Kĩ thuật chăn nuôi ếch

Giống và đặc điểm giống:

Chọn giống

Chuồng trại

Thức ăn và khẩu phần ăn

Chăm sóc nuôi dưỡng

Công tác thú y

Giá cả và thị trường.

 

 

ppt47 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kĩ thuật chăn nuôi ếch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BÀI THẢO LUẬNKĨ THUẬT CHĂN NUÔI ẾCH1NHÓM 10GVHD: TS.VÕ VĂN TOÀNSVTH: TRẦN VĂN TOÀN LÊ VĂN TIẾN	 VÕ VĂN TOÀN 	 PHAN MINH TIẾN	 TRẦN THỊ MỸ TRANG 	 NGUYỄN TIẾN TRỊNH2Nội dung chính:Giống và đặc điểm giống:Chọn giốngChuồng trạiThức ăn và khẩu phần ănChăm sóc nuôi dưỡngCông tác thú yGiá cả và thị trường.31. Giống và đặc điểm của giốngNhóm ếch nhái trên thế giới có đến 2000 loài. Việt Nam có nguồn lợi ếch hết sức phong phú như : ếch xanh, ếch gai, ếch vạch, ếch cốm, ếch giun, ếch bám đá, ếch leo cây Trong đó, nuôi chủ yếu 3 loài ếch: ếch đồng, ếch Thái và ếch bò, nhưng ếch đồng và ếch thái là có giá trị hơn cả.Ếch Thái Lan có tên khoa học là Rana tigrina, kích cỡ lớn (200 - 400 g/con), ăn mồi tĩnh và thích nghi điều kiện nuôi nhốt với mật độ cao.* Nguồn gốc:4* Hình thái: Ếch là loại động vật máu lạnh, sống ở 2 môi trường trên cạn và dưới nước. Phổi ếch cấu tạo đơn giản, nên ngoài thở bằng phổi, ếch còn thở bằng da. Trên da ếch có rất nhiều mao mạch, ôxy trong không khí hoà tan vào chất nhầy trên da ếch, thấm qua da lọt vào các mao mạch, còn CO2 được thải ra theo con đường ngược lại. Mắt ếch lồi to, có mí mắt. Da ếch có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống, cũng là cách nguỵ trang trốn tránh kẻ thù và rình bắt mồi.5Ếch là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có ba giai đoạn:	+ Nòng nọc (từ khi nở đến khi mọc đủ 4 chân): Khoảng 21 - 28 ngày, Giai đoạn này sống hoàn toàn trong môi trường nước. Ăn các loài động vật phù du có trong môi trường nước nuôi hoặc thức ăn bổ sung như bo bo, trùn chỉ, cám.Ếch giống (2 - 50 g): Thích sống trên cạn gần nơi có nước, Ăn thức ăn tự nhiên: côn trùng, cá nhỏ, giun, ốc và đã sử dụng được thức ăn viên. Ở giai đoạn này ếch ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đủ đạm.Ếch trưởng thành (200 – 300g): Từ 8 - 10 tháng tuổi, Ếch đã trưởng thành và có thể thành thục sinh sản.  * Sinh trưởng-phát triển:67Nuôi từ cỡ ếch giống 3 - 5 g/con, sau 1 tháng có thể đạt 25 - 30 g/con, nuôi tiếp 3 - 4 tháng thành ếch thương phẩm cỡ 80 - 100 g/con. Sống ngoài tự nhiên ếch 1 tuổi, con cái nặng 60g, con đực nặng 50g. Ếch có thể sống tới 15 - 16 năm.8Mùa vụ sinh sản chính là vào mùa mưa (tháng 5 - 11). Ếch có thể đẻ 3 - 4 lần trong năm, thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 - 4 tuần.Số lượng trứng một lần sinh sản từ 1.000 - 4.000 trứng/ếchTrứng ếch rời, có kích thước lớn và bám vào giá thể.Trứng nở ra nòng nọc sau 18 - 24 giờ. Nòng nọc sau 48 giờ bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thời gian biến thái từ nòng nọc mới nở thành ếch con khoảng 28 - 30 ngày.* Sinh sản:9Ếch đang đẻ trứng10Chọn ếch giống sản xuất tại chỗ có chất lượng tốt để nuôi thương phẩm.Chọn ếch cỡ 45 ngày tuổi (khoảng 3 - 6 cm/con).Chọn ếch giống to khoẻ, đều cỡ.- Hoạt động nhanh nhẹn.- Màu sắc tươi sáng và sắc nét.- Không bị dị tật, dị hình.