Huớng dẫn học sinh khối 9 trường PTDTNT nước oa huyện Bắc Trà My bước đầu nâng cao kỹ năng làm thí nghiệm trong giờ thực hành hoá học

 Trang bị và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo phương pháp mới,theo bộ môn học, đặc biệt là môn hoá học là xu thế phát triển của các nước tiên tiến.Trong đó nước Việt Nam ta đang trên đà đổi mới và phát triển để theo kịp với xu thế của thời đại.

 Vì vậy Đảng và nhà nước ta đã đầu tư cho giáo dục,coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.Trong nhiều năm qua, đã đầu tư xây cơ sở hạ từng, biên soạn và thay sách giáo khoa. Đặc biệt là đầu tư, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tư duy tích cực, đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất ,thiết bị dạy học hiện đại.

 Trong đó có môn hoá học. Đây là một trong những môn khoa học thực nghiệm, tri thức chủ yếu được hình thành trên cơ sở quan sát,thí nghiệm và thực hành.

 

doc15 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Huớng dẫn học sinh khối 9 trường PTDTNT nước oa huyện Bắc Trà My bước đầu nâng cao kỹ năng làm thí nghiệm trong giờ thực hành hoá học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 triển giáo dục của quá trình dạy- học. Thí nghiệm là cơ sở của quá trình học hoá học và để rèn luyện kỹ năng thực hành. 
 Thông qua thí nghiệm các em học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn. Thí nghiệm được sử dụng là nguồn gốc,là xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lý thuyết. Thí nghiệm còn có tác dụng tư duy, giáo dục, củng cố niềm tin khoa học đối với các em, giúp các em hình thành những đức tính tốt của người lao động mới.
 Được sự cho phép của tổ chuyên môn, tinh thần đóng góp, ủng hộ tích cực của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn, tự tin áp dụng và nâng cao đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 9 TRƯỜNG PTDTNT NƯỚC OA HUYỆN BẮC TRÀ MY BƯỚC ĐẦU NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM THÍ NGHIỆM TRONG GIỜ THỰC HÀNH HOÁ HỌC”.
4/Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
 Do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau của trường PTDT Nước Oa Huyện nơi tôi đang công tác- Số lớp ít , đối tượng các em đều là người dân tộc thiểu số do đó đề tài tôi chỉ giới hạn, áp dụng cho các em học sinh khối 9 trường PTDTNT huyện có kỹ năng, thao tác thực hành,bước đầu nâng cao và học tốt môn hoá học. Nếu mở rộng hơn có thể áp dụng cho lớp 9 các trường trên địa bàn huyện Bắc Trà My nói chung.
III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1/Đặc trưng bộ môn: 
-Môn hoá học chứa đựng cả một kho tàng kiến thức thực nghiệm ,phong phú,hấp dẫn dễ kích thích tính tò mò,ham khám phá của học sinh.
-Môn hoá học là môn khoa học thực nghiệm. Tri thức được hình thành trên cơ sở thực hành, quan sát thí nghiệm thực hành .
 + Nhờ đó giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các vật chất, giải thích được các bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống.
 +Nhờ thí nghiệm mà con người có thể thiết lập được những quá trình mà trong tự nhiên hoàn toàn không có được . Kết quả tạo ra chất mới.
+Thí nghiệm còn giúp học sinh vận dụng những quá trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nhà trường vào phạm vi rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của con người. 
2/Quan điểm lý luận:
-Hình thành phương pháp học thực hành bộ môn.
-Sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực trong giờ thực hành:
 +Giáo viên hướng dẫn thí nghiệm và làm thí nghiệm biểu diễn.
 +Thí nghiệm thực hành của học sinh.
-Những thí nghiệm trong chương trình:
+Thí nghiệm tìm hiểu tính chất hoá học của một số hợp chất nhôm,sắt 
+Thí nghiệm về mối quan hệ của các loại hợp chất vô cơ:
*Thí nghiệm tính chất hoá học của oxit và axit.
