Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Chủ đề: Nồng độ dung dịch

doc10 trang | Chia sẻ: Mạnh Khải | Ngày: 12/04/2025 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Chủ đề: Nồng độ dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Ngày soạn:.....................
Ngày giảng: 8A:........... 8B:........... 
 TIẾT 53- 54 – 55: 
 CHỦ ĐỀ: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH 
BƯỚC 1: Xác định tên chuyên đề:
Tên chuyên đề: Nồng độ dung dịch 
Lí do chọn chuyên đề: Đây là nội dung kiến thức mà các em học sinh phải nắm 
chắc được cách tính các loại nồng độ dung dịch và áp dụng vào giải các bài tập 
tính theo PTHH có liên quan đến các loại nồng độ dung dịch Axit, Bazơ và muối ở 
lớp 9. Do đó tôi chọn chuyên đề nhằm khắc sâu hơn những kiến thức này cho HS.
 BƯỚC 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực 
 cần hình thành
1. Kiến thức: 
- Khái niệm nồng độ % , biểu thức tính. Biết vận dụng để tính một số bài toán về 
nồng độ phần trăm.
- Khái niệm nồng độ mol/ lit của dung dịch , biểu thức tính. Biết vận dụng để tính 
một số bài toán về nồng độ mol/ lit.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng viết củng cố cách giải bài toán theo PTHH có vận dụng nồng 
độ phần trăm, nồng độ mol.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, tự giác trong học tập
4. Năng lực cần hướng tới.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ hoá học
- Năng lực tính toán hoá học
- Năng lực phát hiện kiến thức hoá học
- Năng lực vận dụng hoá học vào thực tiễn
 BƯỚC 3: Xây dựng nội dung chuyên đề
Nội dung 1: Khái niệm nồng độ % , biểu thức tính. Biết vận dụng để tính một số 
bài toán về nồng độ phần trăm.
Nội dung 2: Khái niệm nồng độ mol/ lit của dung dịch , biểu thức tính. Biết vận 
dụng để tính một số bài toán về nồng độ mol/ lit.
Nội dung 3: Cách giải bài toán theo PTHH có vận dụng nồng độ phần trăm, nồng 
độ mol. BƯỚC 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy
 Vận dụng 
 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 
 Nội Loại câu cao
 (Mô tả yêu (Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu 
 dung hỏi/bài tập (Mô tả yêu 
 cầu cần đạt) cần đạt) cầu cần đạt)
 cầu cần đạt)
 - Nêu được - Nêu được các 
 định nghĩa công thức tính Giải thích 
 Câu hỏi/bài 
 và các công các đại lượng được ý nghĩa 
Nồng tập định 
 thức tính liên quan như của một số 
độ tính
dung nồng độ khối lượng nhãn hóa chất 
dịch dung dịch dung dịch, chất có ghi nồng 
 tan, thể tích độ dung dịch
 dung dịch .
 - Từ công 
 thức tính 
 - Giải các bài 
 nồng độ dung 
 - Áp dụng công tập tính theo 
 dịch biến đổi 
 thức tính được PTHH có 
 tính các đại 
 Bài tập định nồng độ phần liên quan đên 
 lượng liên 
 lượng trăm và nồng nồng độ dung 
 quan như 
 độ mol của dịch
 khối lượng 
 dung dịch
 dung dịch, 
 khối lượng 
 chất tan .
 - Trình bày 
 - Tính toán để phương pháp 
 pha chế được thực nghiệm 
 Bài tập thực 
 dung dịch để xác định 
 hành/thí 
 theo yêu cầu nồng độ phần 
 nghiệm
 từ những hóa trăm và nồng 
 chất cho sẵn. độ mol của 
 dung dịch BƯỚC 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập
Mức độ nhận biết: 
Câu 1 : Nêu định nghĩa và công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch? Giải 
thích các đại lượng trong công thức?
