Kế hoạch bộ môn: Sinh học 8

Chương trình sinh học lớp 8 là phân môn kế tiếp chương trình Sinh học ở lớp 7 và lớp 8 trong chương trình Trung học cơ sở. Vì vậy các em cũng đã phần nào làm quen với phương pháp học tập của bộ môn. Tuy nhiên những kiến thức về cơ thể người thì đây cũng là lần đầu tiên các em nghiên cứu dưới góc độ của Sinh học nên cũng còn nhiều khó khăn trong cả việc dạy của giáo viên và việc lĩnh hội kiến thức của học sinh vì:

+ Học sinh bước đầu làm quen với việc nghiên cứu về cơ thể người vô cùng phức tập và còn nhièu điều mới mẻ với chính bản thân các em

+ Những điều mới về kiến thức trong chương trình cải cách SGK

+ Có nhiều điểm mới về nội dung SGK ( cách biên soạn, nội dung kiến thức )

+ Đặc biệt là phương pháp dạy và học

+ Đi sâu vào rèn luyện thực hành và rèn luyện kĩ năng

Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có một kiến thức sâu rộng vững chắc và đặc biệt là vận dụng khéo léo phương pháp dạy và học cho từng bài, từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó cần đặt ra cho mình phương pháp học tốt nhất, biết cách tự chiếm lĩnh kiến thức, tự tìm tòi kiến thức biết ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày

 