*Thí nghiệm về tính chất hoá học của bazơ và muối.
+Thí nghiệm về tính chất của một số hợp chất hữu cơ:
*Thực hành tính chất của hợp chất hợp chất hiđrocacbon: metan,etilen
*Thực hành tính chất của hợp chất dẫn xuất của hiđrocacbon: rượu etylic, axit axetic,gluxit
+Một số thí nghiệm thực hành mang tính chất tổng hợp và nâng cao:
*Thí nghiệm nhận biết tính chất của một số kim loại: Fe,Zn.Al
*Thí nghiệm nhận biết một số muối: 
 Ví dụ: Nhận biết natri cacbonat và natriclorua.
*Thí nghiệm nhận biết ba hoá chất mất nhãn chứa trong 3 ống nghiệm:
 Ví dụ: Có 3 ống nghiệm lần lượt chứa 3 hoá chất sau: H2SO4, Na2SO4,NaCl
 Một số thí nghiệm các em đã làm quen ở chương trình lớp 8,một số chất rất quen thuộc với các em và nhiều chất được sử dụng trong đời sống hàng ngày.
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Thực trạng về cơ sở vật chất cũng như việc học thực hành hoá học của học sinh trường PTDTNT Nước Oa huyện:
1/Thuận lợi:
-Trường PTDTNT Nước Oa huyện là một trường chuyên biệt nên được sự quan tâm rất lớn của các cấp. Trường được đầu tư cơ sở vật chất,hệ thống phòng thí nghiệm, thiết bị hoá chất khá đầy đủ.
-Giáo viên rất thuận lợi trong việc chuẩn bị dụng cụ hoá chất và tiến hành dạy các tiết thực hành.
_Đa số các em học sinh đều đi học đúng độ tuổi, thích học các môn học thực nghiệm như hoá học,sinh học
-Các em đều ở nội trú rất thuận lợi cho giáo viên tổ chức, học tập các tiết thực hành.
-Các em rất có hứng thú học tập bộ môn. Nhất là tích cực học trong tiết thực hành môn hoá học.
2/Những khó khăn:
-Hệ thống phòng thực hành vừa mới xây dựng khang trang nhưng hệ thống nước không sử dụng được, việc bố trí chỗ ngồi của học sinh chưa hợp lý nên khi thực hành học sinh khó quan sát trên bảng.
-Một số hoá chất,dụng cụ hư hỏng, qua năm năm sử dụng nhà trường chưa kịp thời bổ sung nên cũng gây nhiều khó khăn cho tiết thực hành.
-Đa số đối tượng là các em dân tộc thiểu số, quá trình tiếp thu của các em hạn chế, hay quên do đó hiệu quả của tiết thực hành cũng chưa cao.
-Các em chưa mạnh dạn trong thực hành:
+ Khi làm học thì tự thí nghiệm theo cách của mình, nhiều em vẫn chưa theo dõi các hướng dẫn thực hành của giáo viên nên dễ gây nguy hiểm, không an toàn trong tiết thực hành. 
 Nên giáo viên từng bước, uốn nắn,nâng cao dần trong từng tiết dạy thực hành hoá học gặp rất nhiều khó khăn.
+Học sinh vẫn khó nhất là phần giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra được kết luận.
+Mặt khác các em còn chậm về việc viết tường trình thí nghiệm sau mỗi tiết học.
-Nhìn chung các em còn vụng về, lúng túng trong thí nghiệm. Chưa có ý thức tự giác , tự quản trong giờ thực hành, gây lộn xộn, mất trật tự trong giờ học thực hành.
-Do đó nhiều tiết thực hành chưa đảm bảo thời gian, tiết học thực hành chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
 Nhìn chung đề tài này không mới mà mới. Bởi vì các giáo viên chỉ chú trọng đến những tiết lý thuyết, giải bài tập. Còn tiết thực hành dạy bình thường như những tiết học khác, nhiều trường chưa có phòng bộ môn giáo viên còn dạy chay hoặc là giải bài tập cho học sinh. Do vậy đề tài này của tôi về mảng này chưa được các đồng nghiệp khác khai thác. 
