Hướng dẫn học sinh Lớp 2 làm dạng bài tập về tạo Lập từ và câu - Năm học 2016-2017 - Vũ Thị Hậu

4.3.2. Đối với dạng bài tập dựa vào tranh tìm từ tương ứng.

*Ví dụ 1: Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cáy cối) được vẽ dưới đây.

*Ví dụ 2: Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động.

 Ở những bài tập này, từ cần tìm không cho sẵn, học sinh cần dựa vào tranh mà gọi tên sự vật, hoạt động. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh làm bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh thật kĩ, suy nghĩ để tìm từ tương ứng đúng với sự vật, đúng với hoạt động đó.

 

doc36 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn học sinh Lớp 2 làm dạng bài tập về tạo Lập từ và câu - Năm học 2016-2017 - Vũ Thị Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ất trong vườn Phủ Chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường  chăm sóc cây, cho cá ăn.” ( nhà sàn, râm bụt, đạm bạc, tinh khiết, tự tay)
 ( Bài tập 1, trang 112 – Tiếng Việt 2 tập 2.)
3.2. Đối với giáo viên: 
- Khi dạy các bài tập về tạo lập từ và câu, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh tạo lập từ mới theo yêu cầu, từ các từ tạo lập câu một cách có ý thức. 
- Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh theo cấu trúc câu đơn thuần có sẵn trong sách giáo khoa mà chưa cung cấp biện pháp giúp cho học sinh có thể tạo lập từ, câu một cách khoa học, tích cực.
- Giáo viên khi lên lớp còn phụ thuộc khá nhiều vào sách hướng dẫn, chưa đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu, tìm tòi, tự mình thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Chưa lựa chọn nội dung kiến thức mấu chốt cần thiết để truyền đạt, cung cấp thêm.
- Giáo viên chỉ dựa vào ví dụ trong sách giáo khoa, chưa mạnh dạn thay đổi ngữ liệu, chưa đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp mình. Giáo viên chưa tích cực, sáng tạo.
3.3. Đối với học sinh:
- Trình độ nhận thức của học sinh trong một lớp không đồng đều.
- Do vốn từ của các em còn ít nên việc giải nghĩa từ, sử dụng từ và mở rộng vốn từ còn nhiều hạn chế, chưa có kĩ năng tạo lập câu mới từ các từ. Một số em còn nói và viết chưa thành câu. Khi viết văn, các em viết câu không đúng cấu trúc, sai ngữ pháp hoặc dùng từ không phù hợp.
 Trước khi áp dụng sáng kiến, tôi đã ra chung đề khảo sát cho hai lớp 2E và 2G năm học 2016 – 2017.
Đề bài:
Bài 1: Tìm và ghi lại 4 từ có tiếng “học”
Bài 2: Tìm từ chỉ tình cảm thích hợp điền vào chỗ chấm để tạo thành câu hoàn chỉnh.
Thầy Hào .. chúng em môn Âm nhạc.
 .là người mẹ hiền thứ hai của em.
Bài 3: Gạch chân từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau và điền tiếp vào chỗ chấm để nêu tên cho từng nhóm.
a) ông bà, giáo viên, học sinh, bác sĩ, nhím, đội viên là những từ chỉ ..
b) bàn, gương, tủ sách, thược dược, thước kẻ, sách vở là những từ chỉ.
c) sơn ca, voi, bói cá, tủ li, ngỗng, dê là những từ chỉ ..
Bài 4: Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới:
- Bà đến nhà đón em đi chơi.
- Bố mẹ là người yêu em nhất.
Bài 5: Đặt 1 câu để giới thiệu về nghề nghiệp của bố ( hoặc mẹ) em.
