Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Tuần 3+4

pdf11 trang | Chia sẻ: Mạnh Khải | Ngày: 12/04/2025 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Tuần 3+4, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Tuần: 3,4 Phê duyệt của chuyên môn: 
 Tổ trưởng: 
 Nguyễn Thị Khuyên 
 BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
 Môn học: KHTN - Lớp: 7 
 Thời gian thực hiện: 04 tiết Tuần thực hiện: 3, 4 
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học này, HS sẽ: 
 - Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học. 
 - Viết được kí hiệu hóa học của nguyên tố.. 
 - Đọc được tên của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên. 
 2. Năng lực: 
 2.1. Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát 
tranh ảnh để tìm hiểu về nguyên tố hóa học. 
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm hiểu khái niệm nguyên 
tố hóa học, hợp tác trong thực hiện hoạt động nhóm quan sát bảng sgk để tìm hiểu cách 
viết kí hiệu hóa học của nguyên tố 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: viết được kí hiệu hóa học của nguyên 
tố cơ bản. 
 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
 - Năng lực nhận biết KHTN: Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học, 
đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên. 
 - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Biết được một số nguyên tố hóa học gần gũi trong 
tự nhiên và vai trò cơ bản của những nguyên tố đó. 
 - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Viết được kí hiệu hóa học và đọc tên được 
các nguyên tố hóa học đầu tiên . 
 3. Phẩm chất: 
 - Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: 
 - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm 
tìm hiểu về nguyên tố hóa học. 
 - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, 
thảo luận nguyên tố và kí hiệu hóa học. 
 - Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận nhóm. 
 II. Thiết bị dạy học và học liệu 
 1. Giáo viên: 
 - Giáo án, máy tính, máy chiếu, nam châm, bút dạ. - Phiếu học tập . 
 2. Học sinh: 
 - Bài cũ ở nhà. 
 - Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
 - Thẻ màu, giấy a0, bảng phụ 
 III. Tiến trình dạy học 
 1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập) 
 a) Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu về nguyên tố hóa 
học. 
 b) Nội dung: 
 - Học sinh quan sát hình ảnh lọ thuốc phòng bệnh loãng xương và trả lời câu hỏi: 
Trên lọ thuốc có ghi những gì? 
 c) Sản phẩm: 
 - Trên lọ thuốc có ghi các từ : Calcium, Magnesium, Zinc 
 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chiếu hình ảnh lọ thuốc phòng bệnh loãng 
xương trên màn hình. 
- GVyêu cầu học sinh thực hiện cá nhân quan 
sát và trả lời câu hỏi. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. 
HS trả lời câu hỏi. 
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án 
- HS trả lời câu hỏi 
 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài 
học: Calcium, Magnesium, Zinc là tên của ba 
nguyên tố hóa học có trong thành phần thuốc để 
bổ sung cho cơ thể. Vậy nguyên tố hóa học là 
gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày 
hôm nay. 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
 2.1. Tìm hiểu về nguyên tố hóa học 
 a) Mục tiêu: 
 - HS phát biểu được khái niệm nguyên tố hóa học 
 - Biết được nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số proton trong nguyên tử. 
 - Rèn năng lực tự chủ, giao tiếp hợp tác nhóm cho HS b) Nội dung: 
 - Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát mô 
hình nguyên tử Carbon và trả lời PHT số 1 
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: TÌM HIỂU NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
 Câu 1. Quan sát mô hình cấu tạo các nguyên tử Carbon hãy cho biết: Các 
nguyên tử Carbon có đặc điểm gì giống nhau? 
 Câu 2. Nguyên tố hóa học đặc trưng bởi gì? Nêu khái niệm nguyên tố hóa 
học? 
 Câu 3: Số lượng mỗi loại hạt của một số nguyên tử được nêu trong bảng 
dưới đây. Hãy cho biết những nguyên tử nào trong bảng thuộc cùng một nguyên 
tố hóa học? Vì sao? 
 Nguyên Số Số Số Nguyên Số Số Số 
 tử proton neutron electron tử proton neutron electron 
 X1 8 9 8 X5 7 7 7 
 X2 7 8 7 X6 11 12 11 
 X3 8 8 8 X7 8 10 8 
 X4 6 6 6 X8 6 8 6 
 c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
 Câu 1: Các nguyên tử Carbon đều có 6 proton. 
 Câu 2: Nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số proton trong nguyên tử. Nguyên 
tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. 
 Câu 3: Các nguyên tử X1, X3, X7 thuộc cùng một nguyên tố vì đều có 8 proton 
và 8 electron trong nguyên tử. 
