giáo viên đã có sự chuẩn bị. + Hoạt động 3: Cuối mỗi bài, giáo viên tổng kết và nêu cách giải hợp lý và ngắn gọn nhất cũng như đáp số đúng của bài tập đó. Chú ý: Không nên coi tiêt ôn tập là một tiết dạy học làm bài tập trong đó không có sự trao đổi, thảo luận của các học sinh trong quá trình giải mỗi bài tập, từng học sinh loay hoay giải bài tập, sau đó giáo viên trình bày lời giải của mình trên bảng và cho học sinh ghi lại, cách dạy học như vậy sẽ rất tẻ nhạt, nhàm chán không chỉ với học sinh khá, giỏi mà ngay cả đối với học sinh yếu kém vì không có tác dụng giúp các em hiểu sâu sắc hơn các kiến thức và kỹ năng cần vận dụng, không giúp họ phát triển khả năng tự lực, tích cực và sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống mà bài tập đề ra. 2/ Ưu điểm và hạn chế khi áp dụng phương pháp trên: Ưu điểm: - Rèn luyện ở học sinh ý thức về sự cần thiết phải có sự chuẩn bị những kiến thức cơ bản để cùng tham gia trao đổi, thảo luận trên lớp hay trong những hoạt động học tập ngoài tiết học. - Từng học sinh của lớp đều phải thực hiện các hoạt động giải bài tập, nghĩa là phải vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các tình huống cụ thể khác nhau. Do đó giúp các em hiểu rõ hơn cũng như củng cố và khắc sâu các kiến thức và kỹ năng này. - Phân loại được học sinh trong lớp về trình độ vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học. Nhờ đó giáo viên có thể ghi nhận học sinh nào còn yếu, học sinh nào khá, giỏi để có kế hoạch giúp đỡ phù hợp và có hiệu quả trong từng tiết bài tập, ôn tập và trong toàn bộ quá trình dạy học sau đó.- Tạo ra cơ hội để học sinh trao đổi, thảo luận nhóm (Đặt câu hỏi và nhận xét với nhau, tìm các cách giải khác) . Qua đó phát triển ở học sinh tinh thần hợp tác, phê phán và sáng tạo trong học tập.Hạn chế: - Để tổ chức tốt một tiết ôn tập có hiệu quả thì trước hết giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị tương đối công phu, sao cho các bài tập được lựa chọn để yêu cầu học sinh thực hiện trên lớp phải có tác dụng phát triển ở học sinh khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các tình huống cụ thể ở mỗi bài tập, nghĩa là để giải được bài tập này học sinh phải tích cực và sáng tạo. Nói cách khác là trong những bài tập để ôn tập thì nội dung của nó phải phủ kín toàn bộ những kiến thức cơ bản của các phần hoặc chương đã được học và phù hợp với mọi trình độ học sinh của lớp. Điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải nắm vững trình độ học sinh ở mỗi lớp để từ đó đề ra nhưng phương án hợp lý trong việc lựa chọn những kiến thức để đưa vào tiết học.- Giáo viên một mặt cần chọn các bài tập để tạo ra cơ hội cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, tạo ra các tương tác giữa học sinh với học sinh và giữa giáo viên với học sinh, nhưng mặt khác làm việc theo nhóm lại đòi hỏi có nhiều thời gian nên sẽ rất hạn chế trong khoảng thời gian 45 phút của một tiết học. Mâu thuẩn này đòi hỏi giáo viên có sự cân đối thời gian sao cho hợp lý các hoạt động học tập của học sinh, trong đó tùy theo từng đối tượng học sinh của mỗi lớp mà ưu tiên loại hoạt động nào. III/ VÍ DỤ MINH HỌA GIÁO ÁN TIẾT DẠY TỔNG KẾT CHƯƠNG VẬT LÝ 9.Tuần 20 – Tiết 10 Tên bài: ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌCA/ MỤC TIÊU : - Tự ôn tập và tự kiểm tra được những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của toàn bộ chương I.- Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng để giải các bài tập trong chương.- Có ý thức về sự chuẩn bị, tinh thần hợp tác, tính cẩn thận và sự chính xác trong quá trình làm bài tập B/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Phân công nhóm học tập từ tiết học trước đó.