 * Cách đánh giá: 
Bài 1: 2 điểm Bài 3: 3 điểm
Bài 2: 2 điểm Bài 4: 2 điểm
 Bài 5: 1 điểm
*Kết quả khảo sát: 
Lớp
Sĩ số
9 - 10
7 - 8
5 - 6
Dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2G
35
10
28,6
16
45,7
9
25,7
0
2E
35
9
25,7
18
51,4
8
22,9
0
4. Biện pháp thực hiện
Hình thức bài tập trong sách giáo khoa mới của phân môn Luyện từ và câu lớp 2 rất đa dạng về kiểu loại, phong phú về hình thức nhưng nét chung nhất là nhằm mở rộng vốn từ và rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu cho học sinh. Để giúp cho học sinh thực hành tốt các bài tập về tạo lập từ và câu, tôi sử dụng một số biện pháp sau:
4.1. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập:
Thông thường mỗi tiết học, học sinh làm từ 3 - 4 bài tập, mỗi bài tập đều nhằm mục đích rèn luyện một số kỹ năng nhất định. Do tính chất phong phú về hình thức, kiểu loại bài tập nên tùy theo loại bài tập, giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm yêu cầu một cách thích hợp.
Có loại bài tập học sinh có thể đọc và tự xác định yêu cầu, sau đó cùng
nhau trao đổi cả lớp, nhưng cũng có loại bài tập giáo viên cần dành thời gian để hướng dẫn cho cả lớp nắm vững yêu cầu trước khi thực hành. Loại bài tập học sinh đọc và tự xác định yêu cầu là những bài tập thuộc dạng bài đã được làm ở các tiết trước hoặc những bài tập yêu cầu thực hiện nhiệm vụ một cách đơn giản.
 Đối với loại bài tập này, giáo viên chỉ cần cho học sinh tự xác định yêu cầu
bài tập sau đó trao đổi với các bạn để tiến hành làm bài.
* Ví dụ 1: Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp:
a. Thú dữ, nguy hiểm:
b. Thú không nguy hiểm: 
(hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, ngựa vằn, bò rừng, khỉ, vượn, tê giác)
 (Bài tập 1, trang 45- Tiếng Việt 2 tập 2.)
- Đầu tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh nêu và xác định đúng yêu cầu. Bên cạnh đó giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về đặc điểm và môi trường sống, cách kiếm ăn của một số loài thú như: báo, lợn lòi, ngựa vằn, tê giác cũng có thể cho học sinh quan sát một số tranh ảnh về loài thú đó. Với dạng bài tập này giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo bàn và làm bài vào vở bài tập. Sau đó học sinh trình bày miệng, giải thích cách lựa chọn vì bài tập đã cho sẵn tên các con vật, học sinh không phải suy nghĩ tìm từ.
- Đối với học sinh có năng khiếu, giáo viên yêu cầu các em tìm tên các loài thú khác, nêu môi trường sống của loài thú đó. Giáo viên nêu câu hỏi: 
 + Các con thú dữ, nguy hiểm thường sống ở đâu? Vì sao? 
 + Trong các loài thú đó em thích loài thú nào nhất? Hãy nói một câu về loài thú đó.
 + Xác định được mẫu câu. 
 Từ đó giúp học sinh liên hệ, mở rộng hơn về đặc điểm các loài thú, môi trường sống của chúng và rèn kĩ năng nói - viết câu cho học sinh.
Loại bài tập dành thời gian hướng dẫn cho học sinh nắm vững yêu cầu là những bài tập có yêu cầu cao hơn về mặt kiến thức và kĩ năng hoặc cần xác định trong quan hệ giữa đề bài và lời giải. Tuy nhiên cũng có bài tập mặc dù không khó nhưng học sinh chưa gặp, chưa quen thì giáo viên hướng dẫn kĩ hoặc làm mẫu cho các em.
Đối với loại bài tập này, giáo viên cho cả lớp làm việc chung để giúp cho học sinh xác định yêu cầu trước khi tiến hành làm bài.
* Ví dụ 2: Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới: 
a) Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
b) Thu là bạn thân nhất của em.
 (Bài tập 3, trang 17- Tiếng Việt 2 tập 1.)
Ở bài tập này, nếu giáo viên không hướng dẫn cho học sinh hiểu yêu cầu thì học sinh sẽ không hiểu rõ vấn đề. Trước tiên, giáo viên phải cho học sinh xác định yêu cầu bằng cách xác định các từ quan trọng của đề bài: Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới. Giáo viên phải giải nghĩa rõ các từ cần chú ý trong đề bài: sắp xếp là đổi vị trí các từ trong câu để tạo thành một câu mới (phải có nghĩa) mà không được thêm (bớt) từ. Sau đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh xác định trong từng câu được tạo bởi các từ:
a) Bác Hồ/ rất /yêu /thiếu nhi.
b) Thu/ là/ bạn thân/ nhất/ của/ em.