 X2 và X5 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 7 proton và 7 electron 
trong nguyên tử 
 X4 và X8 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 6 proton và 6 electron 
trong nguyên tử 
 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập I.Nguyên tố hóa học là 
 - GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu thông tin gì? 
về nguyên tố hóa học trong SGK hoàn thành PHT số 1. - Nguyên tố hóa học là tập 
 - GV chiếu nội dung PHT số 1 trên màn hình hợp những nguyên tử có 
 - HS nhận nhiệm vụ cùng số proton trong hạt 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập nhân. 
 - HS quan sát mô hình nguyên tử Carbon, thảo luận cặp 
đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung thảo luận: - Một nguyên tố hóa học 
 + Dựa vào mô hình nguyên tử Carbon tìm ra điểm được đặc trưng bởi số 
giống nhau giữa các nguyên tử proton trong nguyên tử. 
 + Đặc trưng của nguyên tố hóa học - Các nguyên tử của cùng 
 + Nguyên tố hóa học là gì? nguyên tố hóa học đều có 
 + Chỉ ra những nguyên tử thuộc cùng nguyên tố hóa tính chất hóa học giống 
học nhau. 
 - GV quan sát và giúp đỡ HS trong quá trình thảo luận 
để trả lời câu hỏi 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
 - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm 
trình bày câu hỏi 1,2 
 - HS trình bày 
 - GV gọi một HS ở nhóm khác nhận xét bổ sung 
 - HS nhận xét 
 - GV gọi đại diện 2 HS lên bảng để hoàn thành câu hỏi 
số 3 trong PHT. 
 -GV gọi đại diện HS nhận xét bài làm của bạn 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt nội dung tìm 
hiểu về nguyên tố hóa học 
- HS lắng nghe và ghi bài 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
- GV bổ sung: Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa 
học đều có tính chất hóa học giống nhau. 
- GV cho HS đọc mục em có biết và khai thác hiểu 
biết của HS : 
+ Kể tên một số nguyên tố hóa học có trong cơ thể mà e 
biết? 
+ Vì sao chúng ta phải ăn thực phẩm đa dạng, đủ các 
nhóm chất dinh dưỡng? 
+ Kể tên một số nguyên tố hóa học có trong không khí? 
 2.2. Tìm hiểu về tên nguyên tố hóa học 
 a) Mục tiêu: 
 - HS đọc được tên của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên 
 - Rèn năng lực tự chủ, tự học cho HS 
 b) Nội dung: 
 - Học sinh làm việc cá nhân nghiên cứu thông tin trong SGK, bảng 2.1. Tên gọi 
và kí hiệu của một số nguyên tố hóa học. 
 c) Sản phẩm: HS biết đọc tên của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên 
 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập II.Tên của nguyên tố hóa 
- GV đặt vấn đề: Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên gọi học. 
riêng. Việc đặt tên nguyên tố hóa học dựa vào nhiều cách - Mỗi nguyên tố hóa học 
khác nhau: theo tên người phát hiện ra nguyên tố, theo đều có tên gọi riêng. 
tên nơi nguyên tố được phát hiện ra hoặc liên quan đến - Việc đặt tên nguyên tố 
tính chất, ứng dụng của nguyên tố hóa học dựa vào nhiều 
- GV gợi ý về nguồn gốc, tên gọi của một số nguyên tố cách khác nhau liên quan 
hóa học đến tính chất, ứng dụng 
- GV yêu cầu HS quan sát bảng tên gọi của 20 nguyên tố của nguyên tố hoặc tên địa 
đầu tiên, đọc được tên gọi của các nguyên tố theo phiên danh, nhà khoa học tìm ra 
âm nguyên tố đó 
- HS nhận nhiệm vụ - Bảng 2.1. Tên gọi và kí 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập hiệu của một số nguyên tố 
 - GV hướng dẫn HS cách đọc tên các nguyên tố hóa hóa học (SGK -17) 
học 
 - HS lắng nghe, ghi nhớ và luyện đọc tên các nguyên tố 
hóa học 
 - GV quan sát hướng dẫn và giúp đỡ HS đọc đúng tên 
các nguyên tố 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
 - GV gọi ngẫu nhiên 5- 7 HS đọc tên các nguyên tố theo 
thứ tự hoặc bất kì. Mỗi HS đọc tên 10 nguyên tố 
 - HS đọc tên nguyên tố 
 - GV gọi một HS khác nhận xét bổ sung 
 - HS nhận xét 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét câu trả lời của HS và kịp thời sửa lỗi đọc 
sai cho HS 
- HS lắng nghe và ghi nhớ 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
- GV lưu ý: Đây là bài đầu tiên HS được làm quen với 
tên các nguyên tố hóa học, và nội dung này rất quan 
trọng nên các em phải chú ý đọc đúng tên nguyên tố và 
phát âm chuẩn bằng tiếng Anh 
- GV bổ sung: Có 13 nguyên tố hóa học đã quen dùng 
trong đời sống của người Việt Nam là: vàng (gold), bạc 
(silver), đồng (copper), chì (lead), sắt (iron), nhôm 
(aluminium), kẽm (zinc), lưu huỳnh (sulfur), thiếc (tin), 
nito (nitrogen), natri ( sodium), kali (potassium), và 
thủy ngân (mercury). Thực tế, các nguyên tố này có thể 
dùng cả tiếng Việt và Anh để tiện tra cứu. 
