Kế hoạch bài dạy Vật lí Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Phong Châu

docx10 trang | Chia sẻ: Mạnh Khải | Ngày: 12/04/2025 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kế hoạch bài dạy Vật lí Lớp 9 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Phong Châu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 VẬT LÍ 9 (2022– 2023) [TH&THCS PHONG CHÂU]
 Tuần 22 Ngày dạy: 07/02/2023 – Lớp 9B
 Ngày soạn: 03/02/2023 09/02/2023 – Lớp 9A
 PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm.
- Mô tả được TN thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. Biết đo đạc góc tới và 
góc khúc xạ để rút ra quy luật.
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện được thí nghiệm về khúc xạ ánh sáng.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, sáng tạo.
- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Chuẩn bị:
*GV: - SGK, tài liệu tham khảo.
* HS: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh
- Một miếng thủy tinh hình bán nguyệt.
- Một miếng xốp có chia độ.
- 2 đinh ghim.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5p) 
2. Bài mới
 Họat động của giáo Họat động của học sinh Nội dung 
 viên
 HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi 1 HS lên bảng kiểm tra miệng.
 - Hiện tượng khúc xạ là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa tia sáng đi từ nước sang không 
 khí và tia sáng đi từ không khí sang nước. 
 HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
 Mục tiêu: - Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm.
 - Mô tả được TN thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. Biết đo đạc góc tới và 
 góc khúc xạ để rút ra quy luật.
 1. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới (20p)
 Đặt vấn đề: Khi góc tới thay đổi, I. Sự thay đổi góc khúc xạ 
 góc khúc xạ thay đổi như thế theo góc tới
 nào? 1. Thí nghiệm:
 - GV: Yêu cầu HS đọc thông tin (Hình 41.1/SGK)
 mục 1, tìm hiểu:
Giáo viên: Đỗ Thị Ngọc Bích Page 1 VẬT LÍ 9 (2022– 2023) [TH&THCS PHONG CHÂU]
 + Nghiên cứu mục đích TN Dùng phương pháp che 
 + Nêu phương pháp nghiên cứu khuất để nghiên cứu
 + Nêu bố trí TN a, Cắm đinh A
 + Phương pháp che khuất là gì?
 - GV: Hướng dẫn HS các bước - HS: Tìm hiểu theo các - AIM = 600
 tiến hành thí nghiệm. yêu cầu của GV, trả lời. - Cắm đinh tại I
 + Đặt khe hở I của miếng thuỷ - Cắm đinh tại A’ sao cho 
 tinh đúng tâm của tấm tròn chia mắt chỉ nhìn thấy đinh A’
 độ. C1: Đặt mặt ở phía cạnh 
 + Xác định các vị trí cần có của cong của miếng thuỷ tinh ( 
 đinh ghi A'. hoặc nhựa trong suốt) ta 
 - GV: Yêu cầu các nhóm tiến thấy chỉ có 1 vị trí quan sát 
 hành thí nghiệm. - HS: Hoạt động nhóm được ảnh của đinh ghim A 
 Thời gian: 10p + Nhận dụng cụ thí qua miếng thuỷ tinh, điều đó 
 nghiệm. chứng tỏ ánh sáng từ A phát 
 + Tiến hành thí nghiệm ra truyền đến khe hở I vào 
 theo sự hướng dẫn của miếng thuỷ tinh rồi đến mắt. 
 giáo viên. Khi chỉ nhìn thấy đinh ghim 
 + Trao đổi t, thảo luận A’ có nghĩa là A’ đã che 
 trả lời C1, C2. khuất I và A. Do đó ánh 
 + Ghi kết quả vào bảng sáng từ A phát ra không đến 
 - GV: Theo dõi, hướng dẫn các 1. được mắt, vậy đường nối tại 
 nhóm tiến hành thí nghiệm. + Vẽ đướng truyền tia vị trí A, I, A’ là đường 
 - GV: Thông báo hết thời gian, sáng trong từng trường truyền của tia sáng từ đinh 
 yêu cầu các nhóm báo cáo kết hợp (Dùng bút nối đinh ghim A tới mắt.
 quả thí nghiệm. A, I, A') C2: Tia sáng đi từ không khí 
 + Gợi ý câu trả lời: vào thuỷ tinh bị khúc xạ tại 
 Khi nào mắt ta nhìn thấy đinh mặt phân cách giữa không 
 ghi A qua miếng thuỷ tinh? khí và thuỷ tinh, AI là tia tới, 
 Khi mắt ta chỉ nhìn thấy đinh IA’ là tia khúc xạ, góc NIA 
 ghi A', chứng tỏ điều gì? là góc tới, góc N’IA’ là góc 
 - GV: Tổ chức thảo luận chung khúc xạ.
