Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn: Sinh

Câu 1: (3đ)

 a) Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:

 Gen (đoạn AND) mARN Prôtêin Tính trạng

 b) Một đọan mạch ARN có trình tự các nuclêotit như sau:

 -A-U-A-G-X-X-G-U-U-. . . . . . . . . . .- X-X-G-U-A-

 Hãy xác định trình tự các nuclêotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN nói trên.

Câu 2: (3đ)

 Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật? vẽ sơ đồ minh họa?

Câu 3: (4đ)

 Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một lòai đều nguyên phân với với số lần bằng nhau. Các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân, sinh ra tổng cộng 160 giao tử đực và giao tử cái.

a) Xác định số lượng tinh trùng, số lượng trứng và số lượng thể cực.

b) Tính số lượng tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng, số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái nói trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn: Sinh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9	Môn: Sinh	Thời gian: 150 phút
Câu 1: (3đ)
	a) Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:
	 Gen (đoạn AND) mARN Prôtêin Tính trạng
	b) Một đọan mạch ARN có trình tự các nuclêotit như sau:
	-A-U-A-G-X-X-G-U-U-. . . . . . . . . . .- X-X-G-U-A-
	Hãy xác định trình tự các nuclêotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN nói trên.
Câu 2: (3đ)
	Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật? vẽ sơ đồ minh họa?
Câu 3: (4đ)
	Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một lòai đều nguyên phân với với số lần bằng nhau. Các tế bào con được tạo ra đều tham gia giảm phân, sinh ra tổng cộng 160 giao tử đực và giao tử cái.
Xác định số lượng tinh trùng, số lượng trứng và số lượng thể cực.
Tính số lượng tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng, số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái nói trên.
Câu 4: (2đ)
 	Phân tích thành phần hóa học của 1 phân tử AND, người ta có kết quả số nuclêotit trân các mạch đơn như sau:
	+ Trên mạch đơn 1 có: A1= 2000, G1=3000
	+ Trên mạch đơn 2 có: A2=1000, G2=4000
Hãy xác định số nuclêotit mỗi loại trên từng mạch và trong cả phân tử AND
Tính chiều dài của phân tử AND theo đơn vị milimet (mm)
Câu 5: (2đ)
	Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp những khó khăn gì? Nêu những nét cơ bản của các phương pháp nghiên cứu di truyền người?
Câu 6: (3đ)
	Ở người bệnh máu khó đông là do gen lặn liên kết với NST giới tính X quy định. Đàn ông có gen m trên NST X là mắc bệnh, đàn bà chỉ biểu hiện khi nào có đồng hợp tử gen này.
	a) Nếu cha bị bệnh máu khó đông, mẹ không bị bệnh này, con trai và con gái của họ ra sao?
	b) Nếu cha bị bệnh máu khó đông, con trai cũng bị bệnh này, như vậy bệnh này do ai truyền lại cho con trai? Tại sao?
Câu 7: (3đ) 
	Ở lúa tính trạng cây cao là trội hòan tòan so với cây thấp. Hãy xác định kết quả ở F1 trong các phép lai sau:
	a) Cây cao x Cây cao
	b) Cây cao x Cây thấp
	c) Cây thấp x Cây thấp
ĐÁP ÁN
Câu 1: (3đ)
	a) (2.5đ)
	- AND là khuôn mẩu để tổng hợp mARN, mARN sau khi được tổng hợp rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp Protêin (0.5đ)
	- Ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong và sao đó, chuỗi tiếp tục hình thành cấu trúc không gian của Protêin. (0.5đ)
	- Sự tạo thành chuỗi aa dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trình tự các nucleotit trên mARN quy định trình tự các aa trong chuỗi.(0.5đ)
	- Protêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. (0.5đ)
	- Như vậy, thông qua Protêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể là gen quy định tính trạng. (0.5đ)
	b) (0.5đ)
	Trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN 
	- T – A – T – X – G – G – X – A – A - . . . – G – G – X – A – T - 
Câu 2: Quá trình phát sinh giao tử ở động vật. (2đ)
	* Quá trình phát sinh giao tử đực: (0.5đ)
	- Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào.
	- Sự tạo tinh khi tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1.
	- Tinh bào bậc 1 giảm phân : (0.5đ)
	+ Lần phân bào thứ nhất tạo ra 2 tinh bào bậc 2
	+ Lần phân bào thứ hai từ 2 tinh bào bậc 2 tạo ra 4 tế bào con, từ đó phát triển hoàn chỉnh thành 4 tinh trùng.
	* Quá trình phát sinh giao tử cái: (0.5đ)
	- Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn ngyên bào.
	- Noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc 1
	- Noãn bào bậc 1 giãm phân : (0.5đ)
	+ Lần phân bào thứ nhất tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2.
	+ Lần phân bào thứ 2 từ noãn bào bậc 2 tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 2 và tế bào khá lớn gọi là trứng, sau này chỉ có trứng mới trực tiếp thụ tinh với tinh trùng.
	* Sơ đồ (vẽ chính xác « 0.5đ », chú thích đầy đủ « 0.5đ »)
Câu 3 : (4đ)
	a) Số tinh trùng, số tế bào trứng, số thể cực (2.5đ)
	- Số lần nguyên phân của 2 tế bào sinh dục đực và cái bằng nhau nên số lượng tế bào con sinh ra trong quá trình giãm phân là bằng nhau (0.5đ)
	- Mặc khác : 1 tế bào sinh tinh giãm phân cho 4 tinh trùng, 1 tế bào trứng qua giãm phân cho 1 tế bào trứng và 3 thể cực nên ta có tỉ lệ giữa trứng và tinh trùng là : 4 :1 (0.5đ)
	Vậy số lượng tinh trùng là (0.5đ)
	4/5*160=128
	Số lượng trứng là : (0.5đ)
	1/5*160=32
	Số thể cực là : (0.5đ)
	32*3=96
	b) Số lượng tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng, số lần nguyên phân (1.5đ)
	Số tế bào sinh tinh : 128/4=32 (0.5đ)
	Số tế bào sinh trứng : 32
	Số lần nguyên phân : (0.5đ)
	Do số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái bằng nhau gọi n là số lần nguyên phân : 2n = 32 à n=5 (0.5đ)
	Câu 4 : (2đ)
	a) (1đ)
	Số nulêotit trên từng mạch
	A1 = T2 = 2000, G1 = X2 = 3000 (0.5đ)
	A2 = T1 = 1000, G2 = X1 = 4000 (0.5đ)
	Số nuclêotit trong cả phân tử ADN (0.5đ)
	N = A1 + A2 + T1 + T2 + G1 + G2 + X1 + X2 = 20000
	b) Chiều dài của phân tử ADN (0.5đ)
	L = N/2*3,4 = 34*10-4 mm
	Câu 5 : 
	- Khó khăn khi nghiên cứu di truyền người :
	+ Người sinh sản chậm và đẻ ít con (0.5đ)
	+ Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến (0.5đ)
	- Những nét cơ bản của phương pháp nghiên cứu di truyền người .
	+ Phả hệ : là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền (trội, lặn do một hay nhiều gen quuy định) (0.5đ)
	+ Nghiên cứu trẻ đồng sinh :
	ª Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng. (0.25đ)
	ª Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. (0.25đ)
	Câu 6 : (3đ)
	Theo giả thuyết : 
	M : không bệnh
	m : Bệnh (0.25đ)
	a)
	 	+ Kiểu gen của người đàn ông mắc bệnh : XmY
	+ Kiểu gen của người đàn bà không mắc bệnh : XM XM, XM Xm (0.25đ).	ª Cha bị bệnh máu khó đông, mẹ không bị bệnh, con trai và con gái của họ :
	TH1 : 	Người đàn ông bệnh có kiểu gen XmY x người đàn bà bình thường có kiểu gen XMXM đời con của họ bình thường (SĐL : 0.5đ, giải thích : 0.25đ)
	TH2 :	Người đàn ông bệnh có kiểu gen XmY x người đàn bà bình thường có kiểu gen XMXm đời con của họ có 1 người con gái và 1 người con trai bị bệnh do gen lặn biểu hiện (XmXm), (XmY) (SĐL : 0.5đ, giải thích : 0.25đ)
	b) Cha bị bệnh máu khó đông, con trai cũng bị bệnh này, như vậy bệnh này do người mẹ truyền vì : người con trai phải nhận từ bố 1 NST Y và từ mẹ 1 NST X mà bệnh là do gen lặn liên kết với NST giới tính X.(0.5đ)
	Câu 7 : (3đ)
	Quy ước gen :
	A : cây cao 
	a : cây thấp
Cây cao có kiểu gen : AA và Aa
Cây thấp có kiểu gen : aa
Cây cao x cây cao
	Th1 : AA x AA (100% cây cao, 100%AA) (0.5đ)
	Th2 : AA x Aa (100% cây cao, 50%AA : 50%Aa) (0.5đ) 	
	Th3 : Aa x Aa (75% cây cao : 25% cây thấp, 25%AA :50%Aa :25%aa) (0.5đ)
Cây cao x cây thấp
Th1 : AA x aa (100% cây cao, 100% Aa) (0.5đ)
Th2 : Aa x aa (50% cây cao : 50% cây thấp, 50%Aa :50%aa) (0.5đ)
Cây thấp x cây thấp
aa x aa (100% cây thấp, 100%aa) (0.5đ)

File đính kèm:

  • docDe thi tuyen Hoc sinh gioiSinh hoc 9.doc