Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 8: Ôn tập nghị luận xã hội

docx75 trang | Chia sẻ: Mạnh Khải | Ngày: 12/04/2025 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 8: Ôn tập nghị luận xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 - BÀI 8- CÁNH DIỀU
TUẦN 25+26
 BÀI 8 
Ngày soạn ............. ÔN TẬP :NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ngày dạy:..............
A. MỤC TIÊU
I. Năng lực
1. Năng lực đặc thù: Học sinh được ôn luyện, nâng cao năng lực văn học, năng lực ngôn 
ngữ:
+ Ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức về văn bản nghị luận xã hội.
+ Ôn luyện nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận: Nhận biết vấn đề nghị luận, 
mục đích và nội dung chính, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.
+ Luyện viết- nói nghe bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng về liên kết câu, mạch lạc trong văn bản vào trong quá trình 
đọc – viết, nói, nghe hiệu quả.
2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động đề ra kế hoạch học tập của cá nhân, tổ nhóm học tập thực 
hiện nhiệm vụ học tập và xử lí linh hoạt sáng tạo các tình huống phát sinh khi thực hiện 
nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi, phối hợp với bạn bè trong tổ, nhóm học tập giải 
quyết các nhiệm vụ học tập. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập, 
nhiệm vụ học tập một cách linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu quả cao.
II. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các vấn đề của đời sống xã hội.
- Chăm chỉ: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân và nhóm.
- Trung thực: Thẳng thắn mạnh dạn khi trao đổi về các nhiệm vụ học tập, đặc biệt các vấn 
đề xã hội.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
 - Máy vi tính, máy chiếu đa năng (Ti vi) 
 - Bảng phụ, giấy A0, bút lông, bút dạ
 2. Học liệu
- SGK, tài liệu tham khảo, đề bài ôn luyện.
- Tư liệu thơ ca, vi deo, hình ảnh minh họa các vấn đề xã hội liên quan
- Phiếu học tập...
C. TỔ CHỨC DẠY HỌC
BUỔI Ôn tập văn bản 1:
Ngày soạn:...... TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
Ngày dạy:........ – Hồ Chí Minh – 
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực đặc thù: Qua ôn luyện học sinh được phát triển nâng cao năng lực ngôn ngữ, 
năng lực văn học. KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 - BÀI 8- CÁNH DIỀU
- Học sinh được ôn luyện, khắc sâu những hiểu biết về văn bản nghị luận.
- Thành thạo kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận về vấn đề xã hội.
+ Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.
+ Chỉ ra được mục đích chính của văn bản, mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.
+ Mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản và mục đích nghị luận.
- Nâng cao năng lực vận dụng: 
+ Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung của văn bản.
+ Thể hiện thái độ đồng tình, không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.
b. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo nhiệm vụ học tập 
được giao một cách hiệu quả. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng hiểu biết của bản thân về các vấn đề xã hội 
linh hoạt, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ học tập đạt hiệu quả.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong học tập, tích cực phối hợp, hỗ trợ, hợp tác 
với các thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống, có ý thức trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống 
của dân tộc.
- Trung thực: Thẳng thắn bày tỏ quan điểm, ý kiến của bản thân về các vấn đề xã hội đặt 
ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
 - Máy vi tính, máy chiếu đa năng (Ti vi) 
 - Bảng phụ, Giấy A0, bút lông, bút dạ
 2. Học liệu
- SGK, tài liệu tham khảo
- Tư liệu đề ôn luyện
- Phiếu học tập, vi deo, hình ảnh minh họa truyền thống yêu nước.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: Học sinh được ôn tập, củng cố kiến thức ngữ văn về văn bản nghị luận.
b. Nội dung: HS trả lời cá nhân hiểu biết về văn bản nghị luận.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân thể hiện hiểu biết của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động: Học sinh tham gia trò chơi “VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT” trả 
lời câu hỏi để ôn tập kiến thức .
 Câu hỏi Trả lời
(1) Thế nào và văn bản nghị luận xã hội?
(2) Nêu đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội.
(3) Cho biết mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong bài văn 
nghị luận xã hội.