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1/Gỉa thiết:
Để tiết học thực hành môn hoá học đạt hiệu và từng bước nâng cao được kỹ năng thực hành của học sinh, tôi đưa ra hướng giải quyết sau:
-Soạn tiết thực hành với nội dung kiến thức và phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, chính xác.
-Soạn nội qui phòng thí nghiệm thành bảng treo ở phòng thực hành, hướng dẫn các em cụ thể,yêu cầu các em học thuộc nội qui.
-Hướng dẫn các em các qui tắc đảm bảo an toàn thí nghiệm, đây là yêu cầu hàng đầu đối với mọi thí nghiệm cụ thể:
 +Giáo viên phải xác định ý thức trách nhiệm cao về sức khoẻ và tính mạng của học sinh.
 +Mặt khác, giáo viên phải nắm chắc kỹ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm.
 Ví dụ: Trước khi đốt khí hiđro, mêtan đều phải thử thử độ tinh khiết của chúng.
+Khi thí nghiệm với chất độc hại phải có biện pháp bảo hiểm.
+Không để cho học sinh dùng quá liều lượng hoá chất dễ cháy và dễ nổ, gây nguy hiểm cho học sinh.
+Những thí nghiệm nguy hiểm, giáo viên làm biểu diễn, phải đảm bảo kết quả tốt để gây hứng thú học tập và cũng cố niềm tin của học sinh vào môn học.
-Giáo viên phải làm thử thí nghiệm trước khi hướng dẫn các em thực hành, để khắc phụcvà lường trước những khó khăn khi học sinh làm thí nghiệm.
-Những thí nghiệm độc, hại và khó, giáo viên biểu diễn để các em quan sát.
-Những thí nghiệm chất độc bay hơi, giáo viên hướng dẫn các em làm thí nghiệm, quay ống nghiệm xuôi theo chiều gió.
-Nếu lý do khánh quan nào đó thí nghiệm không thành công. Giáo viên bình tĩnh kiểm tra lại các bước tiến hành, tìm hiểu nguyên nhân và giải thích cho học sinh rõ.
-Để đảm bảo tính trực quan,khi chuẩn bị thí nghiệm giáo viên cần lựa chọn các dụng cụ và hướng dẫn các em dùng lượng hoá chất thích hợp.
 +Như chọn các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, đảm bảo tính khoa học, sư phạm, mĩ thuật.
+Hướng dẫn các em các phương án thí nghiệm đơn giản, tiết kiệm hoá chất, dễ thành công và đảm bảo an toàn cho học sinh. 
-Trước khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên nên giúp học sinh tìm hiểu về cấu tạo,công dụng và cách sử dụng các dụng cụ.
-Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, để thu hút sự chú ý của học sinh vào việc quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra, giáo viên đặt câu hỏi ở các giai đoạn khác nhau của thí nghiệm để học sinh quan sát và chú ý đến kết quả của thí nghiệm.
-Giáo viên hướng sự chú ý của học sinh vào sự quan sát những hiện tượng cơ bản nhất của thí nghiệm liên quan đến nội dung bài học.
-Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm toàn lớp bằng cách phân thành các nhóm thực hành, mỗi nhóm đều có nhóm trưởng ,nhóm phó. Các học sinh trong nhóm đều phải làm thí nghiệm.
-Giáo viên thường xuyên rèn luyện cho học sinh kỹ năng, nhận thức và phân tích những dấu hiệu và hiện tượng cụ thể bằng kinh nghiệm của riêng mình và thu hút mọi khả năng của học sinh vào nhận thức đối tượng.