 toàn lớp. Kết luận. Bảng 1
 - GV: Gọi 3 HS rút ra kết luận về 
 mối quan hệ giữa góc khúc xạ và KQ đo góc 
 góc tới trong thí nghiệm trên. Lần đo góc tới i khúc xạ 
 - GV: Chốt lại kiến thức. - HS: Đại diện nhóm r
 ? ánh sáng đi từ môi trường trình bày kết quả. 1 600
 không khí sang môi trường khác 2 450
 3 300
Giáo viên: Đỗ Thị Ngọc Bích Page 2 VẬT LÍ 9 (2022– 2023) [TH&THCS PHONG CHÂU]
 nước và thuỷ tinh có tuân theo 4 00
 quy luật này không? 2. Kết luận
 - GV: Thông báo mục 3 - mở (SGK/111)
 rộng. 3. Mở rộng
 - HS: Rút ra kết luận. ánh sáng đi từ môi trường 
 không khí vào môi trường 
 khác nước cũng đều tuân 
 theo quy luật này
 - Góc tới giảm -> góc khúc 
 xạ giảm
 - Góc khúc xạ < góc tới
 - Góc tới = 0 -> góc khúc xạ 
 = 0
 HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
 Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
 Câu 1: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi
 A. góc tới bằng 0.
 B. góc tới bằng góc khúc xạ.
 C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
 D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
 Câu 2: Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào 
 sau đây là sai?
 A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.
 B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.
 C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.
 D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
 Câu 3: Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. 
 Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu 
 vì:
 A. có sự khúc xạ ánh sáng.
 B. có sự phản xạ toàn phần.
 C. có sự phản xạ ánh sáng.
 D. có sự truyền thẳng ánh sáng.
 Câu 4: Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên 
 góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:
 A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.
 B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.
 C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.
 D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.
Giáo viên: Đỗ Thị Ngọc Bích Page 3 VẬT LÍ 9 (2022– 2023) [TH&THCS PHONG CHÂU]
 Câu 5: Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong 
 suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người 
 đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?
 A. Không lần nào
 B. Một lần
 C. Hai lần
 D. Ba lần
 Câu 6: Ta có bảng sau:
 A B
 a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng 1. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới
 tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi 
 trường trong suốt khác nhau thì
 b. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước 2. Bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ. Độ 
 thì lớn góc phản xạ bằng góc tới.
 c. Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí 3. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
 thì
 d. Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng 4. Góc khúc xạ cũng bằng 0, tia không bị gãy 
 tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi khúc khi truyền qua hai môi trường.
 trường thì
 e. Khi góc tới bằng 0 thì 5. Bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp 
 tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Góc 
 khúc xạ không bằng góc tới.
 Phương án nào sau đây ghép mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B là đúng?
 A. a – 2
 B. b – 1
 C. c – 3
 D. e – 4
 Câu 7: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?
 A. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
 B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
 C. Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00.
 D. Khi góc tới bằng 450 thì góc khúc xạ cũng bằng 450.
 Câu 8: Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?
 A. Góc tới tăng, góc khúc xạ giảm.
 B. Góc tới tăng, góc khúc xạ tăng.
 C. Góc tới tăng, góc khúc xạ không đổi.
Giáo viên: Đỗ Thị Ngọc Bích Page 4 VẬT LÍ 9 (2022– 2023) [TH&THCS PHONG CHÂU]
 D. Cả B và C đều đúng.
 Câu 9: Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu từ nước ta thấy vật không sáng bằng 
 khi nhìn vật đó qua gương phẳng? Vì sao?
 A. Một phần ánh sáng bị khúc xạ vào nước.
 B. Một phần ánh sáng bị phản xạ trở về môi trường không khí.
 C. Cả A và B đều sai.
 D. Cả A và B đều đúng.
 Câu 10: Để có thể bắt chính xác con cá dưới nước, ta phải:
 A. Bắt thẳng đứng từ trên xuống.
 B. Không sử dụng phương pháp nào.
 C. Nhìn theo phương nghiêng để bắt cá cho gần hơn.
 D. Cả A và C.
 HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
 Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
 - GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C3. II. Vận dụng
 - GV: Gợi ý C3:
 + B cách đáy bình 1/3 cột nước. - Nối B với M cắt PQ tại I.
 + Mắt nhìn thấy ảnh của viên sỏi - Nối I với A ta có đướng 
 là do ánh sáng từ viên sỏi đến mắt truyền của tia sáng từ A tới 
 ta. Hãy vẽ đường truyền của tia sáng - HS: Trả lời C3. mắt.
 đó.
 + ánh sáng truyền từ A tới M có 
 truyền theo đường thẳng không? Vì 
 sao?