(4) Một văn bản nghị luận có sự liên kết, mạch lạc khi nào?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
Giáo viên yêu cầu học sinh tham gia trò chơi “Vượt chướng ngại vật” trả lời câu hỏi 
trong phiếu học tập 1 theo hình thức chia sẻ cặp đôi.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS chia sẻ cặp đôi trong (2 phút) sau đó đại diện các cặp đôi lên chia sẻ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 - BÀI 8- CÁNH DIỀU
- Đại diện các cặp đôi chia sẻ, trả lời các câu hỏi
- Các cặp đôi khác nghe, bổ sung 
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- HS đánh giá phần trả lời của các cặp đôi
- GV chiếu đáp án phiếu học tập- HS tự bổ sung
Câu hỏi Trả lời
(1) Thế nào và văn - Khái niệm: Văn nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục 
bản nghị luận xã người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới 
hội? giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.
(2) Nêu đặc điểm - Đặc điểm của văn nghị luận xã hội:
của văn bản nghị + Phương tiện để thuyết phục người đọc người nghe: lí lẽ, bằng chứng 
luận xã hội? Cho cụ thể chính xác.
biết cơ sở lựa chọn + Căn cứ lựa chọn vấn đề nghị luận: xuất phát từ yêu cầu thực tế.
vấn đề nghị luận.
(3) Cho biết mối - Mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong bài văn nghị 
quan hệ giữa ý kiến, luận.
lí lẽ, bằng chứng + Lí lẽ làm rõ cho ý kiến.
trong bài văn nghị + Bằng chứng làm sáng tỏ lí lẽ.
luận xã hội. + Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng đều hướng đến để thuyết phục người đọc 
 người nghe một vấn đề nào đó của đời sống xã hội.
(4) Một văn bản - Văn bản đảm bảo sự liên kết mạch lạc
nghị luận có sự liên + Các câu, các phần, các đoạn của văn bản có mối quan hệ liên kết 
kết, mạch lạc khi bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp.
nào? + Các phần, các câu, các đoạn của văn bản đều nói chung về một chủ 
 đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Giáo viên kết luận: Khi đọc hiểu văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống xã hội 
các em cần nắm vững các đặc điểm của kiểu văn bản:
- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.
+ Xác định được mục đích chính và nội của văn bản, mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và 
bằng chứng.
+ Mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản và mục đích nghị luận
- Nâng cao năng lực vận dụng: 
+ Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung của văn bản
+ Thể hiện thái độ đồng tình, không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.
 HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU
a. Mục tiêu: Học sinh ôn luyện, thành thạo kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận về một 
vấn đề xã hội.
b. Nội dung: Học sinh hoàn thành nội dung các bài tập đọc hiểu ngữ liệu trong và ngoài 
sách giáo khoa theo hình thức cá nhân hoặc tổ nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d.Tổ chức thực hiện: Giáo viên lần lượt chiếu các bài tập (phát phiếu học tập) cho HS 
thực hiện cá nhân/ nhóm cặp.
ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG SGK
ĐỀ 1
 Đọc đoạn văn bản sau:
 “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ 
xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 - BÀI 8- CÁNH DIỀU
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất 
cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. 
 (Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh, SGK 
Ngữ văn 7, Cánh diều, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm TPHCM ,Trang 38)
Câu 1. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nghị luận về vấn đề gì?
Câu 2. Xác định nội dung của đoạn văn trên? Nó có vị trí như thế nào trong bài nghị 
luận?
Câu 3. Câu văn nào thể hiện ý kiến của Bác về vấn đề nghị luận.
Câu 4. Trong câu văn “Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại 
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy 
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” các từ “kết thành”,” 
lướt qua”, “nhấn chìm” thuộc nhóm từ loại nào, có tác dụng gì?
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
 Câu hỏi Trả lời
Câu 1 Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nghị luận về vấn đề lòng 
 yêu nước.
Câu 2 Nội dung của đoạn văn: Khẳng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu 
 nước và nêu lên giá trị to lớn của lòng yêu nước ấy.
 Vị trí đoạn văn: Phần mở bài- nêu ý kiến khái quát
Câu 3 Câu văn thể hiện ý kiến của Bác: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu 
 nước”.
Câu 4 Các từ “kết thành”,” lướt qua”, “nhấn chìm”:
 + Thuộc nhóm từ loại là các động từ.
 + Thể hiện sức mạnh và các sắc thái khác nhau của của tinh thần yêu 
 nước. 
 + Gợi tả, khẳng định sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, tạo khí thế 
 mạnh mẽ cho lời văn, gây sự xúc động cho người nghe.