Câu 2 : Nêu định nghĩa và công thức tính nồng độ mol của dung dịch? Giải thích 
các đại lượng trong công thức?
Câu 3: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và chỉ ra chỗ sai của câu trả lời không đúng 
sau đây:
a, Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết:
1. Số gam chất tan trong 100g dung môi.
2. Số gam chất tan trong 100g dung dịch.
3. Số gam chất tan trong 1 lit dung dịch.
4. Số gam chất tan trong 1 lit dung môi.
5. Số gam chất tan trong 1 lượng dung dịch xác định.
b, Nồng độ mol của dung dịch cho biết:
1. Số gam chất tan trong 1 lit dung dịch.
2. Số mol chất tan trong 1 lit dung dịch.
3. Số mol chất tan trong 1 lit dung môi.
4. Số gam chất tan trong 1 lit dung môi.
5. Số mol chất tan trong 1 lượng dung dịch xác định.
* Mức độ thông hiểu: 
Câu 1: Từ công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch hãy cho biết các công 
thức tính khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch?
Câu 2: Từ công thức tính nồng độ mol của dung dịch hãy cho biết các công thức 
tính số mol chất tan, thể tích dung dịch?
Cho HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 SGK Tr 146
* Mức độ vận dụng : 
Câu 1: Trên nhãn của các lọ hóa chất có ghi:
- Dung dịch NaOH 1M.
- Dung dịch NaCl 5%.
Hãy cho biết ý nghĩa của các kí hiệu đó.
Câu 2: Trộn 50g dd muối ăn có nồng độ 20% với 50g dd muối ăn 5%. Tính C% 
của dd mới thu được?
Câu 3: Cho sẵn dung dịch NaOH 2M và nước cất. Tính toán và nêu cách pha được 
100ml dung dịch NaOH 1,5M. 
* Mức độ vận dụng cao. 
Câu 1: Cho một lượng bột sắt dư vào 50ml dung dịch Axit sunfuric. Phản ứng 
xong thu được 3,36l khí hidro (ĐKTC)
a.. Viết PTHH. b. Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng
c. Tính nồng độ mol của dung dịch axit sunfuric đã dùng?
Câu 2. Cho 1,96gam bột Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng 
là 1,12gam/ml. Sau khi phản ứng kết thúc, hãy cho biết:
a, PƯHH đã xay ra.
b, Chất nào còn dư?
c, Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau PƯ biết thể tích dung dịch 
thay đổi không đáng kể.
Câu 3.
Trình bày phương pháp thực nghiệm để xác định nồng độ phần trăm và nồng độ 
mol của 1 mẫu dung dịch NaCl có sẵn trong phòng thí nghiệm?
 TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
 NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm nồng độ % , biểu thức tính. Biết vận dụng để tính một số bài toán về 
nồng độ phần trăm.
- Khái niệm nồng độ mol/ lit của dung dịch , biểu thức tính. Biết vận dụng để tính 
một số bài toán về nồng độ mol/ lit.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng viết củng cố cách giải bài toán theo PTHH có vận dụng nồng 
độ phần trăm, nồng độ mol.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, tự giác trong học tập
4. Năng lực cần hướng tới.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ hoá học
- Năng lực tính toán hoá học
- Năng lực phát hiện kiến thức hoá học
- Năng lực vận dụng hoá học vào thực tiễn
II. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học.
- Phương pháp đàm thoai gợi mở
- Phương pháp đặt vấn đề
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị: - Bảng phụ, bảng nhóm.
IV - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Ổn định tổ chức:
b- Kiểm tra: 
? Quan sát hình và cho biết đâu là chất tan, dung môi, dung dịch?
