Kiểm tra hoc kỳ I (Năm học: 2011- 2012) Môn: Sinh học 8

Câu 3: Các nhóm máu ở người:

 - Nhóm máu O: hồng cầu không có cả A và B, huyết tương có cả α và β

 - Nhóm máu A: hồng cầu chỉ có cả A, huyết tương chỉ có β không có α - Nhóm máu B: hồng cầu chỉ có cả B, huyết tương chỉ có α không có β

 - Nhóm máu AB: hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có cả α và β

 * Người có nhóm máu A không truyền được cho người có nhóm máu B.

 * Vì trên màng tế bào hồng cầu người có nhóm máu A có kháng nguyên A còn trong huyết tương người có nhóm máu B có kháng thể α. Khi truyền máu kháng thể trong máu của người cho gặp kháng nguyên tương ứng ( α kết dính A) gây hiện tượng kết dính hồng cầu gây tắc mạch máu, tử vong ở người nhận máu.

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhminh | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Kiểm tra hoc kỳ I (Năm học: 2011- 2012) Môn: Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Mở đầu - Khái quát về cơ thể người.
 (6 tiết)
- Nêu được định nghĩa mô. Kể được các loại mô và chức năng của chúng
Số câu : 1
Tỉ lệ 20 % 
số điểm:2 đ
1 câu
20% 
(2 đ)
2. Vận động
 (6 tiết)
- Trình bày được những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo
Số câu : 1
Tỉ lệ 20 % 
số điểm:2 đ
1câu
 20% 
(2 đ) 
3. Tuần hoàn
 (7 tiêt)
- Liệt kê được 4 nhóm máu ở người.
- Giải thích được sự cho nhận giữa các nhóm máu
Số câu : 1
Tỉ lệ 25 % 
số điểm:02.5 đ 
0.5 câu
 20% 
(2 đ) 
0.5 câu
5% 
( 0.50đ)
4. Hô hấp
 (4 tiêt)
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
Số câu : 1
Tỉ lệ 15 % 
số điểm: 1.5 đ
1câu
 15% 
 (1.5 đ) 
5. Tiêu hoá 
 (7 tiêt)
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ.
- Kể được một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp và cách phòng tránh
Số câu : 1
Tỉ lệ 20 % 
số điểm:2 đ
0.5câu
 10% 
 (1 đ) 
0.5câu
 10% 
 (1 đ) 
Tổng số câu: 5
Tổng số điểm:10đ
Tỉ lệ 100%
1.5 câu
(4đ)
40%
2.5 câu
(4.5 đ)
45%
0.5câu
(1 đ) 
10% 
0.5 câu
( 0.5đ) 
5%
PHÒNG GIÁO DỤC PHÚ LỘC
TRƯỜNG THCS VINH HƯNG
 KIỂM TRA HOC KỲ I (Năm học: 2011- 2012)
 MÔN: SINH HỌC 8
I. LẬP MA TRẬN.
II. XÂY DỰNG CÂU HỎI.
 ĐỀ 1:
Câu 1: Mô là gì? Kể các loại mô chính và chức năng của chúng. (2 điểm)
Câu 2: Trình bày những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.(2 điểm)
Câu 3: Nêu các nhóm máu ở người. Người có nhóm máu B truyền được cho người có nhóm máu A không? Tại sao?(2.5 điểm)
Câu 4: Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.(1.5điểm)
Câu 5: Nêu được đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ. Kể một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp và cách phòng tránh.(2 điểm)
III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM :
ĐỀ 1:
Câu 1: 
 * Mô là một tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.
 - Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết.
 - Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
 - Mô cơ có chức năng co dãn
 - Mô thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan.
1 đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 2: * Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân:
 	- Cột sống có 4 chỗ cong 
- Lồng ngực nở rộng sang 2 bên
- Xương chậu nở rộng
- Xương đùi phát triển, khoẻ
- Xương bàn chân hình vòm, xương gót phát triển về phía sau
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
Câu 3: Các nhóm máu ở người: 
 - Nhóm máu O: hồng cầu không có cả A và B, huyết tương có cả α và β 
 - Nhóm máu A: hồng cầu chỉ có cả A, huyết tương chỉ có β không có α - Nhóm máu B: hồng cầu chỉ có cả B, huyết tương chỉ có α không có β 
 - Nhóm máu AB: hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có cả α và β
 * Người có nhóm máu A không truyền được cho người có nhóm máu B. 
 * Vì trên màng tế bào hồng cầu người có nhóm máu A có kháng nguyên A còn trong huyết tương người có nhóm máu B có kháng thể α. Khi truyền máu kháng thể trong máu của người cho gặp kháng nguyên tương ứng ( α kết dính A) gây hiện tượng kết dính hồng cầu gây tắc mạch máu, tử vong ở người nhận máu.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
Câu 4: 
 	* Cơ chế: khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp 	
	* Sự trao đổi khí ở phổi:
 	- O2 khuếch tán từ phế nang vào máu
 	- CO2 khuếch tán từ máu vào tế bào
	* Sự trao đổi khí ở tế bào:
	- O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
	- CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu 
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 5: 
	* Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ:
	- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp
	- Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ
	- Mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc 
	 - Ruột non rất dài, tổng diện tích bề mặt hấp thụ 400 - 500m2
 * Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp:
 	- Viêm loét dạ dày
- Viêm loét tá tràng
- Viêm ruột thừa...
 * Cách phòng tránh:
- Ăn đủ chất, ăn chậm, nhai kĩ
- Ăn đúng giờ
- Ăn uống hợp vệ sinh
- Sau khi ăn, nghỉ ngơi và làm việc hợp lí...
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
PHÒNG GIÁO DỤC PHÚ LỘC
TRƯỜNG THCS VINH HƯNG
 KIỂM TRA HOC KỲ I (Năm học: 2011- 2012)
 MÔN: SINH HỌC 8
I. LẬP MA TRẬN.
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Mở đầu - Khái quát về cơ thể người.
 (6 tiết)
- Nêu được đặc diểm cơ thể người
Số câu : 1
Tỉ lệ 20 % 
số điểm:2 đ
1 câu
20% 
(2 đ)
2. Vận động
 (6 tiết)
- Trình bày được những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người.
Số câu : 1
Tỉ lệ 20 % 
số điểm:2 đ
1câu
20% 
(2 đ) 
3. Tuần hoàn
 (7 tiêt)
- Mô tả được cấu tạo và chức năng của tim.
- Giải thích được tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi.
Số câu : 1
Tỉ lệ 25 % 
số điểm:2.5 đ 
0.5 câu
 20% 
 (2 đ) 
0.5 câu
5% 
( 0.5 đ)
4. Hô hấp
(4 tiêt)
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
Số câu : 1
Tỉ lệ 15 % 
số điểm: 1.5 đ
1câu
 15% 
 (1.5 đ) 
5. Tiêu hoá 
(7 tiêt)
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ.
- Kể được một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp và cách phòng tránh
Số câu : 1
Tỉ lệ 20 % 
số điểm:2 đ
0.5câu
 10% 
 (1 đ) 
0.5câu
 10% 
 (1 đ) 
Tổng số câu: 5
Tổng số điểm:10đ
Tỉ lệ 100%
2 câu
(5 đ)
50%
2 câu
(3.5 đ)
35%
0.5câu
(1 đ) 
10% 
0.5 câu
( 0.5đ) 
5%
II. XÂY DỰNG CÂU HỎI.
 ĐỀ 2:
Câu 1: Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào? Phần thân chứa những cơ quan nào?
Câu 2: Trình bày những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người..(2 điểm)
Câu 3: Mô tả cấu tạo và chức năng của tim và giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi.
Câu 4: Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.(1.5điểm)
Câu 5: Nêu được đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ. Kể một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp và cách phòng tránh.(2 điểm)
III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM :
ĐỀ 2:
Câu 1: 
 * Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân
 · Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành
 · Khoang ngực chứa tim, phổi
 · Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và các cơ quan sinh sản 
0.5 đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 2: 
 * Những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người
 - Cơ mông , cơ đùi, cơ bắp chân phát triển .
 - Cơ vận động cánh tay và cơ vận động ngón cái phát triển giúp người có khả năng lao động .
 - Con người có tiếng nói nên cơ vận động lưỡi phát triển
 - Cơ mặt phân hoá giúp người biểu hiện tình cảm
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 3: 
 * Cấu tạo tim :
 - Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết tạo thành 4 ngăn tim 
	 + Tâm nhĩ phải và tâm trái 
	 + Tâm thất phải và thất trái 
 - Và các van tim ( van nhĩ thất và van động mạch ) 
 * Chức năng:
 - Co bóp tống máu đi và nhận máu về
 * Vì tim co dãn theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha ( 0,8 giây ): Pha nhĩ co mất 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây; pha thất co mất 0,3 giấy và nghỉ 0,5 giây; pha dãn chung mất 0,4 giây. Tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong một chu kỳ là 0,4 giây. Vậy trong một chu kỳ, tim vẫn có thời gian nghỉ nhiều hơn nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
Câu 4: 
 	* Cơ chế: khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp 	
	* Sự trao đổi khí ở phổi:
 	- O2 khuếch tán từ phế nang vào máu
 	- CO2 khuếch tán từ máu vào tế bào
	* Sự trao đổi khí ở tế bào:
	- O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
	- CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu 
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 5: 
	* Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ:
	- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp
	- Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ
	- Mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc 
	 - Ruột non rất dài, tổng diện tích bề mặt hấp thụ 400 - 500m2
 * Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp:
 	- Viêm loét dạ dày
- Viêm loét tá tràng
- Viêm ruột thừa...
 * Cách phòng tránh:
- Ăn đủ chất, ăn chậm, nhai kĩ
- Ăn đúng giờ
- Ăn uống hợp vệ sinh
- Sau khi ăn, nghỉ ngơi và làm việc hợp lí...
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KI I CO MA TRAN.doc
Bài giảng liên quan