Kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Tứ Minh (Có đáp án)

Câu 7: Câu: “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa” thuộc kiểu câu gì? (M1 – 0.5đ)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Không thuộc mẫu câu nào.

Câu 8: Tìm và ghi lại cặp từ trái nghĩa có trong câu văn sau: (M3-1đ)

Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh.

Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: (M2 – 0.5đ)

Cô giáo dạy chúng em phải ngoan ngoãn yêu thương giúp đỡ nhau.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Tứ Minh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trường: Tiểu học Tứ Minh
Họ và tên:
Lớp: 2..
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I
Môn: Tiếng việt
Năm học: 2017 - 2018
I. Kiểm tra đọc (10 điểm):
1. Kiểm tra đọc thành tiếng(4 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu: (6 điểm)
* Dựa vào nội dung bài đọc Câu chuyện bó đũa (TV2 - tập 1 - trang 112) em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1: Lúc nhỏ, những người con sống như thế nào? (M1 – 0.5đ)
A. Hay gây gổ.
B. Hay va chạm.
C. Anh em không quan tâm đến nhau.
D. Sống rất hòa thuận.
Câu 2: Người cha gọi bốn người con lại để làm gì? (M1 – 0.5đ)
A. Cho tiền.
B. Cho mỗi người con một bó đũa.
C. Dạy bảo
D. Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Câu 3: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? (M1 – 0.5đ)
A. Tại vì sức của họ yếu.
B. Tại vì không ai muốn bẻ.
C. Tại vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.
D. Tại vì bó đũa được làm từ sắt.
Câu 4: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? (M1 – 0.5đ)
A. Cởi bó đũa ra bẻ gãy từng chiếc.
B. Cầm cả bó đũa bẻ gãy.
C. Dùng dao chặt gãy bó đũa.
D. Nhờ người bẻ gãy.
Câu 5: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì ? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì? (M2 – 1đ)
A. Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với bốn người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với một người con.
B. Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với tất cả bốn người con.
C. Mỗi chiếc đũa hay cả bó đũa đều được ngầm so sánh với một người con.
D. Mỗi chiếc đũa hay cả bó đũa đều được ngầm so sánh với bốn người con.
Câu 6: Người cha muốn khuyên bảo các con điều gì? (M4-1đ)
Câu 7: Câu: “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa” thuộc kiểu câu gì? (M1 – 0.5đ)
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
D. Không thuộc mẫu câu nào.
Câu 8: Tìm và ghi lại cặp từ trái nghĩa có trong câu văn sau: (M3-1đ)
Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh.
Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: (M2 – 0.5đ)
Cô giáo dạy chúng em phải ngoan ngoãn yêu thương giúp đỡ nhau.
II. Kiểm tra viết:
1. Chính tả: Nghe - viết: (4 điểm)
Bé Hoa
Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.
2. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về một người thân của em.
ĐÁP ÁN
I. Kiểm tra đọc (10 điểm):
1. Kiểm tra đọc thành tiếng 4 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu: (6 điểm)
Câu 1: D. Sống rất hòa thuận. (0,5đ)
Câu 2: D. Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. (0,5đ)
Câu 3: C. Tại vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ. (0,5đ)
Câu 4: A. Cởi bó đũa ra bẻ gãy từng chiếc. (0,5đ)
Câu 5: B. Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với tất cả bốn người con. (1đ)
Câu 6: Người cha muốn khuyên các con: Anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc, đoàn kết với nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu đi. (1đ)
Câu 7: B. Ai làm gì? (0,5đ)
Câu 8: Cặp từ trái nghĩa: yếu – mạnh; chia lẻ - hợp lại 
( Mỗi cặp từ đúng được 0,5đ)
Câu 9: Cô giáo dạy chúng em phải ngoan ngoãn, yêu thương, giúp đỡ nhau. (0,5đ)
(Điền đúng mỗi dấu phẩy được 0,25đ)
II. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Viết chính tả. (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu (1 điểm).
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) (1 điểm)
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm)
2. Tập làm văn: (6 điểm)
- Nội dung (ý): 3 điểm
HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
- Kĩ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KỲ I - LỚP 2
PHẦN ĐỌC HIỂU - NĂM HỌC 2018 – 2019
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản 
Số câu
3
1
1
1
6 câu
Số điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
Câu số
1, 2,4
3
5
6
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
3 câu
Số điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Câu số
7
9
8
Tổng số 
TS câu
4 
câu
1 
câu
1
câu
1
câu
1 câu
1 câu
9 câu
TS điểm
2
điểm
0,5 điểm
0,5
điểm
1
điểm
1 điểm
1 điểm
6 điểm

File đính kèm:

  • dockiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc.doc