Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Đề tham khảo 03 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Bùi Thị Xuân (Có đáp án)

Câu 10: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành

A. công nghiệp chế biến.

B. nông nghiệp và khai thác mỏ.

C. nông nghiệp và thương nghiệp.

D. giao thông vận tải.

Câu 11: Việt Nam Quốc dân Đảng là chính Đảng của giai cấp

A. tư sản dân tộc.

B. địa chủ.

C. nông dân.

D. công nhân.

Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đi từ tự phát sang tự giác?

A. Cuộc đấu tranh bãi công của công nhân thợ nhuộm chợ lớn(1922).

B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì(1922).

C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn(8/1925).

D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Đề tham khảo 03 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Bùi Thị Xuân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN	 KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
 ĐỀ THAM KHẢO 3	 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ
(Đề thi gồm có 06 trang) ( Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta là
A. thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
C. phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
D. giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia thành quả chiến thắng.
Câu 2: Ngày thành lập Liên Hợp Quốc là
A. 24/10/1945. B. 4/10/1946.	C. 20/11/1945. D. 27/7/1945.
Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại
A. hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
B. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.
C. hòa bình, trung lập.
D. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ.
Câu 4: Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là
A. sự phát triển quả quan hệ thương mại quốc tế.
B. xu thế toàn cầu hóa.
C. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
D. sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành các tập đoàn lớn.
Câu 5: Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào?
A. Năm 1973.	B. Năm 1989
C. Năm 1985.	D. Năm 1991.
Câu 6: Nguyên nhân quyết định đối với sự phát triển kinh tế của Mĩ là
A. áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B. có tài nguyên phong phú và quân sự hóa nền kinh tế.
C. không bị chiến tranh tàn phá.
D. thu lợi nhuận trong chiến tranh thế giới hai.
Câu 7: Nhóm 5 nước sáng lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là
A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philíppin, Việt Nam. 
B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philíppin, Thái Lan.
C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philíppin, Mianma.	 
D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philíppin, Lào.
Câu 8: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới vào khoảng
A. 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.	
B. 30 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. 40 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.	
D. 50 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 9: Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là
A. bù đắp những thiệt hại trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. để phục vụ cho Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
D. để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 10: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành
A. công nghiệp chế biến. 
B. nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. nông nghiệp và thương nghiệp. 
D. giao thông vận tải.
Câu 11: Việt Nam Quốc dân Đảng là chính Đảng của giai cấp
A. tư sản dân tộc.
B. địa chủ.
C. nông dân.
D. công nhân.
Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đi từ tự phát sang tự giác?
A. Cuộc đấu tranh bãi công của công nhân thợ nhuộm chợ lớn(1922).
B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì(1922).
C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn(8/1925).
D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định.
Câu 13: Kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ trong khoảng thời gian
A. từ sau chiến tranh đến năm 1950.
B. từ năm 1950 đến năm 1973.
C. từ năm 1960 đến năm 1973.
D. từ năm 1973 đến nay.
Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách đến hội nghị Véc xai đòi các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam(18/6/1919).
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng Sản Pháp (12/1920).
C. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7/1920)
D. Nguyễn Ái quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên(6/1925)
Câu 15: Vai trò những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là
A. quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
B. quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam.
C. quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929.
D. quá trình thực hiện chủ trương vô sản hóa để truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam.
Câu 16: Đảng cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian 
A. tháng 3/1930. B. tháng 5/1930. C. tháng 10/1930. D. tháng 12/ 1930 
Câu 17: Đảng Cộng sản việt Nam ra đời là sự kết hợp của các yếu tố
A. chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân.
B. chủ nghĩa Mác Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
D. chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước.
Câu 18: Đường lối cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
A. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
B. thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.
C. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
D. đánh đổ bọn địa chủ phong kiến, thổ địa cách mạng.
Câu 19: Hai nước nào sau đây cùng gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1997?
A. Lào và Việt Nam. B. Lào và Campuchia.	
C. Lào và Brunây.	 D. Lào và Mianma.
Câu 20: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
A. thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh.
B. cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên.
C. phong trào đấu tranh của công nhân cả nước ngày 1/5/1930.
D. phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh.
Câu 21: Biến đổi lớn nhất cuả các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đều giành được độc lập.	B. đều gia nhập tổ chức ASEAN
C. trở thành nước công nghiệp mới.	D. phát triển kinh tế.
Câu 22: Cuộc tập dượt lần thứ hai của Đảng và quần chúng, chuẩn bị cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
A. phong trào giải phóng dân tộc giai đoạn 1939 – 1945.
B. phong trào dân chủ 1936 – 1939.
C. phong trào cách mạng 1930 – 1931.
D. cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 23: Kẻ thù của cách mạng Đông Dương từ sau ngày 9 tháng 3 năm 1945 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945 là
A. phát xít Nhật.
B. đế quốc Pháp.
C. đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
D. đế quốc và tay sai.
Câu 24: Thời cơ “ngàn năm có một’’ trong cách mạng tháng Tám năm 1945 được xác định vào thời điểm lịch sử nào?
A. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp.
B. Ngày 12/3/1945, thông qua chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta’’.
C. Ngày 14/8/1945, Nhật bị đồng minh đánh bại.
D. Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện.
Câu 25: Tình thế nước ta như “ngàn cân treo sợi tóc” vào thời điểm
A. sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946.
C. sau năm 1954.
D. sau năm 1975.
Câu 26: Chiến dịch chủ động tấn công đầu tiên của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954 là
A. Thượng Lào năm 1954.
B. chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
C. chiến dịch Biên Giới năm 1950.
D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 27: Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai phục hồi?
A. Được đền bù chi phí từ các nước bại trận.
 B. Tinh thần lao động tự lực của nhân dân Tây Âu.
C. Sự viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Mác san.
D. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
Câu 28: Nội dung nào dưới đây không nằm trong hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946?
A. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa là quốc gia tự do.
B. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc giải giáp quân Nhật và rút dần trong 5 năm.
C. Ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
D. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ.
Câu 29: Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950
C. Chiến dịch Đông – Xuân 1953-1954 D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 30: Lực lượng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là
A. quân đội Sài Gòn.
B. quân Mĩ.
C. quân đội Sài Gòn và quân Mĩ.
D. quân Mĩ và đồng minh.
Câu 31: Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, chiến dịch Tây Nguyên có ý nghĩa
A. là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. làm cho tinh thần địch hoảng hốt, mất tinh thần chiến đấu.
C. chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
D. đó là thắng lợi lớn nhất oanh liết nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
Câu 32: Trong công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 của Đảng, lĩnh vực trọng tâm là
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. tư tưởng.
D. văn hóa.
Câu 33: Nguyên nhân có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
A. nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
B. sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
D. sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 34: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ(1954 – 1975), phong trào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là
A. “Đồng khởi”.
B. phá “ấp chiến lược”.
C. cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân.
D. “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
Câu 35: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng ”, đó là tinh thần và khí thế của ta trong 
A. Chiến dịch Tây nguyên. 
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh
Câu 36: Hiệp định Giơne vơ được ký kết vào ngày tháng năm nào?
A. 20/07/ 1953. B. 21/07/1953 C. 20/07/1954 D. 21/07/1954.
Câu 37: Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thái độ của thực dân Pháp như thế nào?
A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước.
B. Rút quân về nước.
C. Đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta lần nữa.
D. Tiếp tục đàm phán với ta.
Câu 38: Chiến thắng nào của ta buộc Mĩ thừa nhận sự thất bại Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”? 
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
C. Hiệp định Pari được ký kết năm 1973.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
Câu 39: Sự kiện đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp (1945-1954) là
A. thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.
D. Hiệp định Pa ri được kí kết.
Câu 40: Hội nghị lần thứ 6(11/1939) của Ban chấp hành trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là
A. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu
B. chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh.
C. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. chống Pháp và tay sai.
HẾT
SỞ GDĐT LÂM ĐỒNG	KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
 ĐÁP ÁN	Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ
 ĐỀ SỐ: 12	Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
 (Đáp án gồm có 01 trang)
ĐÁP ÁN: 
MÔN: LỊCH SỬ 12
(Mỗi câu đúng: 0,25 điểm)
Tổng số điểm: 10,0
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
GHI CHÚ
1
C
21
A
2
A
22
B
3
A
23
A
4
B
24
D
5
B
25
A
6
A
26
C
7
B
27
C
8
A
28
C
9
A
29
A
10
B
30
A
11
A
31
C
12
C
32
A
13
C
33
B
14
C
34
A
15
A
35
C
16
C
36
D
17
C
37
C
18
A
38
A
19
D
39
C
20
A
40
C

File đính kèm:

  • docky_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_lich_su_lop_12_de_th.doc
Bài giảng liên quan