Vậy đối với học sinh đại trà chỉ cần thực hiện yêu cầu mỗi câu cho trước tạo thành một câu mới như:
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. → Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
- Thu là bạn thân nhất của em. → Em là bạn thân nhất của Thu.
 Đối với học sinh năng khiếu, giáo viên yêu cầu các em có thể tạo thành 2-3 câu mới từ câu ban đầu.
 a) Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
 Câu 1: Bác Hồ, thiếu nhi rất yêu.
 Câu 2: Thiếu nhi, Bác Hồ rất yêu. 
b) Thu là bạn thân nhất của em. 
Câu 1: Bạn thân nhất của Thu là em.
Câu 2: Bạn thân nhất của em là Thu.
* Ví dụ 3: Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? 
 (Bài tập 1, trang 112- Tiếng Việt 2 tập 2.)
 “Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác như bữa cơm của mọi 
người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng  .Nhà Bác ở là một ngôi  
khuất trong vườn Phủ Chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường  chăm sóc cây, cho cá ăn” ( nhà sàn, râm bụt, đạm bạc, tinh khiết, tự tay)
Đối với bài tập này, giáo viên cho 2-3 học sinh đọc yêu cầu của đề bài, đọc các từ ngữ cần điền và hướng dẫn học sinh giải nghĩa của một số từ khó như: “đạm bạc, tinh khiết”. Đó là cơ sở để học sinh chọn từ để điền vào chỗ trống một cách phù hợp. Giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh là chọn các từ đã cho điền vào chỗ trống, mỗi chỗ trống chỉ điền một từ và mỗi từ chỉ được điền một lần (điền vào một chỗ trống). Khi học sinh xác định được yêu cầu, tự đọc thầm nội dung bài thì các em có thể thực hiện làm bài cá nhân vào Vở bài tập, một học sinh làm bài trên bảng phụ.
Sau khi học sinh đã điền được các từ vào chỗ trống giáo viên sẽ cho học sinh đọc bài làm, học sinh khác nhận xét và chốt bài làm đúng. 
“Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác ở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn Phủ Chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn.”
 Tiếp theo giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc hay đoạn văn. Cuối cùng giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của đoạn văn, củng cố kiến thức về mẫu câu và giáo dục kĩ năng sống:
+ Đoạn văn nói về ai? ( đoạn văn nói về Bác Hồ.)
+ Bác Hồ là một người thế nào? ( Bác sống rất giản dị).
+ Hãy đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì? để giới thiệu về Bác Hồ.
+ Em cần làm gì để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?
Để giúp học sinh thực hành tốt các bài tập thì bước đầu tiên giáo viên 
phải giúp học sinh nắm vững được yêu cầu, mỗi dạng bài tập có mức độ yêu cầu khác nhau đòi hỏi giáo viên có các hình thức để hướng dẫn giúp các em nắm vững được yêu cầu của từng dạng bài tập, từ đó các em có thể thực hiện yêu của bài tập một cách nhanh chóng và chính xác hơn, hiểu và nhớ lâu dạng 
bài tập này hơn.
4.2. Hướng dẫn học sinh làm mẫu.
 Thông thường thì tất cả các bài tập ở Sách giáo khoa đã có mẫu hoặc ví 
dụ kèm theo. Để hướng dẫn học sinh làm mẫu thì đối với các bài tập có mẫu, giáo viên cho học sinh phân tích mẫu để hiểu được cách làm. Đối với bài tập dạng bài mới, học sinh chưa nắm được cách làm, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh một phần mẫu bằng cách giải miệng hoặc viết một phần hoặc cả bài tập( tùy độ dài, độ khó của bài tập).
* Ví dụ 1: Tìm các từ ngữ có tiếng “biển”:
 (Bài tập 1, trang 64- Tiếng Việt 2 tập 2.)