-Giáo viên hướng dẫn thí nghiệm thực hành của học sinh có thể tiến hành theo hai phương pháp:
 +Phương pháp minh hoạ: Giáo viên cho học sinh biết hiện tượng xảy ra,mô tả thí nghiệm và hướng dẫn phương pháp tiến hành. Học sinh làm thí nghiệm để khẳng định về mặt thực nghiệm.( phương pháp này chỉ sử dụng phù hợp với các em học sinh lớp 8,bước đầu làm quen với thí nghiệm thực hành.)
 +Phương pháp nghiên cứu: giáo viên đặt câu hỏi,với sự hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ hoá chất và dụng cụ thí nghiệm cần thiết, giáo viên hướng dẫn tự học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm. Trong khi tiến hành thí nghiệm giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng xảy ra. Sau thí nghiệm học sinh viết phương trình phản ứng và rút ra kết luận.
 Thí nghiệm bằng phương pháp này kích thích hoạt động tích cực của học sinh trong giờ thực hành hoá học hơn và tạo điều kiện phát triển kỹ năng làm việc độc lập của học sinh.
2/Thực nghiệm:
 2.1 : Quá trình cụ thể trong một tiết học thực hành hoá học thông thường được giáo viên thực hiện theo trình tự sau:
a/Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
-Lý thuyết
-Dụng cụ,hoá chất.
b/Yêu cầu học sinh nêu mục tiêu của bài thực hành
c/Tiến trình tiết thực hành:
Đối với từng thí nghiệm: giáo viên gọi học sinh nêu cách tiến hành, giáo viên nhắc nhỡ, bổ sung thêm.
-Học sinh tiến hành thí nghiệm.
-Giáo viên theo dõi việc làm của các nhóm và uốn nắn sai sót khi cần thiết.
-Sau mỗi thí nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm nêu nhận xét, kết luận.
d/Học sinh hoàn thành bảng tường trình nộp cho giáo viên vào cuối buổi thực hành.
e/Cuối tiết thực hành giáo viên nhận xét tinh thần học tập, thái độ và vệ sinh phòng thí nghiệm.
 *Qua hai tiết thực hành đầu năm: Bài thực hành 01 và bài thực hành 02 hoá 9. Tôi thực hiện cách dạy bình thường của một tiết thực hành. Hơn 70% học sinh biết làm thí nghiệm. Mặc dù các em vẫn còn lúng túng ở một số khâu của quá trình thí nghiệm. Một số thí nghiệm các em nhận xét hiện tượng đúng nhưng viết phương trình còn sai sót. Nhưng tôi vẫn mạnh dạn bước đầu nâng cao dần kỹ năng thực hành ở những bài sau. 
 2.2: Áp dụng đề tài vào việc hướng dẫn các em làm thí nghiệm trong giờ thực hành:
 Minh hoạ cụ thể trong một tiết thực hành như sau:
TIẾT 20: BÀI THỰC HÀNH O3
 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
a/Sự chuẩn bị của giáo viên: dụng cụ và hoá chất thí nghiệm đầy đủ cho các nhóm ,cũng như làm thử thí nghiệm trước nếu cần .
b/Tiến trình tiết thực hành:
 *Kiểm tra lý thuyết:
-GV: Gọi đại diện một nhóm trình bày nội qui phòng thí nghiệm, đặc biệt một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
-GV: +Chỉ đại điện nhóm nhắc lại tính chất hoá học của nhôm và sắt.
-GV: Ghi vào góc phải của bảng.
 *GV: Nêu mục tiêu của tiết thực hành
-GV: Gọi học sinh nhắc lại mục tiêu của tiết thực hành.
*GV:Giới thiệu thí nghiệm 1: TÁC DỤNG CỦA NHÔM VỚI OXI
 -GV: Thí nghiệm này giúp các em các em biết được điều gì? 
*GV: Đặt câu hỏi trước khi làm thí nghiệm:
-Em hãy nêu dụng cụ và hoá chất để tiến hành thí nghiệm này?(giá ống nghiệm 1, đèn cồn , mãnh giấy cứng bằng ½ tờ giấy khổ A4( có thể thay bằng ống hút nhỏ giọt khô); hoá chất:bột nhôm).
