Kì thi tuyển Sinh vào lớp 10 THPT chuyên môn: sinh học năm học 2010 – 2011

Câu 1(1,0 điểm).Cho trâu đực đen (1) giao phối với trâu cái đen (2). Năm đầu sinh được con nghé đen (3) và năm sau sinh được con nghé xám (4).

- Nghé (3) lớn lên giao phối với trâu xám (5) sinh được nghé xám (6).

- Nghé (4) lớn lên giao phối với trâu đen (7) sinh được nghé đen (8).

Biết tính trạng màu lông của trâu do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.

a/ Có thể xác định tính trạng trội lặn được không? Giải thích.

b/ Biện luận để xác định kiểu gen của cả 8 con trâu nói trên.

Câu 2(1,0 điểm). Bộ nhiễm sắc thể của một loài sinh vật được kí hiệu là AaBb.

a/ Loài sinh vật trên có mấy cặp nhiễm sắc thể?

b/ Viết kí hiệu có thể có của bộ nhiễm sắc thể của loài sinh vật trên ở kì đầu của ngyên phân, kì đầu của phân bào giảm phân II và kì cuối của phân bào giảm phân II (Quá trình nguyên phân và giảm phân xảy ra bình thường).

 

doc5 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kì thi tuyển Sinh vào lớp 10 THPT chuyên môn: sinh học năm học 2010 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN 
Môn: Sinh học; Năm học 2010 – 2011
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề.
 	 ( Đề thi gồm có 01 trang )
Câu 1(1,0 điểm).Cho trâu đực đen (1) giao phối với trâu cái đen (2). Năm đầu sinh được con nghé đen (3) và năm sau sinh được con nghé xám (4).
- Nghé (3) lớn lên giao phối với trâu xám (5) sinh được nghé xám (6).
- Nghé (4) lớn lên giao phối với trâu đen (7) sinh được nghé đen (8).
Biết tính trạng màu lông của trâu do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
a/ Có thể xác định tính trạng trội lặn được không? Giải thích.
b/ Biện luận để xác định kiểu gen của cả 8 con trâu nói trên.
Câu 2(1,0 điểm). Bộ nhiễm sắc thể của một loài sinh vật được kí hiệu là AaBb.
a/ Loài sinh vật trên có mấy cặp nhiễm sắc thể?
b/ Viết kí hiệu có thể có của bộ nhiễm sắc thể của loài sinh vật trên ở kì đầu của ngyên phân, kì đầu của phân bào giảm phân II và kì cuối của phân bào giảm phân II (Quá trình nguyên phân và giảm phân xảy ra bình thường).
Câu 3(1,0 điểm). 
a/ Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau: 
- A - U - G - X - U - U - G - A - X - X - A - U -
 Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.
b/ Tính đặc trưng của prôtêin được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào?
Câu 4(1,0 điểm). 
a/ Hiện tượng cây bàng rụng lá vào mùa đông thuộc loại biến dị nào? Vì sao?
b/ Gen B có 1500 nuclêôtít. Gen B đột biến thành gen b. Khi hai gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 2998 nuclêôtít. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.
Câu 5(1,0 điểm). 
So sánh bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Tơcnơ và bộ nhiễm sắc thể của người bình thường.
Câu 6(1,0 điểm).
a/ Có hai giống lúa thuần chủng được tạo ra đã lâu: Giống lúa A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng, giống lúa B có sai khác khá rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nói trên. Em sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào để khôi phục lại 2 đặc điểm tốt ban đầu của 2 giống nói trên?
b/ Với 2 alen A và a, bắt đầu bằng toàn cá thể có kiểu gen Aa. Quá trình tự thụ phấn diễn ra liên tục qua 3 thế hệ. Xác định tỷ lệ các kiểu gen ở các thế hệ tự thụ phấn.
Câu 7(1,0 điểm). 
a/ Giới hạn sinh thái là gì?
b/ Giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở các loài sinh vật có giống nhau không? Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 8(1,0 điểm). 
a/ Kể tên những đặc trưng cơ bản của quần thể, đặc trưng nào chi phối các đặc trưng còn lại?
b/ Quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái được thể hiện như thế nào? cho 1 ví dụ.
Câu 9(1,0 điểm). 
a/ Kể tên các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt gây độc hại cho cơ thể sinh vật.
b/ Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là gì? Đề xuất một biện pháp để làm giảm ô nhiễm không khí.
Câu 10(1,0 điểm). 
a/ Lấy ví dụ về tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và cho biết 2 loại tài nguyên này khác nhau như thế nào? 
b/ Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là gì? Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
.....................................HẾT.........................................
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN 
Năm học 2010 – 2011
ĐỀ CHÍNH THỨC
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
 ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang )
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1. 
a/ Xác định tính trội, tính lặn:
Xét đực đen (1) lai với cái đen (2) sinh ra được nghé xám (4). Như vậy, bố và mẹ giống kiểu hình, nhưng con mang kiểu hình khác. Suy ra tính trạng lông xám là tính trạng lặn so với tính trạng lông đen.
b/ Xác định kiểu gen:
Qui ước: A qui định lông đen; a qui định lông xám. 
- Vì tính trạng lông xám là tính trạng lặn, nên nghé xám (4), trâu xám (5) và nghé xám (6) phải là thể đồng hợp lặn aa.