M: tàu biển, biển cả
	 Ở bài tập này, giáo viên cho học sinh đọc từ mẫu và xác định chủ điểm đang học. Sau đó, giáo viên phân tích từ mẫu “tàu biển” và “biển cả” như sau: đó là các từ gồm hai tiếng trong đó đều có tiếng “biển”. Từ “tàu biển” có tiếng “biển” đứng sau, từ “biển cả” có tiếng “biển” đứng trước. Tiếng “biển” ở đây có nghĩa chỉ vùng nước mặn rộng lớn thuộc chủ điểm Sông biển. Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích từ mẫu, giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài vào phiếu học tập như sau:
	Tìm các từ ngữ có tiếng “biển”:	
Từ ngữ có tiếng “biển” đứng trước
Từ ngữ có tiếng “biển” đứng sau
	 Dựa vào các từ mẫu học sinh có thể tìm được các từ theo yêu cầu, trong trường hợp học sinh tìm được các từ có cấu tạo là một cụm từ như: biển xanh, biển lớn, biển rộng thì giáo viên mở rộng cho học sinh đó không phải là một từ mà là một cụm từ nhưng vẫn có thể chấp nhận được với yêu cầu của đề bài là tìm các từ ngữ. 
 * Ví dụ 2: Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
 (Bài tập 2, trang 55- Tiếng Việt 2 tập 2.)
a. Dữ như.	c. Khỏe như
b. Nhát như.. d. Nhanh như
( thỏ, voi, hổ (cọp), sóc)
 Đối với bài tập này, học sinh đã được làm quen với bài tập thêm hình ảnh so sánh vào mỗi từ ở bài tập 2, trang 143- Sách Tiếng Việt 2 - tập 2. Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện mẫu một phần. Ở phần a, giáo viên yêu cầu học sinh xác định từ “dữ” là từ chỉ gì? Từ “ như” là từ dùng để làm gì? Trong các con vật được cho trước, con vật nào có đặc điểm dữ ? Sau khi học sinh trả lời được các câu hỏi gợi ý, các em có thể chọn được từ thích hợp điền vào chỗ trống. Vậy dựa vào phần giáo viên làm mẫu, học sinh có thể hoàn thành được bài tập. Đối với học sinh có năng khiếu về Tiếng Việt, yêu cầu các em tìm được các từ chỉ con vật khác có thể điền vào chỗ trống.
Ví dụ 3: Trong các từ dưới đây, những từ nào nói lên phẩm chất của nhân dân 
Việt Nam ta? 
 anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết, vui mừng, anh dũng.
 (Bài tập 3, trang 129- Tiếng Việt 2 tập 2.)
Bài tập này không có mẫu kèm theo nên nếu để học sinh tự thực hiện thì nhiều em sẽ xác định sai nghĩa các từ. Vì vậy, giáo viên tiến hành làm mẫu bằng cách giải nghĩa một số từ mới học sinh. Ví dụ: anh hùng là từ chỉ phẩm chất của những con người Việt Nam trong kháng chiến, lao động không sợ nguy hiểm, khó khăn. Cao lớn là từ chỉ vóc dáng, hình dáng bên ngoài. Qua việc giải thích đó, học sinh có thể tìm được các từ theo yêu cầu, loại trừ các từ còn lại mà không bị sót từ.
4. 3. Hướng dẫn học sinh quan sát tranh
 Giải nghĩa bằng trực quan là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh,  
để giải nghĩa từ. Trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở tiểu học vì nó giúp cho học sinh hiểu nghĩa một cách dễ dàng. Biện pháp này nên dùng ở các lớp đầu cấp. Tương ứng với biện pháp giải nghĩa bằng trực quan có các bài bài tập giải nghĩa bằng tranh vẽ. 
4.3.1. Đối với bài tập yêu cầu tìm sự tương ứng giữa từ với tranh (ảnh).
*Ví dụ 1: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ trong tranh. 
 (học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo)
(Bài tập 1, trang 8- Tiếng Việt 1, tập 1.)
*Ví dụ 2: Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: nhanh, chậm, khỏe, trung thành. 
 (Bài tập 1, trang 142- Tiếng Việt 1, tập 1.)
 Những bài tập này vừa có tác dụng giúp học sinh nhận biết “nghĩa biểu vật” của từ vừa có tác dụng giúp cho các em mở rộng, phát triển vốn từ. Đây là những bài tập dạy nghĩa đơn giản nhất. Khi hướng dẫn làm các bài tập dạng này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lần lượt đối chiếu từng từ cho sẵn với hình ảnh tương ứng. Học sinh đối chiếu đúng nghĩa là các em đã nắm được “nghĩa biểu vật” của từ.