- GV: Gọi đại diện nhóm nêu cách tiến hành thí nghiệm?
-GV:Bổ sung bằng cách treo bảng phụ lên bảng cách tiến hành thí nghiệm cụ thể( hoặc giới thiệu lại cách tiến hành thì nghiệm).
-GV:Lưu ý các em chú ý quan sát hiện tượng sắt cháy trong không khí( có oxi) như thế nào,trạng thái màu sắc của chất tạo thành ra sao?
-GV: Nhôm có vai trò gì trong phản ứng?
-Đồng thời GV lưu ý qui tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm.
+Khi tiến hành thí nghiệm cả nhóm đứng dậy với tư thế sẵn sàng ,gấp sách vở lại để hoá chất không rơi vào.
+Không rờ tay trực tiếp vào hoá chất.
+GV: nhắc các em khum tờ giấy chứa bột nhôm,gõ nhẹ để bột nhôm rơi đều và từ từ trên ngọn lửa đèn cồn. Điều chỉnh khoảng cách từ tờ giấy đến ngọn lửa đèn cồn để bột nhôm rơi gần ngọn lửa nhưng không để bột nhôm rơi vào bức đèn cồn,trách để giấy bị cháy.
+Không dùng miệng thổi đèn cồn
+Khi đốt , để ống nghiệm xuôi theo chiều gió không hướng vào người các bạn.
+Không để hoá chất dính vào người vào quần áo,sách vở các bạn.
+Giữ im lặng,tiến hành thí nghiệm cẩn thận, gọn gàng theo cách hướng dẫn của giáo viên.
-GV: Khẳng định để các em yên tâm, đây là những thí nghiệm không nguy hiểm,các nhóm cẩn thận tiến hành theo từng bước.
* GV: Theo dõi việc làm của các nhóm,uốn nắn,nhắc nhỡ những thiếu sót của các em.
+GV:Nhắc các quan sát hiện tượng xảy ra, trạng thái màu sắc của chất tạo thành,giải thích và viết PTHH,ghi chép cụ thể.
*GV: Đặt câu hỏi để định hướng,gợi mở để các em dễ quan sát hiện tượng xảy ra.
+Nhôm cháy trong không khí như thế nào?
+Chất tạo thành có màu gì?chất đó là gì? Trạng thái?
+ Phản ứng có toả nhiệt không?
+GV: Gọi các nhóm nhận xét,nêu kết luận.
+Mời đại điện các nhóm lên viết PTHH.
GV: Trong PTHH trên nhôm đống vai trò gì?
*Tương tự hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm 2:TÁC DỤNG CỦA SẮT VỚI LƯU HUỲNH:
 -GV:Yêu cầu các nhóm nêu dụng cụ và hoá chất để làm thí nghiệm này?( ống nghiệm,giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, đèn công, bột lưu huỳnh,bột sắt) 
-GV: Gọi học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm?
GV: Hướng dẫn các em từng bước cụ thể bằng cách minh hoạ trên dụng cụ.
-GV: Yêu cầu các nhóm tiếp tục tiến hành thí nghiệm 2.
-GV: Tiếp tục đặt câu hỏi gợi ý để các em dễ rút ra kết luận.
+ Em hãy cho biết màu sắc của bột săt, bột lưu huỳnh,hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh trước khi phản ứng?
+Khi thử nam châm vào hỗn hợp sắt lưu huỳnh,quan sát có hiện tượng gì?
+Em hãy cho biết màu sắc của chất tạo thành sau phản ứng?
+Khi đưa nam châm vào hỗn hợp sau phản ứng có hiện tượng gì xảy ra không? So sánh ban đầu?
-GV: Theo dõi các nhóm thực hành,uốn nắn sai sót và đặt câu hỏi tiếp:
-GV: Vì sao ta phải làm với lượng nhỏ lưu huỳnh và sắt?
-GV: Mời các nhóm nhận xét và viết phương trình hoá học.