* Thả giống:Kiểm tra lại môi trường nước trước khi thả giốngThời gian thả: lúc trời mát (sáng hoặc chiều).Cho thùng ếch vào hồ, tưới nước của hồ nuôi lên ếch để ếch từ từ quen dần với môi trường nước mới rồi mới thả ra hồ nuôi. Mật độ thả nuôi: 80 - 100 con/m2.Khử trùng ếch bằng thuốc tím trước khi thả nuôi. 2.Chọn giống và thả giống:* Chọn ếch giống:113. Ao nuôi:Có 3 loại ao nuôi chủ yếu:Ao xi măng Ao đất Nuôi trong lồng lưới.Nhưng hiện nay được nuôi phổ biến nhất là ao xi măng.12 - Cách này có thể tận dụng những mảnh đất dư thừa trong vườn để xây bể hoặc chuồng nuôi lợn đã bỏ để nuôi ếch. - Kích thước của bể không phụ thuộc vào độ lớn nhỏ nhưng phải đảm bảo độ cao để ếch không nhảy được ra ngoài cũng như để tránh kẻ thù xâm nhập như: rắn, mèo, chuột, chim cú. Thường xây một bể khoảng 10m2 là vừa, để dễ chăm sóc. - Xung quanh thành bể phải giăng lưới để tránh xây xát, gây thương tích cho ếch khi bám vào tường xi măng; dưới đáy phải có ống thoát nước để tiện cho việc thay nước. * Nuôi ếch bằng bể xi măng13- Đồng thời xây xung quanh phía trong của bể khoảng 20 cm sao cho cao hơn mặt nước khoảng 5 - 10 cm để lấy nơi cho ếch nằm trên cạn khi cần thiết. - Cách xử lý bể nước mới xây: + Bơm nước vào đầy bể, dùng thuốc tím 5p.p.m với tỷ lệ 2kg/1m2 mặt nước, sau đó lấy cây chuối hột chẻ đôi rải khắp mặt nước để ngâm nhằm khử nước xi măng trong thời gian khoảng 15-20 ngày, + Sau đó xả hết nước trong bể, chùi rửa sạch sẽ. 14Sau khi ngâm tẩy chất xi măng khoảng 3 - 4 tuần. Vệ sinh, chà rửa hồ sạch sẽ, khử trùng bằng Chlorine hoặc thuốc tím trước khi thả ếch vào nuôi.Cho nước vào từ 20 - 30 cm (chỗ sâu nhất khoảng 30 cm).Chuẩn bị hệ thống sàn ăn, bè nổi cho ếch lên ăn mồi, nghỉ ngơi.Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bằng ống nhựa PVC.Thiết kế hệ thống lưới che chắn, bảo vệ ếch.1516Chọn thức ăn cung cấp cho ếchChọn thức ăn công nghiệp dạng viên có độ đạm cao (25 - 40%).  Ngoài ra, có thể cho ăn bổ sung thêm thức ăn tự nhiên (ốc bươu vàng, trùn quế,...).Thức ăn không bị ôi thiu, ẩm mốc, có mùi vị hấp dẫn4. Thức ăn và thành phần thức ăn: Trước khi cho ếch ăn, phải vệ sinh sạch sẽ sàn ăn. 17Cho ănChọn loại thức ăn có kích cỡ và độ đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển củaNếu sử dụng thức ăn tươi sống phải rửa sạch hoặc khử trùng trước khi cho ăn. Cho ăn bằng cách rải thức ăn trực tiếp vào hồ (đối với thức ăn viên) và để lên sàn ăn (đối với thức ăn chế biến). Thời gian nuôi từ giai đoạn ếch conKích thước viên thức ănHàm lượng protein18LƯỢNG THỨC ĂN SỬ DỤNGLượng cho ăn điều chỉnh hàng ngày tùy theo sức ăn của ếch. Có thể cho ăn theo bảng sau:7 - 10% trọng lượng thân (ếch 3 - 30gr)5 - 7% trọng lượng thân (ếch 30 - 150gr)3 - 5% trọng lượng thân (ếch trên 150gr)Số lần cho ănTháng đầu cho ăn 3 - 4 lần/ngày (sáng, trưa, chiều, tối), Khi lớn cho ăn 2 - 3 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát, cho ếch ăn thêm vào buổi tối để ếch tăng trọng nhanh.19KỸ THUẬT NUÔITốc độ tăng trưởng:    30 ngày nuôi           30 - 50 g60 ngày nuôi         100 - 120 g 90 ngày nuôi         150 - 180 g 120 ngày nuôi       200 - 250 g 20Chăm sóc - quản lý nguồn nước.Chế độ thay nướcTháng đầu ít thay nước, 