ĐỀ 2:
 Đọc đoạn văn bản sau:
(1) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân 
dân ta. (2) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, 
Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung (3) Chúng ta phải ghi nhớ công lao 
của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
 (“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 
7, tập 2, Cánh diều, NXB Giáo dục Việt Nam, Tr38)
 Và thực hiện trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Tìm trong đoạn trích câu văn nêu ý kiến của tác giả.
Câu 2. Câu (1) và câu (2) từ ngữ nào được lặp lại có tác dụng liên kết hai câu văn với 
nhau?
Câu 3. Trong câu: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà 
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...”, tác giả đã sử dụng biện pháp 
tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4. Tuổi trẻ cần làm gì để “ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc” ?
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
 Câu hỏi Trả lời
Câu 1 Câu văn nêu ý kiến: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ 
 tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Câu 2 Phép liên kết câu phép lặp: KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 - BÀI 8- CÁNH DIỀU
 Lịch sử (Câu 1- lặp lại ở câu 2)
 Chúng ta (Câu 2- lặp câu 3)
Câu 3 Biện pháp tu từ liệt kê: Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch 
 sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc
Câu 4 Tuổi trẻ cần có những việc làm thiết thực cụ thể để ghi nhớ công lao của 
 các vị anh hùng dân tộc:
 + Thấy được cuộc sống hôm nay là do lớp lớp cha anh đã đổ mồ hôi, công 
 sức, xương máu, tính mạng mới có được.
 + Ghi nhớ công ơn các vị anh hùng dân tộc là bổn phận trách nhiệm của tuổi 
 trẻ.
 + Giữ gìn, phát huy những giá trị ông cha để lại và nâng các giá trị ấy lên 
 tầm cao mới...
 + Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa.....
ĐỀ 3.
 Đọc đoạn văn bản sau:
 (1)Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. (2) Từ các cụ 
già tóc bạc đến các cháu trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào 
vùng tạm bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng 
nàn yêu nước, ghét giặc. (3) Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám 
sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ 
bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp 
việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương chiến sĩ như con đẻ của 
mình. (4) Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không 
quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ 
quyên đất ruộng cho Chính phủ (5) Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc 
làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
(“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 7, tập 2, Cánh diều, 
NXB Đại học Sư phạm Thành phố HCM, Tr 38, 39)
 Và thực hiện trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Tìm trong đoạn trích câu văn thể hiện ý kiến của tác giả.
Câu 2. Nhận xét cách sắp xếp dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn bản.
Câu 3. Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ đến ” có tác dụng gì?
Câu 4. Chia sẻ suy nghĩ của em về sức mạnh của lòng yêu nước.
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
 Câu hỏi Trả lời
 Câu 1 - Câu văn nêu ý kiến: (1) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ 
 tiên ta ngày trước
Câu 2 - Trình tự sắp xếp dẫn chứng:
 + Theo lứa tuổi (từ cụ già đến các cháu nhi đồng, từ những phụ nữ đến các bà 
 mẹ...)
 +Theo vùng miền (từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bào trong nước đến 
 kiều bào nước ngoài, từ tiền tuyến đến hậu phương...)
Câu 3 - Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ...đến....” đã giúp tác giả thể hiện được: 
 Sự đầy đủ, toàn diện, rộng khắp... về các biểu hiện đa dạng cho tình yêu nước 
 của nhân dân ta.
Câu 4 - Sức mạnh của tình yêu nước:
 + Cho con người niềm tin, ý chí sẵn sàng xông pha nơi khó khăn, gian khổ để 
 thực hiện lí tưởng sống, trách nhiệm với đất nước. KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 - BÀI 8- CÁNH DIỀU
 + Lòng yêu nước giúp con người ta phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, sự 
 sáng tạo trong cuộc sống, lao động và chiến đấu.
 + Giúp con người có thể làm nên những điều kì diệu, có giá trị lớn lao vì con 
 người, vì quê hương đất nước...
 .........................................
ĐỀ 4 
 Đọc đoạn văn bản sau:
 Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, 
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, 
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra 
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh 
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công 
việc kháng chiến. 
Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 7, Cánh diều, 
trang 38)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn văn. 
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng phép liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, 
tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều 
được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” 
Câu 3. Cho biết câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ 
thấy” được rút gọn thành phần nào? Điều đó có tác dụng gì?
Câu 4. Theo em, tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện tình yêu nước? 
 Câu hỏi Trả lời
Câu 1 - Đoạn văn khẳng định về các phương diện biểu hiện của lòng yêu nước và trách 
 nhiệm của Đảng trong việc phát huy lòng yêu nước của nhân dân.