? Nêu khái niệm về những chất trên?
c- Bài mới : 
* Hoạt động hình thành kiến thức :
Nội dung 1: Nồng độ phần trăm của dung dịch và các đại lượng liên quan( HS học 
nhóm theo bàn )
Ví dụ 1:
+ Chuyển giao nhiệm vụ:
 a, Hoà tan 50gam đường vào 150gam nước thu được bao nhiêu gam dung dịch 
nước đường?
b, Hãy cho biết có bao nhiêu gam đường có trong 100gam dung dịch nước đường 
nói trên?
c, Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch là gì?
+ Thực hiện nhiệm vụ:
+ Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV chốt kiến thức:
a, 200gam dung dịch nước đường.
b, Có 25 gam đường trong 100 gam dung dịch.
c, Nồng độ phần trăm của dung dịch:
- Định nghĩa: SGK.
- Công thức tính: 
 mct
 C% = . 100%
 mdd
Trong đó:
 Khối lượng chất tan: mct
 Khối lượng dung dịch: mdd
 Nồng độ %: C%
Ví dụ 2:
+ Chuyển giao nhiệm vụ:
Hòa tan 10g đường vào 40g nước. Tính nồng độ % của dung dịch thu được.
+ Thực hiện nhiệm vụ:
+ Báo cáo kết quả và thảo luận: + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV chốt kiến thức:
mdd = mct + mdm
mdd = 10 + 40 = 50g
 mct
 C% = . 100%
 mdd
 10
 C% 100 20%
 50
Ví dụ 3:
+ Chuyển giao nhiệm vụ:
Tính khối lượng NaOH có trong 200gdd NaOH 15%.
+ Thực hiện nhiệm vụ:
+ Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV chốt kiến thức:
 mct mdd C%
 C% = . 100% mct gam
 mdd 100
 C% m 15 200
 m dd 30g
 NaOH 100 100
 mNaOH = 30g
Ví dụ 3:
+ Chuyển giao nhiệm vụ:
Hòa tan 20g muối vào nước được dung dịch có nồng độ là 10%. 
a.Tính khối lượng dd nước muối thu được 
b. Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha trộn.
+ Thực hiện nhiệm vụ:
+ Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV chốt kiến thức:
 mct mct 100
 C% = . 100% mdd gam
 mdd C%
 m 100 20 100
 m ct gam = 20gam
 dd C% 10
 mH2O = 200 – 20 = 180g 
Ví dụ 3: + Chuyển giao nhiệm vụ:
Tính khối lượng NaOH có trong 200gdd NaOH 15%.
+ Thực hiện nhiệm vụ:
+ Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV chốt kiến thức:
 mct mdd C%
 C% = . 100% mct gam
 mdd 100
 C% m 15 200
 m dd 30g
 NaOH 100 100
 mNaOH = 30g
Nội dung 2: Nồng độ mol của dung dịch và các đại lượng liên quan( HS học nhóm 
theo bàn )
Ví dụ 1:
+ Chuyển giao nhiệm vụ:
Hòa tan 58,5gam muối ăn NaCl vào nước được 0,5lit dung dịch nước muối
a. tính số mol chất tan có trong dung dịch?
b. Tính nồng độ mol của dung dịch?
+ Thực hiện nhiệm vụ:
+ Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV chốt kiến thức:
 58,5
a. n 1mol
 NaCl 58,5
b. Nồng độ mol của dung dịch:
 - Định nghĩa: SGK tr 144.
 n
 Công thức tính: CM = 
 V
CM : Nồng độ mol
n: số mol
V: thể tích ( l)
 n 1
 - Áp dụng: C 2(M ) 
 M NaCl V 0,5
Ví dụ 2:
+ Chuyển giao nhiệm vụ: phát phiếu học tập
Dựa vào công thức tính nồng độ mol của dung dịch, viết công thức tính số mol 
chất tan khi biết nồng độ và thể tích dung dịch, công thức tính thể tích dung dịch 
và hoàn thành bảng sau: Công thức n ( mol ) V ( lit ) CM (M )
 n 0,4mol 200ml
CM = 
 V
n= 50ml 2M
 Vdd ..... 0,5mol 0,5M
+ Thực hiện nhiệm vụ:
+ Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV chốt kiến thức:
Công thức n ( mol ) V ( lit ) CM (M )
 n 0,4mol 0,2lit 2M
CM = 
 V
 n CM V 0,1mol 0,05lit 2M
 n 0,5mol 1lit 0,5M
 Vdd 
 CM
Ví dụ 3:
+ Chuyển giao nhiệm vụ:
Trộn 2lit dung dịch đường 0,5M với 3lit dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol 
của dung dịch sau khi trộn.