doc8 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kế hoạch bộ môn: Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trường THCS Thị Trấn Núi Đối
Tổ khoa học tự nhiên
Kế hoạch bộ môn: sinh học 8
========úúú========
A. Mục đích yêu cầu
1. Học sinh thấy được nguồn gốc tổ tiên của con người thông qua bài mở đầu: con người có nguồn gốc từ động vật nhưng tiến hoá hơn so với động vật
- Giới thiệu sơ lược về cơ thể người thông qua các đặc điểm cầu tạo và hình dạng bên ngoài
- Trên cơ sở hiểu biết về cơ thể người giúp đưa ra các biện pháp vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ cho con người
2. Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo của các đơn vị cấu tạo nên cơ thể người
- Chương I: Khái quát về cơ thể người: Nghiên cứu khái quát về cấu tạo cơ thể người được chia thành 3 phần chính, nghiên cứu về đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên các cơ quan hệ cơ quan trong cơ thể con người là tế bào và mô. Từ đó học sinh thấy được đặc điểm khái quát nhất của cơ thể con người và khẳng định kết luận con người có nguồn gốc từ động vật và tiến hoá hơn so với động vật
- Chương II: Vận động: Giới thiệu về hệ vận động ( hệ cơ xương ). Nghiên cứu cấu tạo và vai trò của bộ xương trong quá trình hoạt động của con người, nghiên cứu các loại cơ và nguyên lí hoạt động của chúng
- Chương III: Tuần hoàn đi sâu vào nghiên cứu quá trình tạo thành màu, con đường vận chuyển của máu, quá trình đông máu và nguyên tắc truyền máu trong y tế
+ Nghiên cứu về tim và mạch máu, quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch từ đó đưa ra biện pháp vệ sinh hệ tuần hoàn một cách khoa học
- Chương IV: Hô hấp: Nghiên cứu các hoạt động hô hấp và cấu tạo các cơ quan hô hấp
+ Nghiên cứu quá trình hô hấp diễn ra như thế nào và các biện pháp vệ sinh hô hấp
- Chương V: Tiêu hoá: - Nghiên cứu cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa
+ Nghiên cứu quá trình tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng trong dạ dày và trong ruột non
+ Quá trình hấp thụ dinh dưỡng và thải phân, các biện pháp vệ sinh hô hấp
- Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng: Nghiên cứu về quá trình trao đổi chất bao gồm quá trình đồng hoá và dị hoá, thân nhiệt trong cơ thể, các vitamin, muối khoáng tham gia vào hoạt động trao đổi chất và năng lượng. Từ đó có cách ăn uống phù hợp để nâng cao sức khoẻ
- Chương VII: Bài tiết: Nghiên cứu cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết
+ Nghiên cứu quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào ? vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
- Chương VIII: Da: - Cấu tạo và chức năng của da các biện pháp bảp vệ da 1 cách khoa học
- Chương IX: Thần kinh và giác quan:
+ Giới thiệu chung về hệ thần kinh: dây thần kinh, trung ương thần kinh, các hệ thần kinh sinh dưỡng
+ Nghiên cứu về cấu tạo của các cơ quan phân tích: thị giác, thính giác
+ Nghiên cứu về các phản xạ của con người bao gồm phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, các hoạt động thần kinh cấp cao, các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh
- Chương X: Nội tiết: Giới thiệu chung về hệ nội tiết các tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tuỵ, tuyến sinh dục và tuyến trên then, sự điều hoà hoạt động của các tuyến
- Chương XI: Sinh sản: - Cấu tạo của các cơ quan sinh dục nam và nữ, quá trình thụ tinh và thụ thai diễn ra như thế nào
+ Đưa ra các cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai và phòng chống HIV – AIDS
3. Học sinh thấy được mối liên hệ giữa nội dung SH 7 với SH8 đặc biệt phần ĐVCXS, đồng thời cung cáp thêm cho HS những kiến thức giải phẫu sinh lí ở mức độ cao hơn
4. Học sinh biết cách so sánh 1 cách khái quát con người so với động vật và thực vật, vị trí của con người trong giới tự nhiên
5. Biết cách quan sát, phân tích tổng hợp để viết báo cáo sau mỗi bài thực hành
6. Học sinh được rèn tư duy suy nghĩ độc lập để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống
7. Rèn kĩ năng nghiên cứu khoa học
B. Đặc điểm tình hình bộ môn:
1. Đặc điểm tùnh hình bộ môn:
- Chương trình sinh học lớp 8 là phân môn kế tiếp chương trình Sinh học ở lớp 7 và lớp 8 trong chương trình Trung học cơ sở. Vì vậy các em cũng đã phần nào làm quen với phương pháp học tập của bộ môn. Tuy nhiên những kiến thức về cơ thể người thì đây cũng là lần đầu tiên các em nghiên cứu dưới góc độ của Sinh học nên cũng còn nhiều khó khăn trong cả việc dạy của giáo viên và việc lĩnh hội kiến thức của học sinh vì:
+ Học sinh bước đầu làm quen với việc nghiên cứu về cơ thể người vô cùng phức tập và còn nhièu điều mới mẻ với chính bản thân các em
+ Những điều mới về kiến thức trong chương trình cải cách SGK
+ Có nhiều điểm mới về nội dung SGK ( cách biên soạn, nội dung kiến thức )
+ Đặc biệt là phương pháp dạy và học
+ Đi sâu vào rèn luyện thực hành và rèn luyện kĩ năng
Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có một kiến thức sâu rộng vững chắc và đặc biệt là vận dụng khéo léo phương pháp dạy và học cho từng bài, từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó cần đặt ra cho mình phương pháp học tốt nhất, biết cách tự chiếm lĩnh kiến thức, tự tìm tòi kiến thức biết ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày
2. Đặc điểm đối tượng học sinh, cơ sở vật chất và các đặc điểm khác:
- Trường THCS Thị Trấn Núi Đối khối lớp 8 có 2 lớp: 8A, 8B
- Nhìn chung các em đều rất ngoan ngoãn tích cực học tập ham tìm hiểu có tư duy sáng tạo có ý thức tốt có niềm tin, lí tưởng sống mạnh mẽ.