Câu 2 - Học sinh chỉ ra đúng phép liệt kê: ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh 
 đạo. 
 Nêu đúng tác dụng của pháp liệt kê: diễn đạt đầy đủ và sâu sắc các nhiệm vụ 
 phải làm để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân.
Câu 3 Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.” 
 được rút gọn thành phần chủ ngữ.
 Tác dụng: làm câu văn ngắn gọn hơn, tránh lỗi lặp từ.
Câu 4 Cách tuổi trẻ thể hiện lòng yêu nước: Thể hiện qua nhận thức và hành động thiết 
 thực cụ thể:
 - Hết lòng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 - Nỗ lực học tập, rèn đức luyện tài và đem tài năng ra cống hiến dựng xây đất 
 nước.
 - Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội 
 quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác.
 - Tự hào truyền thống ông cha, giữ gìn, phát huy truyền thống ông cha.
 - Tỉnh táo trước mọi hành vi khiêu khích của các thế lực thù địch.
 - Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU, NGỮ LIỆU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA
ĐỀ 1:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 - BÀI 8- CÁNH DIỀU
 Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết 
 sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
 Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và 
 tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ 
 của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì 
 ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với 
 nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. 
 Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và 
 tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung 
 thành, thật thà, chính trực.
 (Trích Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh – 
 NXB Chính trị Quốc gia)
 Câu 1. Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? Mục đích 
 nghị luận của Người là gì?
 Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết mà tác giả sử dụng trong đoạn trích.
 Câu 3. Qua đoạn trích, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm những lời dạy sâu sắc về “tình 
 yêu Tổ quốc, nhân dân” qua những lí lẽ nào? 
 Câu 4. Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? 
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Câu 1 - Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là thanh niên. 
 - Mục đích: Khuyên nhủ, dạy bảo thanh niên.
Câu 2 - Phép liên kết: 
 + Phép lặp – lặp cấu trúc: "Điều gì... thì phải... dù là một điều nhỏ", lặp từ ngữ 
 "phải...cần".
 + Phép liên tưởng: trường từ vựng về đạo đức: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, trung 
 thành, thật thà, chính trực.
 - Tác dụng của phép liên kết: nhấn mạnh về những bài học đạo đức đúng đắn, cần 
 thiết và gây tác động mạnh mẽ tới nhận thức, hành động của người làm cách mạng 
 đặc biệt với thế hệ thanh niên. 
 Qua đoạn trích, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm những lời dạy sâu sắc về “tình yêu 
 Tổ quốc, nhân dân” 
 + Tránh điều xấu, thực hiện điều tốt, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân
 + Có tinh thần dân tộc và tinh thần quốc tế, yêu và trọng lao động, giữ gìn kỷ luật, 
Câu 3
 bảo vệ của công.
 + Quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú ý đến tình hình thế giới.
 + Có tinh thần gan dạ và sáng tạo, có chí khí hăng hái, trung thành, thật thà, chính 
 trực. 
 HS tự lựa chọn và bày tỏ ý kiến:
 Lựa chọn: Nếp sống đạo đức có ý nghĩa như: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân
 + Đó là trách nhiệm của mỗi công dân với quê hương, với những người đã chịu 
 bao vất vả, hi sinh để tạo nên một Việt Nam hòa bình, từng bước phát triển, cho ta 
 niềm vui, hạnh phúc.
Câu 4
 Lựa chọn nếp sống đạo đức: yêu và trọng lao động...
 + Lao động là cách để cùng chung xây, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp, góp phần 
 dựng xây quê hương đất nước.
 + Lao động giúp ta rèn luyện bản thân, khẳng định bản thân, thực hiện nghĩa vụ, 
 trách nhiệm .
 ĐỀ 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 - BÀI 8- CÁNH DIỀU
 Đọc đoạn văn bản sau:
 (1)Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt 
là với người thân. (2)Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững 
tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi 
những người sống chưa tốt. (3)Tình yêu thương đưa ta vượt lên những điều tầm thường. 
(4)Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng 
nhau. (5)Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người 
thân của họ còn sống. (6)Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý 
mến họ...
 (Nguyễn Hữu Tiến, Trích Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ,2004, Tr 92)
 Và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Tìm câu văn thể hiện ý kiến của tác giả. Mục đích của tác giả khi đưa ra ý kiến đó 
là gì?