- Chuẩn bị các phương án trợ giúp khi học sinh trả lời các câu hỏi từ câu thứ 1 đến câu thứ 6 trong phần tự kiểm tra- Phần trắc nghiệm khách quan từ câu 12 đến hết câu 16 - Hai bài tập sau để củng cố và khắc sâu thêm kiến thức thuộc nội dung của tiết ôn tập. Bài 1: Giữa hai điểm A và B của một mạch điện có hiệu điện thế UAB= 12V không đổi, người ta mắc nối tiếp hai điện trở R1=10 Ω và R2=6 Ω a) Tính điện trở tương đương của mạch điện và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.b) Mắc thêm một điện trở R3= 3Ω song song với điện trở R2. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và trong mạch chính lúc này.c) Nếu cho R3= 0 thì mạch điện lúc này có dạng như thế nào. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính trong trường hợp này.Bài 2: Một biến trở có điện trở lớn nhất là 50 Ω được quấn bằng dây nikêlin có S=0,1mm2 và có p= 0,4.10-6 Ωm a) Tìm chiều dài của dây nikêlin b) Đặt biến trở ở giá trị Rx=30Ω và mắc nối tiếp với 1điện trở R=10Ω rồi đặt vào 2 đầu đoạn mạch này một hiệu điện thế U= 12V. Vẽ sơ đồ mạch điện và tìm hiệu điện thế giữa 2 đầu dây của biến trở khi đó.c) Có thể điều chỉnh con chạy của biến trở để cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị là 0,15A được không? Vì sao? * Học sinh:- Làm trước ở nhà phần tự kiểm tra từ câu số 1 đến hết câu số 6- Làm phần vận dụng trắc nghiệm khách quan từ câu số 12 đến hết câu 16- Xem lại các bài tập định lượng có liên quan đến kiến thức thuộc các câu từ 1 đến 6.C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:GV yêu cầu lớp phó học tập nêu tình hình chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp thông qua vở soạn của từng học sinh. Giáo viên có thể nhắc nhỡ những tổ chuẩn bị chưa tốt (nếu có)- Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viênI/HỆ THỐNG HOÁ LẠI CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC :TRỢ GIÚP CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HSGHI BẢNGHOẠT ĐỘNG 1 (1phút): Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài của cả lớpC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:Thông qua 6 câu hỏi phần tự kiểm tra và 5 câu trắc nghiệm khách quan trong phần vận dụng, giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm tự đặt câu hỏi thuộc các câu trên để kiểm tra phương án trả lời của các nhóm khác. Lưu ý học sinh mỗi lần hỏi một nhóm không quá 1 câu trong phần tự kiểm tra và 1 câu trắc nghiệm khách quan.- Các nhóm sau khi trao đổi và thống nhất các phương án trả lời những nội dung theo yêu cầu của giáo viên thì phân công đại diện đặt câu hỏi cho nhóm khác những ý mà nhóm muốn tham khảo kết quả.+ I=U/R+ R=U/I với một dây dẫn, R không đổi khi U thay đổi+ R1nt R2+ R1//R2+TRỢ GIÚP CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HSGHI BẢNGHOẠT ĐỘNG 2 (15 phút): Học sinh hoạt động theo nhóm.C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:TRỢ GIÚP CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HSGHI BẢNG GV điều khiển quá trình hỏi và trao đổi về phương án trả lời giữa các nhóm, trong trường hợp các nhóm không đồng nhất kết quả về chọn phương án trả lời câu hỏi giáo viên có thể sử dụng phương pháp “công não” để nắm kết quả lựa chọn của cả lớp, qua đó có thể kết luận cuối cùng và ghi bảng kết quả đúng nhất.- Sau khi học sinh đã thảo luận xong giáo viên chốt lại những nội dung cơ bản nhất và nhận xét ý thức, tinh thần tham gia thảo luận của mỗi tổ, biểu dương những tổ có ý thức học tập tốt nhất.- Các nhóm có thể tranh luận với nhau về phương án trả lời nếu nhóm được hỏi trả lời chưa chính xác hoặc khác với phương án trả lời của nhóm mình.Kết quả câu hỏi trắc nghiệm.12/ C13/ B14/ D15/ A16/ DC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:TRỢ GIÚP CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HSGHI BẢNGHOẠT ĐỘNG 3 (25
File đính kèm:
- Chuyen_de_day_hoc_kieu_bai_on_taptong_ket_monVat_li.ppt