- Nghé xám (4) aa đã nhận được 1 giao tử a từ đực đen (1) và 1 giao tử a từ cái đen (2). Vì vậy nên (1) và (2) phải là thể dị hợp cùng có kiểu gen Aa.
- Nghé đen (8) mang tính trạng trội nhưng nhận a từ (4) nên nghé đen (8) mang kiểu gen Aa.
- Trâu đen (7) tạo giao tử A cho con là nghé (8) nên trâu đen (7) có kiểu gen AA hoặc Aa.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2. 
a/ Loài sinh vật trên có 2 cặp nhiễm sắc thể.
b/ 
- Kí hiệu bộ NST ở kì đầu của nguyên phân là AAaaBBbb.
- Kí hiệu bộ NST ở kì đầu của phân bào giảm phân II là AABB; aabb hoặc AAbb; aaBB.
- Kí hiệu bộ NST ở kì cuối của phân bào giảm phân II là AB, Ab, aB và ab.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3.
a/ ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
- A - U - G - X - U - U - G - A - X - X - A - U -
Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên là:
- T - A - X - G - A - A - X - T - G - G - T - A -
- A - T - G - X - T - T - G - A - X - X - A - T -
b/ Tính đặc trưng của prôtêin thể hiện thông qua cấu trúc không gian:
- Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi axit amin (cấu trúc cơ bản).
- Cấu trúc bậc 2 là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở prôtêin dạng sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khoẻ hơn.
- Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian 3 chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin. 
- Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4. 
a/ 
- Hiện t ượng cây bàng rụng lá vào mùa đông thuộc loại thường biến.
 - Vì đây chỉ là biến đổi ở kiểu hình của một kiểu gen do ảnh hưởng của yếu tố môi trường.
b/ - Khi gen B tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 1500 nuclêôtít.
 Vậy số lượng nuclêôtít của gen b là:
 2998 – 1500 = 1498 nuclêôtít
- Số nuclêôtít của gen b kém gen B là:
 1500 – 1498 = 2 nuclêôtit
Vậy dạng đột biến từ gen B thành gen b là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtít
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5. 
- Điểm giống nhau của bộ NST của bệnh nhân Tơcnơ và bộ NST của người bình thường: Có 22 cặp NST thường giống nhau.
- Điểm khác nhau của bộ NST của bệnh nhân Tơcnơ và bộ NST của người bình thường: 
+ Trong bộ NST của bệnh nhân Tơcnơ cặp NST 23 (cặp NST giới tính) chỉ có 1 NST giới tính X.
+ Trong bộ NST của người bình thường cặp NST 23 (cặp NST giới tính) có 2 NST giới tính X.
0,5
0,25
0,25
Câu 6.
a/ 
 - Hình thức chọn lọc hàng loạt 1 lần thích hợp v ới giống A.
 - Hình thức chọn lọc hàng loạt 2 hoặc nhiều lần thích hợp với giống lúa B. 
b/
- Tỷ lệ kiểu gen thế hệ tự thụ phấn thứ nhất là: 1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa
- Tỷ lệ kiểu gen thế hệ tự thụ phấn thứ hai là: 3/8 AA : 1/4 Aa : 3/8 aa
- Tỷ lệ kiểu gen thế hệ tự thụ phấn thứ ba là: 7/16 AA : 1/8 Aa : 7/16 aa
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7. 
a/ Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
b/ 
- Giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở các loài sinh vật không giống nhau.
 - Lấy 2 ví dụ để chứng minh:
+ Loài cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn về nhiệt độ từ 50c đến 420c, trong đó điểm cực thuận là 300c.
+ Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn về nhiệt độ từ 00c đến 900c, trong đó điểm cực thuận là 550c.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8. 
a/ 
- Đặc trưng về tỉ lệ giới tính, đặc trưng về thành phần nhóm tuổi và đặc trưng về mật độ quần thể.
- Trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, đặc trưng về mật độ chi phối các đặc trưng còn lại.
b/ Quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái được thể hiện qua mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong quần xã thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. 
VD: Thực vật " Thỏ " Cáo " SVPG
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9. 
a/ Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt gây độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon oxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbônic (CO2), nitơ điôxit (NO2), ... và bụi. 
b/ 
- Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là do quá trình đốt cháy nguyên liệu: gỗ củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt,...
- Đề xuất một biện pháp để làm giảm ô nhiễm không khí: Sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời...
0,5
0,25
0,25
Câu 10. 
a/ 
- Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, như tài nguyên khoáng sản. 
- Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu quản lí tốt, như tài nguyên đất, nước, sinh vật,...
b/ 
- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
- Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường... do mất cân bằng sinh thái gây ra.
0,25
0,25
0,25
0,25
Tổng cộng:
10,0
	Ghi chú: Nếu thí sinh làm không theo cách nêu trong hướng dẫn chấm hoặc lấy ví dụ khác mà vẫn đúng thì được chấm đủ số điểm của nội dung đó.
..HẾT ..

File đính kèm:

  • docCopy of TUYEN SINH.doc