2 - 3 ngày thay nước một lần, mực nước duy trì ở mức 20 - 30 cm.Tháng thứ hai trở đi thay nước mỗi ngày, mực nước có thể giảm xuống còn  10 - 15 cm.Nước giếng khoan được bơm lên trữ lại ít nhất một ngày mới sử dụng, không bơm trực tiếp vào hồ ếch.Thời gian thay nước thích hợp nhất là vào buổi sáng, nếu thay vào buổi chiều thì phải thay trước khi cho ếch ăn.Phân cỡHàng ngày kết hợp với việc cho ăn và thay nước là việc tách đàn, phân cỡ ếch. Thông thường là phân thành hai cỡ lớn và nhỏ tương đối đều nhau. Việc phân cỡ càng kỹ thì ếch ít có cơ hội ăn thịt lẫn nhau, giảm tỷ lệ hao hụt đáng kể.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng:21Kiểm tra quan sát thường xuyên các hoạt động của ếch để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp bị bệnh. Trường hợp ếch bị bệnh phải tách riêng ra khỏi hồ để điều trị.Thường xuyên bổ sung vitamin, thuốc bổ, men tiêu hóa, thuốc kháng sinh liều nhẹ vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho ếch.Mỗi tuần nên ngâm tắm ếch một lần bằng thuốc sát trùng (thuốc tím, Iodine, Gansil). * Chăm sóc con giống:22Kiểm tra thường xuyên các hệ thống cấp thoát nước, lưới bảo vệ đề phòng thất thoát ếch.Cần tránh không cho nước mưa vào hồ nhiều làm cho độ pH và nhiệt độ nước trong hồ nuôi giảm đột ngột gây sốc cho ếch, nhất là giai đoạn ếch còn nhỏ sẽ bị hao hụt rất nhiều. Định kỳ khoảng 2 tuần cân ếch một lần để kiểm tra mức tăng trọng và trọng lượng trung bình cả đàn. Từ đó có cơ sở điều chỉnh chế độ cho ăn và chăm sóc hợp lý.23Lượng cho ăn điều chỉnh hàng ngày tùy theo sức ăn của ếch. Có thể cho ăn theo bảng sau:+ 7 - 10% trọng lượng thân (ếch 3 - 30g)+ 5 - 7% trọng lượng thân (ếch 30 - 150g)+ 3 - 5% trọng lượng thân (ếch trên 150g)Số lần cho ăn:- Ếch (3 - 100g): Cho ăn 3 - 4 lần/ngày. Chiều tối và ban đêm cho ăn nhiều hơn.- Ếch trên 100g: Cho ăn còn 2 - 3 lần/ngày.Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày). Định kỳ bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khỏe và tiêu hoá tốt thức ăn.24KỸ THUẬT NUÔINuôi ếch trong ao đất Chuẩn bị ao Ao diện tích từ 30 - 300 m2  (4 x 8 m, 5 x10 m, 10 x 20 m), phủ bạt nilông nếu ao không giữ nước. Thông thường mô hình này được thiết kế theo dạng ao nổi hoặc nửa nổi nửa chìm.Có thể xây tường gạch hoặc dùng lưới, tôn fibro xi măng, phên tre rào chung quanh ao cao 1,0 - 1,2 m  để tránh ếch nhảy ra ngoài.Mực nước ao 20 - 30 cm, có ống thoát nước tránh chảy tràn. Nên đặt ống cấp và thoát nước riêng biệt ở hai bờ đối diện nhau theo chiều dài của ao.Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, tấm mouse xốp). Nên thả lục bình hay rau muống làm nơi cư trú cho ếch. Diện tích giá thể 50 - 70% diện tích ao nuôi. Nếu ao có diện tích rộng khoảng vài trăm m2 thì xung quanh nên chừa bờ rộng từ 1,0 - 1,5 m, cao hơn mực nước trong ao khoảng 20 cm, trên đó trồng cây che mát để ếch lên ở.  25KỸ THUẬT NUÔIMật độ nuôiNên thả thưa hơn nuôi trong bể xi măng (60 - 80 con/m2 là tối ưu trong tháng đầu), Nên thả giống loại lớn (100 - 120 con/kg) và tương đối đồng đều để hạn chế hiện tượng ăn lẫn nhau, Có thể phân cỡ ương dưỡng trước trên hồ xi măng rồi mới thả xuống ao nuôi.  