 2.3. Tìm hiểu về kí hiệu hóa học 
 a) Mục tiêu: 
 - HS viết được kí hiệu của nguyên tố hóa học 
 - Rèn năng lực tự chủ, hợp tác nhóm, vận dụng kiến thức kĩ năng để giải quyết 
vấn đề của HS 
 b) Nội dung: 
 - Học sinh thảo luận nhóm,tìm hiểu kiến thức trong SGK và hoàn thành PHT số 
2 
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: TÌM HIỂU VỀ KÍ HIỆU HÓA HỌC 
Câu 1: Nguyên tố hóa học được biểu diễn như thế nào? Cách viết kí hiệu hóa 
học? Cho ví dụ ? 
Câu 2: Hãy hoàn thành thông tin trong bảng sau: 
 Nguyên tố hoá học Kí hiệu Ghi chú 
 Iodine ? Kí hiệu có 1 
 chữ cái 
 Fluorine ? 
 Phosphorus ? 
 Neon ? Kí hiệu có 2 
 chữ cái 
 Silicon ? 
 Aluminium ? 
 c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
 Câu 1: Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi 
là kí hiệu hóa học của nguyên tố. 
 Quy ước: KHHH của một nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái 
trong tên nguyên tố. Trong đó: 
 - Chữ cái đầu viết in hoa. 
 - Chữ sau viết thường và nhỏ hơn chữ đầu. Câu 2: 
 Nguyên tố hoá học Kí hiệu Ghi chú 
 Iodine I Kí hiệu có 1 
 chữ cái 
 Fluorine F 
 Phosphorus P 
 Neon Ne Kí hiệu có 2 
 chữ cái 
 Silicon Si 
 Aluminium Al 
 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập II.Kí hiệu hóa học. 
- GV đặt vấn đề: Trong khoa học để trao đổi với nhau về - Mỗi nguyên tố hóa học 
nguyên tố cần có những biểu diễn ngắn gọn thống nhất được biểu diễn bằng một 
trên toàn thế giới. Vì vậy người ta đưa ra kí hiệu hoá học kí hiệu riêng được gọi là kí 
để biểu diễn nguyên tố. hiệu hóa học của nguyên 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu kiến tố. 
thức kết hợp SGK thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 2 - Kí hiệu hóa học của một 
ra giấy A0 nguyên tố được biểu diễn 
- HS chia nhóm nhận nhiệm vụ bằng một hoặc 2 chữ cái 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập trong tên nguyên tố 
 - HS thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học + Chữ cái đầu tiên viết in 
tập số 2 hoa 
 - GV quan sát hướng dẫn và giúp đỡ HS trong quá trình + Chữ cái sau viết thường 
thảo luận nhóm và nhỏ hơn chữ đầu 
*Báo cáo kết quả và thảo luận - Mỗi kí hiệu hóa học còn 
- Hết thời gian thảo luận, HS treo sản phẩm của nhóm chỉ một nguyên tử của 
mình lên trên bảng nguyên tố đó. 
 - GV gọi nhóm hoàn thành sản phẩm sớm nhất lên báo - Chú ý: Một số trường 
cáo sản phẩm của mình hợp, kí hiệu hóa học 
 - HS đại diện nhóm lên báo cáo không tương ứng với tên 
 - GV gọi một HS nhóm khác nhận xét bổ sung gọi theo IUPAC. 
 - HS nhận xét VD: Potassium là K 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Copper là Cu 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức 
- HS lắng nghe và ghi nhớ 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
- GV lưu ý: Một số trường hợp đặc biệt, kí hiệu hóa học 
không tương ứng theo tên của nguyên tố hóa học VD: Nguyên tố Potassium (Kali) có KHHH là K được 
bắt nguồn từ tên La-tinh: kalium 
Nguyên tố Copper ( Đồng) có KHHH là Cu được bắt 
nguồn từ tên La-tinh: Cuprum 
 3. Hoạt động 3: Luyện tập 
 a) Mục tiêu: 
 - Củng cố kiến thức đã học về nguyên tố hóa học: tên gọi và kí hiệu hóa học 
cho HS. 