*GV: Gợi ý: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm bên trong hõm đế sứ của giá thí nghiệm: Cho khoảng nữa thìa nhỏ hỗn hợp bột lưu huỳnh và bột sắt vào hõm lớn của đế sứ giá thí nghiệm. Đốt nóng đỏ đầu đũa thuỷ tinh rồi cho tiếp xúc với đầu đũa trên.Phản ứng xảy ra rất mạnh,toả nhiều nhiệt.
 -GV: Vậy qua những thí nghiệm trên, đã cũng cố những kiến thức nào mà em đã học?
*GV: Thiếu thiệu thí nghiệm 3: Thí nghiệm nâng cao kỹ năng thực hành của học sinh:NHẬN BIẾT KIM LOẠI NHÔM VÀ SẮT.
-GV:Có bột hai kim loại: sắt nhôm đựng trong hai lọ khác nhau(không có nhãn).Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hoá học.
-GV:Gọi học sinh nêu dụng cụ,hoá chất để tiến hành thí nghiệm này(giá óng nghiệm, đũa thuỷ tinh,bột kim loại nhôm,sắt trong hai lọ riêng biệt,dung dịch NaOH,giấy lọc)
-GV: Gọi các nhóm nêu cách tiến hành thí nghiệm?
-Gv: Dùng dụng cụ hướng dẫn lại cách tiến hành.
-GV: Cần lưu ý: đây là một bài tập thực hành định tính,trước khi thực hành,giáo viên phải nhắc học sinh nhớ lại phản ứng đặc trưng của 2 kim loại trong hỗn hợp.
+ Al có phản ứng với dung dịch NaOH, còn Fe không có phản ứng với NaOH.
-GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng xảy ra? 
-GV: Cho biết nhận xét: ống nghiệm nào là Al, ống nghiệm nào là Fe?
-GV: Gọi đại diện lên viết phương trình minh hoạ
* GV: Hướng dẫn các em viết tường trình thí nghiệm theo các nội dung sau:
 +Tên thí nghiệm
 +Mô tả cách tiến hành thí nghiệm
 +Mô tả những hiện tượng đã quan sát được, nhận xét
 +Giải thích và kết luận,viết các phương trình phản ứng có liên quan.
*GV: Thu bài tường trình và cho các nhóm rửa sạch dụng cụ thí nghiệm,sắp xếp ngăn nắp các hoá chất và dụng cụ vào nơi qui định.
*GV: Nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của các em trong buổi thực hành.
 Những tiết thực hành sau tôi đều áp dụng tương tự như tiết thực hành này, qua theo dõi thì kết quả rất khả quan. Đa số các em đều chuẩn bị lý thuyết, khả năng phân biệt dụng cụ và hoá chất cần cho thí nghiệm. Khi giáo viên hỏi học sinh đều trả lời tốt. Nhất là thao tác thực hành các em thuần thục và nhuần nhuyễn hơn lớp 8 rất nhiều. Khả năng quan sát hiện tượng, nhận xét,giải thích, kết luận học sinh đạt trên 85%. Hơn 80% học sinh đều biết viết tường trình. Nề nếp nội qui trong phòng thí nghiệm các em thực hiện rất tốt.
VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1/Kết quả trước khi áp dụng đề tài:
- Kết quả theo dõi từ ngày 25/08/09 đến ngày 18/10/2009 cụ thể như sau:
Lớp
Sự chuẩn bị lý thuyết
KN phân biệt hoá chất
Thao tác thực hành
Kỹ năng QS hiện tượng –GT-KL
Mức độ thành công của TN
Hoàn thành bài tường trình
Thái độ hứng thú môn học
51
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9/1-25
13
52
10
40
14
56
9
36
56
10
40
15
60
9/2-26
16
61,5
14
53,8
17
63,4
14
53,8
69,2
14
53,8
17
65,5
K9
29
56,7
24
47
31
60,8
23
45,1
62,7
24
47
32
62,7
2/Kết quả sau khi áp dụng đề tài:
 Sau khi đã áp dụng đề tài vào giảng dạy trong giờ thực hành hoá, qua theo dõi và kiểm tra thực hành, chấm điểm bản tường trình hoá học. Tôi thấy kết quả rất tốt. Các em có hứng thú,yêu thích môn học, sôi nổi trong các tiết học thực hành hơn.