Cho ăn Cho ăn thức ăn viên nổi hoặc thức ăn tự chế biến, Giai đoạn ếch giống cho ăn 3 - 4 lần/ngày và 2 - 3 lần/ngày đối với ếch lớn (100 g trở lên). Thức ăn thả trực tiếp trên giá thể hay trên chỗ cạn cố định trong ao.Lượng thức ăn trong ngày cũng giống như nuôi trong bể xi măng và tùy vào sức ăn thực tế của ếch.26KỸ THUẬT NUÔIChăm sócĐịnh kỳ thay 1/3 lượng nước trong ao.Định kỳ xử lý nước trong ao bằng Zeolite, Calci – 100 để ổn định pH, làm sạch môi trường nước và đáy ao.Chú ý kiểm tra, canh phòng thường xuyên các loài địch hại vào ăn ếch (chim, chuột, rắn, mèo, cá dữ).Nuôi ếch trong ao đất lớn nhanh và ít tốn công chăm sóc hơn nuôi trong bể xi măng, chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm:+ Tỷ lệ sống thấp hơn nuôi trong bể xi măng do khó kiểm soát được bệnh, địch hại và lựa ếch vượt đàn.   + Nếu bờ ao không chắc chắn, bị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn ít ra ăn mồi nên chậm lớn. 27KỸ THUẬT NUÔINuôi ếch trong giai hay đăng quầng  Nuôi trong giai (vèo)Giai có kích thước 6 - 50 m2 (2 x 3, 4 x 5, 5 x 10 m), cao 1 - 1,2 m, làm bằng lưới nilông may kín 5 mặt và phía trên có nắp đậy để tránh ếch nhảy ra ngoài và đề phòng địch hại.Giai treo trong ao sao cho đáy vèo ngập nước ngập khoảng 20 - 30 cm.Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú (tấm nilông đục lỗ, bè tre, lục bình). Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3 - 3/4 diện tích giai. Có thể đặt những tấm xốp phía mặt dưới của đáy để giai nổi lên làm nơi cho ếch lên nghỉ ngơi, tắm nắng và ăn mồi.28KỸ THUẬT NUÔIMật độ Tương đương nuôi trong hồ xi măng là 80 - 100 con/m2.Cho ăn cũng giống như cho ăn trên hồ xi măng: rải thẳng vào giai hoặc để trên những miếng nổi (thường áp dụng cho thức ăn tự chế biến).Định kỳ xử lý nước trong ao bằng Zeolite, Calci – 100 để ổn định pH, làm sạch môi trường nước và đáy ao.Chú ý kiểm tra, canh phòng thường xuyên các loài địch hại vào ăn ếch (chuột, rắn, cá dữ).29KỸ THUẬT NUÔINuôi trong đăng quầngĐăng quầng có kích thước lớn hơn giai (100 - 500 m2), Dùng lưới nilông hay đăng tre bao quanh một phần diện tích trong ao, bên dưới không có đáy như giai.Mật độ nuôi trong đăng quầng (20 - 40 con/m2).Thả lục bình, bè tre, nilông nổi để làm nơi ếch lên cạn cư trú, diện tích giá thể chiếm 3/4 diện tích đăng quầng. Chế độ cho ăn, chăm sóc và quản lý nguồn nước giống như nuôi trong giai.306.1 Bệnh lở loét đỏ chân: Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila phát triển khi môi trường nuôi dơ và khi ếch bị shock.Triệu chứng bệnh: Ếch giảm ăn, Di chuyển chậm, Có những nốt đỏ trên thân, Chân bị sưng và dấu hiệu rõ nhất là gốc đùi có tụ huyết. Giải phẩu nội tạng, thấy xuất huyết trong ổ bụng.6. Công tác thú y:31Chữa trị Khi bệnh mới phát sẽ có tác dụng tốt. Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày. Norfloxaxine (5gr/kg thức ăn), hoặc Oxytetracycline (3 - 5gr/kg thức ăn). Ngâm ếch trong dung dịch Iodine (PVP Iodine 350: 5 - 10 ml/1m3 nước)Phòng bệnh: Giữ nước sạch và thường xuyên thay nước.326.2 Bệnh sình bụng: Nguyên nhânDo ếch ăn thức ăn ôi thiu hay do cho ăn quá nhiều ếch không tiêu hóa được., Nguồn nước nuôi dơ do ít thayTriệu chứng bệnh: Bụng ếch trương phồng lên, ếch nằm yên một chổ. Một số con có hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên. Trong ruột có dịch lỏng có lẫn một ít thức ăn33Cách chữa trị: Ngưng cho ăn 1 - 2 ngày. Làm vệ sinh thật kỹ môi trường nuôi. Trộn vào thức ăn Sulphadiazine và trimethroprim (4 - 5gr/kg thức ăn). Sử dụng liên tục 5 ngàyPhòng bệnh: Định kỳ trộn các men (enzymes) tiêu hóa vào thức ăn của ếch. Lactobacillus 2 – 3gr/1 kg thức ăn. Thay nước thường xuyên và giữ nước nuôi sạch346.3 Bệnh mù mắt, cổ quẹo:Nguyên nhân Chưa rõ, nhưng có tài liệu cho là do vi khuẩn Pseudomonas spTriệu chứng : Mắt bị viêm sưng. Mắt đục và mù cả hai mắt. Biến dạng cột sống và cổ quẹo. Ếch thường xuyên quay cuồng và chết. Chữa trị: Loại bỏ những con có triệu chứng bệnh. Khử trùng bể bằng Iodine (PVP Iodine) liều lượng 5 - 10ml m3 nước bể.356.4 Bệnh trùng bánh xe: Nguyên nhân: Bệnh do tiêm mao trùng thuộc nhóm Trichodina gây ra. Sau khi bị nhiễm bệnh, số ấu trùng chết tăng lên mỗi ngày. Triệu chứng: Khi nòng nọc bị nhiễm bệnh, trên bề mặt cơ thể có một lớp nhớt mỏng màu trắng đục và những đốm xuất huyết. Trường hợp nặng, mang sẽ có màu nhợt nhạt, đuôi và các chi bị thối rửa.Cách trị: Sử dụng formol 25ppm liên tục trong 3 ngày sau đó thay nước trong bể nuôi.366.5 Bệnh đốm trắng:Nguyên nhân: Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Flexibacter columnaris thường gọi là bệnh columnaris.Bệnh thường xuất hiện trong các ao có môi trường nước nuôi kém.Triệu chứng: Trên bề mặt cơ thể nòng nọc có những đốm, vết trắng xuất hiện. Nếu bị nặng nòng nọc sẽ nằm ở đáy bể, không vận động.Cách trị : Thay nước mới và cho muối ăn có nồng độ 0,5%.376.6 Hiện tượng ăn nhau: Nguyên nhân:Nuôi mật độ cao. Thức ăn không đủ. Kích cỡ nuôi không đồng đều.Phòng chống: Mật độ không quá cao. Thức ăn phải đủ cả về lượng và chất và phân bố đều và nhiều lần trong ngày. Thường xuyên lọc và phân cỡ bể nuôi khi ếch nhỏ dưới 50gr.38KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNGTuyển chọn và nuôi vỗ ếch bố mẹThường lựa chọn một số con ếch tốt từ ao ếch thịt để nuôi vỗ cho sinh sản. Ếch một tuổi đã bắt đầu tham gia sinh sản, ếch loại 2 - 3 tuổi sẽ có chất lượng sinh sản tốt hơn: thu được số lượng nhiều hơn, trứng to, nở con mập mạp, có sức sống mạnh, nuôi mau lớn.Con cái đẻ năm thứ nhất được 2.500 - 3.000 trứng (đẻ 2 đợt/năm). Nhưng con cái 3 - 4 tuổi đẻ 2 đợt trong năm đến 4.000 - 5.000 trứng. Ếch đẻ đợt 2 cách đợt đầu khoảng 3 tuần lễ. Ấp nhân tạo có thể đạt tỷ lệ nở 90%.39KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNGNuôi vỗCó thể nuôi vỗ đực, cái chung hoặc riêng.Chế độ nuôi vỗ nên tăng tỷ lệ đạm động vật trong thức ăn, chẳng hạn 40% cá xay + 60% bột ngũ cốc hoặc thức ăn viên có độ đạm 25%.Việc chăm sóc, quản lý giống trong giai đoạn này như nuôi ếch thịt. 40KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNGCho ếch đẻKhi cho ếch đẻ, thả ếch đực vào hồ trước, đến chập tối mới thả ếch cái vào và phun mưa nhân tạo để kích thích ếch bắt cặp, sinh sản.Mật độ cho đẻ 5 cặp/m2Ếch cái đẻ trứng trôi xuống nước nổi thành từng đám tròn có màng nhầy liên kết. Đầu đen của trứng (cực động vật) xoay lên phía trên để nhận ánh sáng.41KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNGƯơng trứngƯơng trong ao: Ao phải được tát dọn sạch sẽ, nước ao không nhiễm bẩn thì có thể để nguyên các ổ trứng trong ao, mương, cho nở tự nhiên.