Câu 2. Chỉ ra cách tác giả làm rõ ý kiến đã nêu.
Câu 3. Các câu trong đoạn được liên kết với nhau bởi phép liên kết nào? 
Câu 4. Theo tác giả, chúng ta nên nói lời yêu thương đối với người khác như thế nào?
Câu 5. Nếu “Nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ” em sẽ nói với ai và 
nói điều gì?
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
 Câu Đáp án
Câu 1 - Câu văn thể hiện ý kiến: Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với 
 mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân.
 - Mục đích của tác giả: Mong muốn mọi người biết sống yêu thương, sẻ 
 chia
Câu 2 -Tác giả thuyết phục bạn đọc bằng lí lẽ:
 + Đem đến cho người ta niềm vui, hạnh phúc. 
 + Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp ta vững tin hơn trong 
 cuộc sống, có sức mạnh niềm tin để vượt qua gian khổ khó khăn nó cảm 
 hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt.
 + Tình yêu thương đưa ta vượt lên những điều tầm thường. 
 + Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có 
 thể trao tặng nhau. 
 + Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân 
 khi người thân của họ còn sống.
Câu 3 - Phép liên kết câu:
 + Phép lặp: “Tình yêu thương”- Câu (2), (3)
 “Lời yêu thương” - Câu (1)- (4)- (5)
 “ Người”...........
 + Phép nối: “Vì” nối câu (2) với câu (1)
 “ Vì vậy” - Câu (5) với câu (4)
Câu 4 - Nói lời yêu thương với ông bà, cha mẹ: bày tỏ tình cảm trân quý, biết ơn 
 trước công ơn sinh thành dưỡng dục
 - Nói lời yêu thương với thầy cô: Bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng, quý mến 
 thầy cô những người đã dạy dỗ cho tri thức 
 - Nói lời yêu thương với bạn bè: Những người luôn ở bên giúp đỡ, đồng 
 hành sẻ chia cùng ta 
 - Nói lời yêu thương với những người đem đến cho ta niềm vui, hạnh 
 phúc: Thể hiện sự cảm kích . KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 - BÀI 8- CÁNH DIỀU
BÀI 3
 Đọc văn bản sau
 Thời gian là vàng
 Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được là thời gian không 
mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
 Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng nếu 
kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
 Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu biết nắm 
thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
 Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa, đúng lúc là lãi, không 
đúng lúc là lỗ.
 Thời gian là tri thức. Phải thưởng xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà 
bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
 Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản 
thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc.
 (Phương Liên, SGK Ngữ văn 9, NXBGD 2002, Tr36,37)
 Và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Xác định vấn đề nghị luận. Mục đích nghị luận của tác giả là gì?
Câu 2. Để làm rõ vấn đề nghị luận đó người viết đưa ra những ý kiến nào?
Câu 2: Chỉ ra sự liên kết nội dung và hình thức của văn bản.
Câu 4. Văn bản trên gửi đến bạn đọc thông điệp nào? Liên hệ bản thân em trong việc 
thực hiện thông điệp đó.
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Câu hỏi Trả lời
Câu 1 - Vấn đề: Bàn về giá trị của thời gian.
 - Mục đích: Cho mọi người thấy được sự quý giá của thời gian, có ý thức sử 
 dụng thời gian sao cho hiệu quả.
Câu 2 - Ý kiến (luận điểm):
 + Thời gian là tiền vàng.
 + Thời gian là sự sống.
 + Thời gian là tri thức.
 + Thời gian là thắng lợi.
 Liên kết về nội dung:
 + Các câu trong đoạn văn tập trung làm rõ chủ đề của đoạn văn.
 + Các đoạn văn đều hướng về chủ đề chung của văn bản: Sự quý giá của thời 
 gian.
 + Các câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản được sắp xếp theo một trình tự 
 hợp lí.
 Câu 3 Liên kết hình thức: Sử dụng hợp lí các phép liên kết.
 + Phép lặp: (từ: thời gian, vàng)
 + Phép nối: (từ: thật vậy, thế mới biết, nhưng.)
 + Phép liên tưởng: (tri thức – học tập; tiền – kinh doanh – hàng hóa – lỗ 
 - lãi)
 + Phép trái nghĩa: (sống – chết; thường xuyên – bữa đực, bữa cái, thiếu 
 kiên trì; tận dụng – bỏ phí; thắng lợi – thất bại)
 Câu 4. - Văn bản trên gửi đến bạn đọc thông điệp :
 + Quý trọng thời gian
 + Sử dụng thời gian vào những việc có ý nghĩa. KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 - BÀI 8- CÁNH DIỀU
 - Học sinh sử dụng thời gian hiệu quả: Sử dụng thời gian để học tập, giúp đỡ bố 
 mẹ việc làm vừa sức, tham gia các hoạt động tập thể...
