Kiểm tra định kì cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Phước Bình (Có đáp án)

5. Qua câu chuyện này, tác giả muốn nói điều gì ?

 A. Chuột là loài vật có hại B. Để bảo vệ lúa phải diệt chuột.

 C. Vong ân bội nghĩa sẽ có hậu quả xấu. D. Chuột đồng là món ăn ngon nhất .

 6. Những từ nào trong câu “Nhưng nó bị ngã vì vướng phải mấy gié lúa nó vừa cắn gục.” là quan hệ từ ?

 A. Vì , vừa. B. Nhưng , vì.

 C. Nhưng , vì , nó. D. Nhưng , vừa.

 7. Trong câu văn “Vì mùi hương nếp cái hoa vàng thơm ngát át mất mùi chuột nên tôi đã bỏ qua.” có cặp quan hệ từ nào ?

 A. Vì đã B. Nên đã

 C. Vì nên D. Vì nên tôi

8. Từ trái nghĩa với “thong thả” là :

 A. Uể oải. B. Từ tốn.

 C. Vội vã. D. An nhàn.

9. Từ in đậmtrong dòng nào dưới dây được dùng với nghĩa chuyển ?

 A. Những tia nắng có hình nan quạt.

 B. Tôi rúc vào ông như một con gấu non.

 C. Cả triền núi mơn mởn ngải đắng vừa thức dậy.

 D. Cả cánh rừng đầy những bụi gai mịt mùng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kiểm tra định kì cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Phước Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 ÑIEÅM
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC BÌNH 
HS: ..
LỚP: 57
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1/ NH: 2015 – 2016
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 
KIỂM TRA ĐỌC THẦM – Thời gian: 30 phút
Ngày kiểm tra:
 GIÁM THỊ - GIÁM KHẢO 
 SỐ THỨ TỰ
	I. ĐỌC THẦM (30 phút)
	Học sinh đọc bài sau đây rồi làm bài tập.
Bài đọc: 	 Chuột đồng và lúa nếp
Hôm ấy, vừa sáng tinh mơ, ông chủ đã dẫn tôi đi săn chuột.
Chúng tôi đi qua cánh đồng còn đẫm sương mai. Những bông lúa uốn câu bắt đầu ngả màu vàng, hương lúa dìu dịu quyện cùng mùi bùn thoang thoảng khiến đầu óc tôi them sảng khoái.
Đang đi, tôi bỗng thấy một con chuột đồng mập ú từ trong hang chui ra. Tôi lao về phía nó, ông chủ cũng bám sát tôi. Chuột chạy lẹ ghê. Nó phóng như bay và biến mất hút trong đám lúa. Tìm mãi không thấy nó đâu, ông chủ bảo : “ Thôi, ta đi đi, Mực ! ”
Chúng tôi quay về lối cũ. Ơ kìa, giữa đám lúa nếp trĩu bông nằm ngả rạp bên bờ ruộng, có mấy gié lúa bị cắn đứt ngang, con chuột nọ đang nhẩn nha nhấm nháp từng hạt lúa nếp thơm ngon. Lúc nãy chạy ngang qua đấy, tôi đã nghi nghi. Nhưng mùi hương nếp cái hoa vàng thơm ngát át cả mùi chuột đồng nên tôi đã bỏ qua.
Tôi lao tới và kêu lên : “Phen này mày chết nha chuột !” Thấy tôi, nó hốt hoảng nhả ngay gié lúa, cắm đầu chạy hòng thoát thân. Nhưng nó bị ngã vì vướng phải mấy gié lúa nó vừa cắn gục. Tôi lao tới, đứng ngay trước mặt nó. Hình như tôi nghe nó thều thào : “Nếu mình không mình cắn những bông lúa đã che chở cho thì đâu có gặp nạn này !”
PHẠM HẢI LÊ CHÂU
...../ 5 đ 	Dựa vào nội dung bài đọc “CÂY CỐI VÀ CON NGƯỜI” để làm các bài tập sau :
(Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 6 )
/ 0,5 đ 	1. Nhân vật “tôi” trong câu chuyện này là ai ? 
A. Là chó mực.
B. Là ông chủ.
C. Là thợ gặt lúa.
D. Là nông dân.
/ 0,5 đ 	2. Các nhân vật đi đâu ?
A. Đi dạo.	B. Đi thăm lúa.