Ương cách này giảm được công vớt trứng và không sợ sự va chạm làm vỡ trứng. Ương trong ao, nòng nọc sẽ có nguồn thức ăn tự nhiên (động vật phù du), nhưng sẽ không tránh khỏi sự hao hụt do các sinh vật khác sát hại.Khoảng nửa tháng sau thì vớt nòng nọc về ương trong bể, ao riêng. Cho ănHàng ngày cho nòng nọc ăn thêm bột mì, bột gạo rắc xuống ven bờ ao.Lượng ăn từ 200-300 g/10.000 con trong ngày. Hoặc sử dụng thức ăn viên cho cá giống (độ đạm 40%); trùn chỉ.42KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNGƯơng trong giaiSử dụng giai chứa nòng nọc may bằng lưới nilông. Cắm cọc xuống ao cách bờ 1 m để buộc giai (tựa như chiếc mùng lật ngược). Đảm bảo nước ao thoáng, sạch. Ương trong bểDùng bể xi măng hoặc dùng gạch xếp thành hình chữ nhật có kích thước 1,0 m x 0,8 m x 0,3 m. Bên trong lót tấm nilông. Đổ nước sâu 20 cm để ương trứng.43KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNGCách vớt trứngẾch đẻ ban đêm, buổi sáng sớm đi vớt trứng ngay, nếu để lâu, trứng trương nước vớt dễ vỡ.Dùng đĩa hoặc chậu nhỏ hớt nguyên cả mảng trứng rồi đổ nhẹ nhàng vào một chậu to. Khi trứng đã kín chậu thì chuyển về bể hoặc giai rồi đi vớt mẻ khác. Không để các mảng trứng chồng lên nhau dày đặc và vón cục, trứng sẽ ung.Mật độ ương:10.000 - 30.000 trứng/m2. Ở nhiệt độ 25 - 300C thì sau 18 - 24 giờ trứng nở thành nòng nọc. 44KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNGNuôi nòng nọc đến ếch giôngSau khi trứng nở, nòng nọc còn yếu ớt, lắng xuống đáy bể (hoặc đáy giai) 3 giờ sau mới ngoi lên thở và bám quanh thành bể.Ương trong bể khi trứng nở hết phải vớt hết vỏ trứng và màng nhớt lắng dưới đáy rồi thay nước bể.Sau 3 ngày nòng nọc tiêu hết noãn hoàngCho ănMoina hoặc lòng đỏ trứng hoặc thức ăn viên nhỏ (độ đạm 40%). Định kỳ thay nước ngày 1 lần; thay nước trước khi cho ăn; và nâng mực nước lên cao dần. Mỗi lần thay 2/3 lượng nước cũ. 45KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNGNgày thứ 8- 15Cho ăn bổ sung thức ăn tổng hợp: Tỷ lệ 70 - 80% bột ngũ cốc (ngô, cám, gạo) và 20 - 30% đạm động vật. Tất cả được nấu chín nhuyễn. Lượng thức ăn hàng ngày 0,5 - 1 kg/10.000 con. Ngày thứ 15 - 21:Nòng nọc bắt đầu mọc 2 chân sau. Lúc này phải tăng cường theo dõi sự biến thái của nòng nọc, bảo đảm môi trường nước, trừ địch hại và điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp.46KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNGNgày thứ 27 - 30: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân trước Thả bèo tây xuống 1/2 mặt ao và thả thêm tấm ván nổi quanh mép nước làm bè cho nòng nọc.Cho ếch ăn bằng thức ăn viên nổi của cá giống (độ đạm 40%).Ngày cho ăn 2 - 4 lần sáng, trưa, chiều và tối. Lượng thức ăn 7 - 10% trọng lượng thân ếchCho ăn đúng giờ vào những địa điểm cố định. Thường xuyên quan sát khả năng ăn của ếch để điều chỉnh. Vệ sinh các mâm ăn của ếch trước khi cho ăn.Ngày thứ 45 - 50: Ếch con đạt cỡ 100 - 200 con/kg, có thể thu hoạch bán giống47

File đính kèm:

  • pptki_thuat_nuoi_ech.ppt
Bài giảng liên quan