-Bảng thống kê được theo dõi và ghi chép từ ngày 18/10/09 đến 20/04/2010,kết quả như sau:
Lớp
Sự chuẩn bị lý thuyết
KN phân biệt hoá chất,dụng cụ
Thao tác thực hành
Kỹ năng QS hiện tượng –GT-KL
Mức độ thành công của TN
Hoàn thành bài tường trình
Thái độ hứng thú môn học
49
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9/1-23
17
73,9
19
82,6
20
86,9
17
73,9
75
20
76,9
19
82,6
9/2-26
20
76,9
23
88,5
23
88,5
20
76,9
88
24
92,3
23
88,5
K9
37
75,5
42
85,7
43
87,8
37
75,5
84
44
89,8
42
85,7
-Kết quả kiểm tra thực hành giữa học kì II:
Lớp
giỏi
Khá 
TB
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9/1
5
21,7
5
21,7
10
43,5
3
13
0
20
86,9
9/2
3
11,5
9
34,6
11
42,3
3
11,6
0
23
88,5
K9
8
16,3
16
30,8
21
42,8
6
12,2
0
0
44
89.8
 Nhìn vào kết quả sau khi đã áp dụng đề tài có nhiều tiến triển tốt đẹp.Giáo viên sẽ tiếp tục áp dụng đề tài này trong tiết học thực hành môn hoá học.
VII/ KẾT LUẬN:
 Để bước đầu giúp đỡ,nâng cao dần kỹ năng,thao tác thực hành cho các em học sinh khối 9 trong trường học tốt tiết thực hành hoá học. Tôi cũng mạnh dạn đưa ra minh hoạ một bài dạy thực hành với những phương pháp , giải pháp cụ thể và từng bước áp dụng đã có nhiều kết quả khả quan . Các em tiếp thu rất nhanh, kết quả học thực hành đạt hiệu quả cao rất nhiều so với trước kia khi chưa áp dụng đề tài. Đa số các em rất hào hứng và yêu thích môn học.
 *Cụ thể một số giải pháp tôi đã dùng trong tiết học thực hành môn hoá học:
-Hướng dẫn các em chuẩn bị lý thuyết liên quan đến bài thực hành.
-Hướng dẫn các em biết chuẩn bị dụng cụ hoá chất cho thí nghiệm cần làm.
-Thường xuyên kiểm tra việc học nội qui phòng thí nghiệm, qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
-Hướng dẫn các em làm thuần thục các thao tác thực hành trong các bài học thực hành.
-Giúp các em biết cách quan sát, giải thích hiện tượng và rút ra được kết luận.
-Các em đã làm quen và viết tốt các bản tường trình sau mỗi tiết thực hành.
-Biết giữ vệ sinh, thu dọn, vệ sinh dụng cụ thí nghiệm, để đúng nơi qui định sau khi kết thúc tiết thực hành.
 *Qua thực tế việc áp dụng đề tài vào việc dạy học, bản thân tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn:
-Khó khăn đầu tư nhiều thời gian cho bài soạn thực hành.
-Mất nhiều thời thời gian trong việc chuẩn bị dụng cụ,hoá chất cho tiết thực hành.
-Nhiều tiết các em tiếp thu chậm, không đảm bảo thời gian của tiết thực hành.
 Nhưng mặt thuận lợi lớn là trường có khá đầy đủ cơ sở vật chất để giáo viên đều giảng dạy và thực hiện tốt, có hiệu quả những tiết 

File đính kèm:

  • docSKKN HUYỀN N 2010.doc
Bài giảng liên quan