C. Đi săn chuột.	D. Đi cấy.
/ 0,5 đ 	3. Vì sao chuột đồng biến mất hút ?
 	A. Vì Mực chạy lạc đường 	B. Vì chuột lủi nhanh trong đám lúa.
 	C. Vì chuột chạy vào hang D. Vì chuột nấp nhanh vào rạ.
/ 0,5 đ 	4. Vì sao sau đó chuột đồng bị phát hiện ?
 	A. Vì chuột cắn gục những bông lúa nếp đã che cho nó.
 	B. Vì ông chủ chỉ cho Mực cách tìm ra chuột đồng.
 	C. Vì chuột đồng vấp phải bụi lúa và kêu rất to.
 	D. Vì chuột có mùi hôi bốc lên từ trong đám lúa. 
 / 0,5 đ 	5. Qua câu chuyện này, tác giả muốn nói điều gì ?
	A. Chuột là loài vật có hại	B. Để bảo vệ lúa phải diệt chuột.
 	C. Vong ân bội nghĩa sẽ có hậu quả xấu.	D. Chuột đồng là món ăn ngon nhất .
/ 0,5 đ 6. Những từ nào trong câu “Nhưng nó bị ngã vì vướng phải mấy gié lúa nó vừa cắn gục.” là quan hệ từ ?
 A. Vì , vừa.	B. Nhưng , vì.
 C. Nhưng , vì , nó.	D. Nhưng , vừa. 	
/ 0,5 đ 	7. Trong câu văn “Vì mùi hương nếp cái hoa vàng thơm ngát át mất mùi chuột nên tôi đã bỏ qua.” có cặp quan hệ từ nào ? 
	A. Vì  đã 	B. Nên  đã 
 C. Vì  nên 	D. Vì  nên tôi  
/ 0,5 đ 	 8. Từ trái nghĩa với “thong thả” là :
	A. Uể oải.	B. Từ tốn.
 C. Vội vã.	D. An nhàn.
/ 0,5 đ 	 9. Từ in đậmtrong dòng nào dưới dây được dùng với nghĩa chuyển ?
	A. Những tia nắng có hình nan quạt.
 	B. Tôi rúc vào ông như một con gấu non.
 	C. Cả triền núi mơn mởn ngải đắng vừa thức dậy.
 	D. Cả cánh rừng đầy những bụi gai mịt mùng. 
/ 0.5 đ 	10. Đặt câu có cặp quan hệ từ nói về việc học tập.
.
ĐÁP ÁN KTĐK CUỐI HỌC KÌ 1/ NH : 2015 – 2016 
ĐỌC THẦM – TẬP LÀM VĂN
I/ - ĐỌC THẦM : ( 5 điểm )
1.(0.5đ)- A	2.(0.5đ)- C	 3.(0.5đ)-B	4.(1đ)- A 5.(0.5đ)- B 
 6(0.5đ) –B 7. (0.5đ)- C 8. (0.5đ) -C 9. (0.5đ)- D 
10 . (0.5đ) Đặt đúng nội dung học tập, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm
	 Không viết hoa, thiếu dấu chấm ) : trừ 0.5đ/câu 
II/- TẬP LÀM VĂN : ( 5 điểm )
Đề bài : Tả một cảnh trường em giờ ra chơi.
Cho điểm tối đa nếu bài viết đạt các yêu cầu sau :
*Nội dung : Bài có bố cục 3 phần phù hợp, cân đối. Giới thiệu và tả được cảnh trường em giờ ra chơi một cách chân thực, tự nhiên. Lời văn thể hiện được tình cảm của các em đối với người đó thông qua các chi tiết được chọn lọc để miêu tả. 
Trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn và phát hiện được đặc điểm tiêu biểu về cảnh đang tả. Dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
*Hình thức : Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp( không mắc quá 2 lỗi chính tả ) 
- Dùng từ chính xác, biết sử dụng biện pháp so sánh, hội thoại để bộc lộ cảm xúc của mình đối với người đódiễn đạt mạch lạc, dễ hiểu.
- Viết câu đúng ngữ pháp, biết lien kết câu và chuyển đoạn mạch lạc.
*Biểu điểm : 
Tùy mức độ sai sót về ý, điễn đạt và chữ viết, GV cân nhắc cho điểm theo các mức 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2.5 – 2 – 1.5 – 1 – 0.5
Lưu ý :
Chữ viết không đúng kích thước, bôi xóa nhiều, bài không sạch : trừ 0.5-1đ/ bài.
Bài trả lời câu hỏi : 2.5đ
Bài viết dở dang, lạc đề : 1đ
LỚP 57

File đính kèm:

  • dockiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.doc