BÀI 4
 Đọc đoạn văn bản sau:
 Bạn sẽ làm gì khi có một ngày thức dậy thấy bên mình không còn việc gì nữa cả. Tiền 
trong túi không còn, việc làm không có, người yêu chia tay, bạn bè, gia đình ở xa Cuộc 
sống coi như mất hết ý nghĩa. Vậy mà đến lúc đó, tôi lại tự dưng mỉm cười.
 Con số không tròn trĩnh để người ta soi mình vào đó và chợt nhận ra những thất 
bại. Như một chiếc gương soi trung thực để thấy ta từ thuở tập bò, tập đi, vội vàng tập 
chạy, rồi thì vấp ngã. Có kẻ ngã rồi nằm luôn, có kẻ gượng dậy để ngã tiếp. Trong 
suốt cuộc đời bao nhiêu lần ta ngã, bao nhiêu lần đứng dậy, ta có nhớ hết không?
 Khi tiền trong túi không còn, tôi nghĩ đến hàng triệu người trên thế giới vẫn còn 
đang đói khát. Khi việc làm không có, tôi tin cũng có hàng triệu người khác cũng đang 
chạy đôn chạy đáo tìm việc như mình. Khi tình yêu tan vỡ, tôi viết thêm vào thời gian 
biểu của mình một số giờ học thêm hoặc đi ngủ. Và rồi tôi mỉm cười. Cuộc sống vẫn cứ 
trôi. Đôi khi ta chao đảo. Rồi sau đó ta sẽ nhận ra và lấy lại thế cân bằng. Một câu danh 
ngôn nào đấy đại ý là như vậy. Hình như tôi là người lạc quan.
 Và khi người ta no đủ, người ta sẽ không thể có được cảm giác thử sức khao khát 
và hy vọng. Bởi vậy cho đến già ta vẫn cứ là bé thơ khi chơi thứ đồ chơi này đến chán 
ngấy rồi lại đòi thứ khác. Tôi khao khát no đủ nhưng sẽ chẳng bao giờ no đủ. Lúc biết 
mình đang đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy.
 Có biết bao nhiêu người trên trái đất này tìm ý nghĩa cuộc sống bằng cách ban 
tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xôi, những người cùng khổ. Thế thì tại sao ta thấy 
đời mất hết ý nghĩa khi lại bắt đầu bằng bàn tay trắng?
Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời lại mỉm cười. Khi 
ta không còn gì hết, không có gì hết, đời sẽ ban tặng ta một cái gì đó mới mẻ hơn, hạnh 
phúc hơn. Sau hạnh phúc là bất hạnh, đi hết bất hạnh rồi sẽ gặp hạnh phúc. Điều đó 
chẳng phải là quy luật hay sao?
 (Trích Bài học của thầy- Trang 32 - NXB Hà Nội - Năm 2016)
 Và thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn văn bản trên nghị luận về vấn đề gì? Tìm câu văn thể hiện ý kiến của tác giả 
về điều đó.
Câu 2. Hình ảnh “con số không” trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3. Em hiểu như thế nào về quan niệm của tác giả: “Lúc biết mình đang đi vào cái 
vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy”.
Câu 4. Em hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với em từ đoạn trích trên? Vì sao?
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
 Câu hỏi Trả lời
Câu 1 - Đoạn văn bản trên nghị luận về vấn đề: Thái độ sống lạc quan 
 - Câu văn thể hiện:
 + Khi tiền trong túi không còn, tôi nghĩ đến hàng triệu người trên thế giới vẫn 
 còn đang đói khát.
 + Khi việc làm không có, tôi tin cũng có hàng triệu người khác cũng đang 
 chạy đôn chạy đáo tìm việc như mình.
 + Khi tình yêu tan vỡ, tôi viết thêm vào thời gian biểu của mình một số giờ 
 học thêm hoặc đi ngủ.
Câu 2 Hình ảnh “con số không” tượng trưng cho những mất mát, thất bại mà con 
 người cần phải đối diện và vượt qua trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_7_sach_canh_dieu_bai_8_on_tap_n.docx