4.3.2. Đối với dạng bài tập dựa vào tranh tìm từ tương ứng.
*Ví dụ 1: Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cáy cối) được vẽ dưới đây.
*Ví dụ 2: Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động.
 Ở những bài tập này, từ cần tìm không cho sẵn, học sinh cần dựa vào tranh mà gọi tên sự vật, hoạt động. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh làm bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh thật kĩ, suy nghĩ để tìm từ tương ứng đúng với sự vật, đúng với hoạt động đó.
4.3.3. Đối với những bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong các tranh.
 Ví dụ: Tìm các từ chỉ đồ vật được vẽ ẩn trong tranh sau và cho biết mỗi vật dùng để làm gì. (Bài tập 1, trang 90- Tiếng Việt 1, tập 1)
 Đây là những bài tập vui với các tranh đố. Bài tập này cũng yêu cầu học sinh dựa vào hình ảnh của sự vật được vẽ trong tranh để tìm từ tương ứng. Song các sự vật được vẽ trong tranh không hiển hiện rõ ràng mà được ẩn giấu nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát kĩ theo một trình tự nhất định (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới) và cần kết hợp với tưởng tượng mới nhận biết được. Những tranh ẩn này kích thích học sinh tìm tòi, gây hứng thú học tập cho các em. Vì vậy giáo viên không chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan sát và nêu được tên của các đồ vật được vẽ ẩn trong tranh mà còn cho các em lên chỉ trên tranh kết hợp với kể tên. Sau đó giáo viên sẽ cho học sinh quan sát tranh (ảnh) của một số đồ vật trong thực tế mà học sinh ít gặp như : cái kiềng, cái thangđồng thời giáo viên cũng kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho các em
qua việc sử dụng những đồ dùng trong gia đình sao cho gọn gàng, ngăn nắp và vệ sinh.
4.3.4. Đối với những bài tập nói hoặc viết câu về người hoặc cảnh dựa vào tranh.
 Dạng bài tập này rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và dựa vào ý mà các bức tranh gợi ra, đặt được câu đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh.
 Đề thực hiện tốt được bài tập này học sinh cần quan sát kĩ tranh để từ đó đặt câu đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh, tiến tới đặt được những câu văn hay. Và để khai thác sâu, chắc từng tranh thì với mỗi bức tranh giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh nói được một câu theo yêu cầu của bài mà cần hướng dẫn, gợi mở học sinh nói hoặc viết được nhiều câu với những cách diễn đạt khác nhau. Sau mỗi câu mà học sinh nêu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá và sửa câu ( nếu cần). Cuối cùng giáo viên sẽ viết lại các câu lên 
bảng và yêu cầu học sinh nhắc lại.
Ví dụ 1: Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh:
(Bài tập 3, trang 9- Tiếng Việt 2, tập 1.)
Tranh 1: 
Câu 1: Các bạn đang chơi trong công viên.
Câu 2: Lan cùng các bạn đang dạo chơi trong công viên.
Câu 3: Sáng chủ nhật, Lan cùng các bạn đi chơi công viên.
Tranh 2: 
Câu 1: Bạn Lan đang say sưa ngắm những bông hồng nhung.
Câu 2: Thấy bông hoa nở đẹp, Lan thích lắm.
Câu 3: Lan mải mê ngắm những bông hồng nhung đang khoe mình dưới ánh nắng mặt trời buổi sớm.
Ví dụ 2: Mỗi tranh kể về một hoạt động của thiếu nhi kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ. Em hãy ghi lại hoạt động trong mỗi tranh bằng một câu.
(Bài tập 3, trang 104- Tiếng Việt 2, tập 1.)
Tranh 1: 
Câu 1: Các bạn thiếu nhi vào thăm lăng Bác.
Câu 2: Các bạn học sinh xếp hàng lần lượt vào thăm lăng Bác.
Câu 3: Một buổi sáng tháng năm, chúng em được cô giáo dẫn đi thăm lăng Bác.
Tranh 2:
Câu 1: Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài Bác.
Câu 2: Các bạn thiếu nhi dâng lên tượng đài Bác một lẵng hoa tươi thắm.