 - Rèn năng lực tự học, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề cho HS 
 b) Nội dung: 
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ghép tranh để củng cố kiến thức về tên gọi và 
kí hiệu hóa học cho HS 
 - GV tổ chức đánh giá HS qua thực hiện kiểm tra trên phần mềm plickers thông 
qua câu hỏi trắc nghiệm. 
Câu 1. Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng 
 A. số neutron trong hạt nhân. B. số proton trong hạt nhân. C. số electron trong hạt nhân. D. số proton và số neutron trong hạt nhân. 
Câu 2. Kí hiệu biểu diễn nguyên tử Chlorine là 
 A. Cl. B. C. C. CL. D. cl 
Câu 3. Cách biểu diễn 5H có nghĩa là 
 A. 5 nguyên tử helium. B. 5 nguyên tố hydrogen. 
 C. 5 nguyên tử hydrogen. D. 5 nguyên tố helium. 
Câu 4. Đây là sơ đồ nguyên tử nguyên tố nào? 
 A. Ne. B. N. C. O. D. P. 
Câu 5. Đây là sơ đồ nguyên tử nguyên tố nào? 
 A. Na. B. Ca. C. Mg. D. Al. 
Câu 6. Bốn nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể người là: 
 A. C, H, Na, Ca. B. C, H, O, Na. 
 C. C, H, S, O. D. C, H, O, N. 
Câu 7. Kí hiệu biểu diễn hai nguyên tử Oxygen là 
 A. 2O. B. O2. C. O2. D. 2O 
Câu 8. Cho thành phần các nguyên tử như sau: A (17p,17e, 16 n), B (20p, 19n, 20e), 
C (17p,17e, 16 n), D (19p,19e, 20n). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học? 
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 9. Số lượng hạt nào đặc trưng cho nguyên tố hóa học? 
 A. Proton. B. Neutron. 
 C. Electron. D. Neutron và electron. 
Câu 10. Nguyên tử X có tổng số hạt là 115, trong đó số neutron là 45. Kí hiệu hóa học 
của X là 
 A. Cl. B. Br. C. I. D. F. 
 c) Sản phẩm: 
 Câu trả lời của HS. 
 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
 Hoạt động 3.1. Trò chơi plickers 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV sử dụng điện thoại thông minh có cài phần 
mềm plicker , máy tính, tivi lớp học 
- GV tạo tài khoản cá nhân trên trang Plicker và 
tạo lớp học mới tương ứng với lớp dạy của GV 
trên phần mềm. - Tạo danh sách HS tương ứng với từng lớp học 
trên phần mềm plicker 
- GV tạo đề kiểm tra trên phần mềm Plicker. Sau 
đó in thẻ plicker để phát cho HS theo số thứ tự trên 
danh sách lớp 
- Mỗi HS được phát một thẻ hình trên giấy tương 
ứng với số thứ tự của HS trên danh sách lớp mà 
GV lập trên phần mềm Plicker có sẵn đáp án A,B, 
C, D trên mỗi cạnh của thẻ hình 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi plicker: GV sử 
dụng điện thoại có cái phần mềm plicker để chiếu 
nội dung câu hỏi trên màn hình tivi 
Trong thời gian 30s, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi, 
giơ chiều thẻ hình tương ứng với đáp án mà mình 
lựa chọn 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
GV sử dụng điện thoại, bật camera để quét toàn bộ 
câu trả lời của HS. Phần mềm sẽ tự cập nhật câu 
trả lời của HS và tính điểm 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
GV nhận xét quá trình làm bài của HS 
 4. Hoạt động 4: Vận dụng 
 a) Mục tiêu: 
 - Phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng kiến thức tìm hiểu các 
nguyên tố hóa học gần gũi trong đời sống. 
 b) Nội dung: 
 - GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi ở nhà và nộp bài qua zalo, 
facebook cho giáo viên 
Câu 1: Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong xương và răng, giúp cho 
xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, calcium còn cần cho quá trình hoạt động của thần 
kinh, cơ, tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu. Thực phầm và thuốc bổ 
chứa nguyên tố calcium giúp phòng ngừa bệnh loãng xương ở tuổi già và hỗ trợ quá 
trình phát triển chiều cao của trẻ em. 
a) Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium và đọc tên. 
b) Kể tên hai thực phẩm có chứa nhiều calcium mà em biết. 
Câu 2. a. Hãy kể tên và viết kí hiệu của ba nguyên tố hoá học chiếm khối lượng lớn 
nhất trong vỏ Trái Đất. 
 b. Nguyên tố hoá học nào có nhiều nhất trong vũ trụ? 
 c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh 
 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_ket_noi_tri_th.pdf