Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2009-2010 môn thi: Sinh Học

Câu I. (5,25 điểm)

Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn và gen b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng khác nhau.

1/ Viết các kiểu gen quy định cây thân cao quả tròn và cây thân thấp quả bầu dục.

2/ Các cây nói trên thực hiện giảm phân bình thường cho ra những loại giao tử nào? Từ đó hãy nêu công thức tổng quát tính số loại giao tử của cơ thể có chứa n cặp gen dị hợp.

3/ Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để:

a. F1 có 100% cây thân cao quả tròn.

b. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1:1:1.

c. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9:3:3:1.

d. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1.

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2009-2010 môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS
Năm học 2009-2010
Môn thi: Sinh học
 (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu I. (5,25 điểm)
ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn và gen b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng khác nhau.
1/ Viết các kiểu gen quy định cây thân cao quả tròn và cây thân thấp quả bầu dục.
2/ Các cây nói trên thực hiện giảm phân bình thường cho ra những loại giao tử nào? Từ đó hãy nêu công thức tổng quát tính số loại giao tử của cơ thể có chứa n cặp gen dị hợp.
3/ Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để:
F1 có 100% cây thân cao quả tròn.
F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1:1:1.
F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9:3:3:1.
F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1.
Câu II. (2,25 điểm)
ở người 2n = 46, có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế bào con tạo ra đều giảm phân.
a. Nếu là nữ: có bao nhiêu giao tử cái (trứng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào? 
b. Nếu là nam: có bao nhiêu giao tử đực (tinh trùng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào? 
c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái trong quá trình thụ tinh thì hợp tử tạo ra có bao nhiêu NST và chứa cặp NST giới tính nào?
Câu III. (2,0 điểm)
So sánh quá trình tự nhân đôi ADN và quá trình tổng hợp ARN.
Câu IV. (2,0 điểm)
1/ Trình bày cơ chế hình thành thể đa bội chẵn. Nêu đặc điểm thể đa bội.
2/ Phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội.
Câu V. (2,0 điểm)
1/ Kể tên các phương pháp nghiên cứu di truyền người.
2/ Qua nghiên cứu, người ta xác định được ở người: bệnh máu khó đông là do gen a quy định, máu bình thường do gen A quy định. Gen quy định tính trạng này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên NST Y.
Đây là kết quả của phương pháp nghiên cứu di truyền người nào?
Trong quần thể người có bao nhiêu kiểu gen quy định tính trạng trên? Đó là những kiểu gen nào?
Câu VI. (2,0 điểm)
Nhà ông B có một đàn gà ri gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông lại cho gà ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con mái để làm giống. 
Trong sinh học gọi tên phép lai này là gì? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào?
Người ta khuyên ông thay con trống bằng dòng gà móng tốt. Lời khuyên này có đúng không? Tại sao? Phép lai này tên là gì?
Câu
Nội dung
I
1.KG cây thân cao quả tròn: AABB; AaBB; AABb; AaBb
 KG cây thân thấp quả bầu dục: aabb
2. +) Những loại giao tử.
Kiểu gen
Giao tử
AABB
AB
AaBB
AB; aB
AABb
AB; Ab
AaBb
AB; Ab; aB; ab
aabb
ab
 +) CT TQ: 2n
3. a) F1: 100% thân cao quả tròn --> P: 
AABB x aabb; AABB x AABB; AABB x AaBB; 
AABB x AaBb; AABB x AABb; AaBB x AABb
 b) F1 có tỉ lệ: 1:1:1:1 --> P: AaBb x aabb
 c) F1 có tỉ lệ: 9:3:3:1 --> P: AaBb x AaBb
 d) F1 có tỉ lệ: 1:1 --> P: AaBB x aabb; AABb x aabb
II
Số TB con thực hiện giảm phân: 5x23 = 40 TB
a) Nữ: +) Số giao tử cái (trứng): 40 +) Số NST: 23 NST +) NST gt là: X
b) Nam: +) Số giao tử đực(TT): 40x4 = 160. +) Số NST: 23 NST +) NST gt là: X hoặc Y
c) NST giới tính: XX hoặc XY ( hoặc 44A + XX ; 44A + XY), 2n = 46
III
* Giống nhau: +) Xảy ra trong nhân TB ở kì trung gian. +) Lấy ADN làm khuôn mẫu.
 +) Cần có Enzim và Nuclêôtit tự do.
 +) Các Nu tự do lk với các Nu trên mạch khuôn theo NTBS.
* Khác nhau:
Tự nhân đôi ADN
Tổng hợp ARN
+)ADN duỗi xoẵn toàn bộ.
+) Hai mạch mới tổng hợp đồng thời.
+) Tự sao theo NTBS A-T; 
G-X và nguyên tắc BBT
+)KQ sau 1 lần tự sao: 2 pt ADN con hình thành.
+) Từng gen duỗi xoắn.
+) Một mạch mới tổng hợp.
+) Sao mã theo NTBS: A-U; G-X
+)KQ sau 1 lần sao mã : 1 pt ARN hình thành.
IV
a) Cơ chế: - Rối loạn nguyên phân - Rối loạn giảm phân
 ĐĐ: - Hàm lượng ADN tăng --> Tăng quá trình TĐC --> Kích thước cơ quan sinh dưỡng to à Năng xuất cao. 
 - Sinh trưởng pt mạnh và sức chống chịu tốt.
b) Phân biệt: 
Đa bội
Lưỡng bội
+) Số NST là bội số của n.
+) NB được bằng mắt thường
+) NST: 2n
V
(
1/ Có 2 pp nghiên cứu: Nghiên cứu phả hệ , Trẻ đồng sinh 
2/ a) Là kết quả của pp nghiên cứu phả hệ.
 b) Nữ: XaXa; XAXa; XAXA .
 Nam: XAY; XaY 
a) +) Hình thức giao phối gần (giao phối cận huyết) ở động vật
 +) Biểu hiện: Hiện tượng thoái hóa 
b) +) Lời khuyên đó là đúng 
 +) Nhằm tạo ưu thế lai: ( nêu được biểu hiện ưu thế lai)
 Vì các gen trội có lợi được biểu hiện ở F1
 +) Phép lai đó là: Phép lai khác dòng.

File đính kèm:

  • docDe thi HSG lop 9.doc
Bài giảng liên quan