 (Không, vì do hiện tượng khúc xạ 
 ánh sáng)
 + Mắt nhìn thấy A hay B? Vì sao? M
 •
 (Thấy B vì ánh sáng không truyền 
 thẳng từ A tới mắt. Mà mắt đón tia P Q
 khúc xạ vì vậy chỉ nhìn thấy ảnh cúa B•
 A đó là B.) A
 + Xác định tới bằng phương pháp •
 nào? 
 (Nối B với M cắt mặt phân cách tại C4: IG là đường biểu tia 
 I. IM là tia khúc xạ - HS: Cá nhân trả lời khúc xạ của tia tới SI
 Nối A với I ta được tia tới. AIM là C4.
 đường truyền của tia sáng)
 - GV: Kết luận. 
 HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
 Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Giáo viên: Đỗ Thị Ngọc Bích Page 5 VẬT LÍ 9 (2022– 2023) [TH&THCS PHONG CHÂU]
 - GV: Khi ánh sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng 
 khác nhau thì góc khúc xạ và góc tới có quan hệ với nhau như thế nào?
 - HS: Đọc phần ghi nhớ và "có thể em chưa biết"
4. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài và làm BT 40.41.1 (SBT )
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên: Đỗ Thị Ngọc Bích Page 6 VẬT LÍ 9 (2022– 2023) [TH&THCS PHONG CHÂU]
 Tuần 22 Ngày soạn: 08/02/2023 – Lớp 9B
 Ngày soạn: 03/02/2023 Ngày dạy: 10/02/2023 – Lớp 9A
 LĂNG KÍNH
A. MỤC TIÊU:
 1. Yêu cầu cần đạt:
 - Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính
 - Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính
 - Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng , giải thích được một số hiện tượng đơn giản 
 trong thực tế.
 2. Năng lực
 a, Nhận thức khoa học tự nhiên
 - Nhận biết hình dạng , vật liệu làm lăng kính
 - Nhận biết được đường truyền ánh sáng khi truyền qua lăng kính 
 - Trình bày được tác dụng của lăng kính: làm lệch một chùm tia sáng.
 b , Tìm hiểu tự nhiên
 - Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề: Ánh sáng Mặt trời khi đến lăng kính sẽ truyền đi 
 như thế nào
 - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Tia sáng khi truyền qua lăng kính bị lệch theo 
 hướng khác nhau.
 - Lập kế hoạch thí nghiệm ( thiết kế phương án thí nghiệm) kiểm tra giả thuyết trên về đường 
 truyền của ánh sáng khi truyền qua lăng kính
 - Thực hiện kế hoạch( tiến hành được thí nghiệm) kiểm tra giả thuyết 
 - Rút ra kết luận về đường truyền của ánh sáng qua lăng kính.
 c, Vận dụng kiến thức, kĩ năng
 Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thiết kế phương án TN và tiến hành TN kiểm 
 nghiệm về đường đi của ánh sáng qua lăng kính.
 3. Phẩm chất
 - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.
 - Chăm chỉ: cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
 - Trung thực: Khách quan công bằng trong tiến hành TN về lăng kính.
 - Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến cá nhân trong nhóm học tập.
B. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK lớp 9 và tài liệu bài lăng kính SGK lớp 11
- Một số mẫu lăng kính
- Một lăng kính tam giác đều.
- Một nguồn phát ánh sáng (Bộ bóng đèn pin 12V-6W), nguồn điện, dây dẫn điện.
- Một màn chắn trên có khoét 1 khe hẹp.
- Một số hình ảnh về ứng dụng của lăng kính trong đời sống.
C. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
Giáo viên: Đỗ Thị Ngọc Bích Page 7 VẬT LÍ 9 (2022– 2023) [TH&THCS PHONG CHÂU]
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: giúp HS xác định được nhiệm vụ cần tìm hiểu (chủ đề lăng kính) : hình dạng, sự 
truyền ánh sáng qua lăng kính.
- Nội dung hoạt động: GV giới thiệu lăng kính.
- Sản phẩm: HS xác định được nhiệm vụ học tập. 
- Tổ chức: 
GV đưa ra nhiều dụng cụ quang học gồm: kính lúp, TKHT, TKPK, lăng kính yêu cầu HS 
chọn ra vật dụng có dạng hình lăng trụ đứng, trong suốt. 
GV giới thiệu: dụng cụ như vậy được gọi là lăng kính. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1: Tìm hiểu cấu tạo của lăng kính
a, Mục tiêu
- Nhận biết được cấu tạo của lăng kính
b, Nội dung hoạt động
- HS quan sát , nhận biết chất liệu, hình dạng của lăng kính
c, Sản phẩm học tập
- Mô tả được hình dạng , chất liệu của lăng kính
d, Tổ chức hoạt động
- Giáo viên giao nhiệm vụ: 
 + Quan sát các lăng kính, mô tả hình dạng và chất liệu của lăng kính.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
 + Quan sát các lăng kính , mô tả được hình dạng và chất liệu của lăng kính.
- Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
 Lăng kính có: 
 + Khối chất trong suốt, đồng nhất, thường có dạng lăng trụ tam giác.
 + Cấu tạo: 2 mặt bên, cạnh và đáy.
- Giáo viên tổng kết: Vậy tia sáng khi truyền qua lăng kính có đặc điểm gì
2.2: Đường truyền của ánh sáng qua lăng kính 
a, Mục tiêu:
- Lập luận từ định luật khúc xạ ánh sáng để tìm được đường đi của ánh sáng.
- Thiết kế phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm để rút ra kết luận về đường truyền 
của ánh sáng qua lăng kính.
b. Nội dung hoạt động.
Giáo viên: Đỗ Thị Ngọc Bích Page 8 VẬT LÍ 9 (2022– 2023) [TH&THCS PHONG CHÂU]
- Thông qua TN, HS rút kết luận và vẽ được sơ đồ đường truyền ánh sáng qua lăng kính. 
c. Sản phẩm học tập.
- Nội dung lập luận từ định luật khúc xạ ánh sáng để đi đến giả thuyết về đường đi của tia 
sáng qua lăng kính:
 + Tia sáng khi truyền từ không khí vào lăng kính sẽ đi qua các môi trường không khí, 
thủy tinh và sự khúc xạ ánh sáng xảy ra ở những mặt phân cách giữa thủy tinh và không khí.
 + Tia sáng khi truyền từ môi trường thủy tinh (lăng kính) đi ra ngoài không khí và sự 
khúc xạ ánh sáng xảy ra ở những mặt phân cách giữa thủy tinh và không khí.
- Thiết kế phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm để rút ra kết luận về đường đi của 
tia sáng qua lăng kính.
- Thiết kế phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm để rút ra kết luận về đường đi của 
ánh sáng trắng qua lăng kính.
- Sơ đồ đường truyền ánh sáng khi qua lăng kính. 
d. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vu:
+ Từ dụng thí nghiệm yêu cầu học sinh thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
+ Rút ra kết luận và vẽ được đường truyền ánh sáng qua lăng kính. 
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
 + Thiết kế và thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
 + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên kết luận về đường đi của tia sáng qua lăng kính: Ánh sáng qua lăng kính bị tách 
thành các ánh sáng màu sắp xếp theo thứ tự: đỏ, cam , vàng, lục, lam, chàm, tím được gọi là 
quang phổ của ánh sáng trắng. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập:
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm hoàn thành các bài tập sau: 
Bài 1: Lăng kính có dạng
 A. Lăng trụ đứng tam giác B. Lăng trụ đứng tứ giác. 
 C. Lăng trụ đứng ngũ giác. D. Hình dạng bất kì. 
Bài 2: Ánh sáng Mặt Trời khi đi qua lăng kính bị phân tích thành
 A. Ánh sáng đỏ và ánh sáng tím B. Ánh sáng đỏ và ánh sáng cam
 C. Ánh sáng xanh và ánh sáng tím D. Vô số ánh sáng màu.
Bài 3: Thiết bị nào sau đây có ứng dụng của lăng kính? 
 A. Kính lúp. B. Kính tiềm vọng. 
 C. Kính thiên văn. D. Kính hiển vi. 
Bài 4 : Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?
A. Hiện tượng cầu vồng. B. Ánh sáng màu trên váng dầu.
C. Bong bóng xà phòng. D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.
Bài 5: Nghiên cứu bài học, tóm tắt thành sơ đồ tư duy.
Bài 6: Vẽ sơ đồ đường truyền của ánh sáng trắng qua lăng kính. (hoạt động nhóm).
4. Hoạt động vận dụng: 
Giáo viên: Đỗ Thị Ngọc Bích Page 9 VẬT LÍ 9 (2022– 2023) [TH&THCS PHONG CHÂU]
- GV yêu cầu HS ôn tập và vận dụng kiến thức đã học về lăng kính ở nhà:
Bài tập: Giải thích các hiện tượng sau:
a. Hiện tượng cầu vồng sau mưa? 
b. Quan sát thấy màu sắc sặc sỡ trên bong bóng xà phòng
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
 Tổ trưởng
 Nguyễn Thị Khuyên
Giáo viên: Đỗ Thị Ngọc Bích Page 10

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_vat_li_lop_9_tuan_22_nam_hoc_2022_2023_truo.docx
Bài giảng liên quan