Câu 3: Để tỏ lòng biết ơn Bác, các bạn thiếu nhi dâng lẵng hoa tươi trước tượng đài Bác.
Câu 4: Các bạn thiếu nhi dâng lẵng hoa tươi trước tượng đài Bác để tỏ lòng biết ơn Bác.
4.4. Lựa chọn hình thức học tập thích hợp
Phân môn Luyện từ và câu được thiết kế thông qua hệ thống bài tập, găndo vậy nếu giáo viên không chuẩn bị hình thức, biện pháp dạy học thích hợp thì tiết học sẽ rập khuôn và trở nên nhàm chán, không kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Căn cứ vào các loại bài tập, giáo viên có thể chọn lựa hình thức trình bày từng bài tập cho phù hợp: làm miệng, viết, làm cá nhân, làm theo nhóm hoặc tổ chức trò chơi học tập.
4.4.1. Đối với bài tập tổ chức dưới hình thức hoạt động cá nhân: 
Thông thường, đây là những bài tập yêu cầu một cách cụ thể như trả lời câu hỏi, nêu ý kiến, nhận xétYêu cầu về kiến thức không khó, đa số học sinh có khả năng làm được bài tập. Do vậy, giáo viên nên tạo điều kiện cho nhiều em
được trình bày, nhất là đối với học sinh còn chậm, khuyến khích các em trình
bày trước để các bạn có cơ hội bổ sung, sửa chữa. 
Ví dụ 1: Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh? 
- Cháu ông bà.
- Con. cha mẹ.
- Em anh chị.
 (Bài tập 2, trang 99 - Tiếng Việt 2 tập 1)
Đối với bài tập này sử dụng ngữ liệu là câu có cấu tạo đơn giản, từ ngữ gần gũi với vốn sống của học sinh. Sau khi hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu bài tập, giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân. Học sinh nêu miệng câu của mình, học sinh khác nhận xét, nêu từ khác có thể điền. Giáo viên ghi các đáp án của học sinh, sau đó chốt các đáp án đúng, sửa lại các đáp án chưa đúng và giải thích để khắc sâu cho học sinh.
Ví dụ: từ “ quý mến” chỉ dùng để chỉ tình cảm của anh, (chị, em) hoặc bạn bè với nhau mà không dùng để chỉ tình cảm với những người bậc trên như ông bà, bố mẹ.
4.4.2. Đối với bài tập làm việc theo nhóm: 
Thường áp dụng cho những bài tập tương đối trừu tượng có tính khái quát; bài tập phải giải quyết nhiều đơn vị kiến thức, đòi hỏi có sự thảo luận, trao đổi, bàn bạc để có câu trả lời.
Ví dụ 1: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu , thương, 
quý, mến, kính. 
 (Bài tập 1, trang 99- Sách Tiếng Việt 2, tập 1.)
Đối với bài tập này, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 6, yêu cầu mỗi học sinh trong nhóm viết một từ ghép được vào bảng nhóm. Đại diện từng nhóm trình bày bài làm của nhóm trên bảng. Giáo viên kiểm tra các từ của từng nhóm, đánh dấu các từ đúng. Tuyên dương khen ngợi nhóm tìm được nhiều từ đúng nhất. Qua hoạt động này, phát huy được tính tích cực của học sinh, mọi học sinh trong nhóm đều phải suy nghĩ làm việc, tạo không khí thi đua trong lớp học.
Ví dụ 2: Hãy chọn tên các loài chim thích hợp với mỗi chố trống dưới đây: 
a) Đen như  d) Nói như 
b) Hôi như 
c) Nhanh như ......
 e) Hót như 
 ( vẹt, quạ, khướu, cú, cắt)
 (Bài tập 2, trang 36 – Sách Tiếng Việt 2, tập 2.)
 Ở bài tập này đòi hỏi học sinh cần dựa vào đặc điểm riêng của từng loài chim điền vào chỗ trống cho đúng để tạo thành các câu thành ngữ. Vì vậy giáo viên cho học sinh thảo luận trong nhóm bàn trong thời gian 3 phút để hoàn thành bài tập. Sau đó đại diệ

File đính kèm:

  • dochuong_dan_hoc_sinh_lop_2_lam_dang_bai_tap_ve_tao_lap_tu_va_c.doc