- Nhìn chung đa số các em vận dụng tốt và có hiệu quả các phương pháp học bộ môn một cách sáng tạo và thu được kết quả cao
- Tuy nhiên bên cạnh đa số các em có ý thức tốt còn 1 bộ phận nhỏ các em học sinh còn chưa xác định được động cơ học tập chưa làm quen với phương pháp học tập của bộ môn nên còn nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Chính sự khác biệt về nhận thức đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp cho phù hợp với từng đối tượng để có hiệu quả tốt nhất.
- Khó khăn về sĩ số, HS còn động, trình độ lĩnh hội kiến thức ở mỗi lớp cũng không đồng đều ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy và kết quả học tập của học sinh
- Khó khăn về cơ sở vật chất: Chưa có phòng thực hành Sinh học riêng, thiết bị dạy học chưa thật đầy đủ, số lượng học sinh đông dẫn đến khó khăn trong việc tiến hành thực hành.
C. Nhiệm vụ cụ thể:
Nội dung
Phương pháp
Phương tiện dạy học
Hình thức tổ chức dạy học
Chương I: KháI quát về cơ thể người
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Các dụng cụ thực hành: kính hiển vi, lam kính, lamen
- Các tiêu bản về mô tế bào: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô sụn, mô xương, mô máu
- Bảng phụ, tranh vẽ, mô hình, phiếu học tập
- Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Hoạt động cá nhân
- Làm thực hành theo nhóm nhỏ
Chương II: Vận động
- Phương pháp quan sát đồ dùng trực quan
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Các dụng cụ dùng cho việc thực hành phan tích thành phần hoá học của xương: axit HCl, xương đùi ếch, đèn cồn
- Bảng phụ, tranh vẽ, mô hình
- Máy chiếu, phim trong
- Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Hoạt động cá nhân
Chương III: Tuần hoàn
- Phương pháp quan sát đồ dùng trực quan
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Bảng phụ, tranh vẽ, phiếu học tập, mô hình, sơ đồ
- Mẫu huyết thanh chuẩn cho thực hành phân tích nhóm máu
- Các mẫu máu để phân tích
- Kính hiển vi, lam kính, lamen, kin chích máu
- Dụng cụ để thực hành sơ cứu cầm máu: băng, gạt, bông, dây cao su, vải mềm, cồn iốt
- Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Hoạt động cá nhân
- Làm thực hành theo nhóm nhỏ
Chương IV: Hô hấp
- Phương pháp quan sát đồ dùng trực quan
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp quan sát phân tích tổng hợp
- Bảng phụ, tranh vẽ, phiếu học tập, mô hình, sơ đồ
- Các dụng cụ dùng trong bài thực hành hô hấp nhân tạo
- Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Hoạt động cá nhân
- Làm thực hành theo nhóm nhỏ
- Xem băng về hoạt động hô hấp diễn ra ở phổi và sự phối hợp của các cơ trong hoạt động hô hấp
Chương V: Tiêu hoá
- Phương pháp quan sát đồ dùng trực quan
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp quan sát phân tích tổng hợp
- Bảng phụ, tranh vẽ, phiếu học tập
- Băng hình, máy chiếu
- Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Hoạt động cá nhân
- Làm thực hành theo nhóm nhỏ
- Xem băng về hoạt động tiêu hoá
Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng
- Phương pháp quan sát đồ dùng trực quan
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp quan sát phân tích tổng hợp
- Bảng phụ, tranh vẽ, phiếu học tập
- Mô hình.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Hoạt động cá nhân
Chương VIII: Bài tiết
- Phương pháp quan sát đồ dùng trực quan
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp quan sát phân tích tổng hợp
- Bảng phụ, tranh vẽ, phiếu học tập
- Mô hình.
- Băng hình, máy chiếu
- Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Hoạt động cá nhân
- Làm thực hành theo nhóm nhỏ
- Xem băng về hoạt động bài tiết
Chương IX: Thần kinh và giác quan
- Phương pháp quan sát đồ dùng trực quan
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp quan sát phân tích tổng hợp
- Phương pháp thực hành
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Tranh vẽ mô hình
- Máy chiếu, phim trong
- Tài liệu liên quan tới hệ thần kinh va giác quan
- Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Hoạt động cá nhân
- Làm thực hành theo nhóm nhỏ
- Xem băng về hoạt động của hệ thần kinh
Chương X: Nội tiết
- Phương pháp quan sát đồ dùng trực quan
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp quan sát phân tích tổng hợp
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Tranh vẽ mô hình
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Tranh vẽ mô hình
Chương XI: Sinh sản
- Phương pháp quan sát đồ dùng trực quan
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp quan sát phân tích tổng hợp
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Tranh vẽ mô hình
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Tranh vẽ mô hình
D. Chỉ tiêu phấn đấu:
Chỉ tiêu
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
8A
28% ( 15 HS )
63% ( 33 HS )
9% ( 4 HS )
0%
8B
7% ( 3 HS )
37% ( 13 HS )
56% ( 10 HS )
0%
E. Biện pháp thực hiện:
1. Đảm bảo thực hiện đúng chương trình:
- Dạy đủ số giờ, số tiết quy định
- Soạn giáo án 3 ngày trước khi lên lớp
- Kiểm tra một tiết theo đúng phân phối chương trình, trả chữa bài kiểm tra theo đúng quy định
2. Đảm bảo giờ dạy có đủ đồ dùng dạy học:
- Thực hiện tốt và đầy đủ các bài thực hành
3. áp dụng các phương pháp giảng dạy theo đúng yêu cầu của từng bài, theo đúng nhiệm vụ của bộ môn đề ra
4. Có kế hoạch tìm hiểu xác định từng đối tượng học sinh có kế hoạch phân phối đối tượng học sinh thành các nhóm: giỏi, khá, trung bình, yếu để có kế hoạch và phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh
* Kiến nghị:
- Đầu tư tốt hơn nữa về cơ sở vật chất cho dạy và học
- Biên chế lớp còn quá đông

File đính kèm:

  • docKe hoach bo mon SH8.doc