+ Thực hiện nhiệm vụ:
+ Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV chốt kiến thức:
Tóm tắt: 
 V1 = 2lit ; CM 1 = 0,5M
 V2 = 3lit ; CM 2 = 1M
 Tính: CM của dung dịch mới.
Giải: n = CM. V
n1 = 2. 0,5 = 1 mol
n2 = 3. 1 = 3 mol
ndd mới = 1 + 3 = 4mol
Vdd mới = 2 + 3 = 5l
 4
CM mới = = 0,8M
 5
Nội dung 3: Phương pháp giải bài tập tính theo PTHH có liên quan đến nồng độ 
dung dịch.( hoạt động nhóm )
Ví dụ 1:
+ Chuyển giao nhiệm vụ: 1, Trình bày các bước giải bài tập tính theo PTHH?
2, Hoà tan hoàn toàn 2,8gam bột Fe trong 100gam dung dịch Axit clohiđric ( vừa 
đủ )
a, Tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc?
b, Tính nồng độ % của dung dịch Axit đã dùng.
+ Thực hiện nhiệm vụ:
+ Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV chốt kiến thức:
1, Các bước giải bài tập tính theo PTHH:
- Chuyển đổi số liệu.
- Lập PTHH
- Từ dữ liệu, tính số mol chất cần tìm.
- Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
2.
 2,8
a. n 0,05mol
 Fe 56
PTHH: Fe 2HCl FeCl2 H2
Tỉ lệ: 1 - 2 - 1 - 1
Bài cho: 0,05 - ? -------------?
 0,05 1
 n 0,05mol
 H2 1
 V 0,05 22,4 11,2lit
 H2
 0,05 2
 n 0,1mol
 HCl 1
b. mHCl 0,1 36,5 3,65gam
 3,65
 C% 100 3,65%
 HCl 100
Ví dụ 2:
+ Thực hiện nhiệm vụ:
Cho 2,3 gam Na tác dụng hoàn toàn với 100 ml nước.
a, Tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc?
b, Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng ( coi thể tích dung dịch 
thay đổi không đáng kể )
+ Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV chốt kiến thức: 2,3
 n 0,1mol
 Na 23
PTHH: 2Na +2 H2O 2NaOH + H2
Tỉ lệ: 2 - 2 - 2 - 1
Bài cho: 0,1mol ? ?
 0,1 1
 n 0,05mol
a. H2 2
 V 0,05 22,4 11,2lit
 H2
b. Dung dịch thu được sau phản ứng là dung dịch NaOH với thể tích là 0,1lit
 0,1 2
 n 0,1mol
 NaOH 2
 0,1
 C 1M
 M NaOH 0,1
* Hoạt động luyện tập:
1, Vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp các nội dung kiến thức đã học về nồng độ phần trăm 
và nồng độ mol của dung dịch?
2, Cho HS làm các bài tập đã biên soạn.
* Hoạt động vận dụng:
Em hãy tính toán để có thể pha cho cô giáo 100gam dung dịch muối ăn có nồng độ 
0,9 % để chúng ta có thể dùng để xúc miệng hàng ngày? 
* Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 
Tìm công thức chuyển đổi giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch?
V. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm:
- GV cùng học sinh trao đổi trả lời các câu hỏi ở mục vận dụng và tìm tòi – mở 
rộng.
- Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_chu_de_nong_do_dung.doc
Bài giảng liên quan