Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Đề tham khảo 05 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Bùi Thị Xuân (Có đáp án)
Câu 9. Bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chiến lược toàn cầu.
B. “chiến lược cam kết và mở rộng”.
C. chiến tranh lạnh.
D. tiêu diệt Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
Câu 10. Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là
A. sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan”.
B. sự ra đời của “Học thuyết Truman”.
C. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO).
D. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
Câu 11. Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là
A. sự phát triển quả quan hệ thương mại quốc tế.
B. xu thế toàn cầu hóa.
C. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
D. sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành các tập đoàn lớn.
Câu 12. Đặc trưng nổi bật của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
B. cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc – phe phát xít thất bại hoàn toàn.
C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển – hơn 100 quốc gia độc lập ra đời.
D. khoảng hai mươi năm sau chiến tranh – Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới.
TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 ĐỀ THAM KHẢO 5 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ (Đề thi gồm có 06 trang) ( Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) Câu 1. Mục đích nào sau đây không được ghi trong Hiến Chương Liên hợp quốc? A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Thực hiện sự hợp tác nhân đạo. C. Phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc. D. Tiến hành hợp tác quốc tế trên cở sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 2. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là A. đứng thứ nhất trên thế giới. B. đứng thứ hai trên thế giới. C. đứng thứ ba trên thế giới. D. đứng thứ tư trên thế giới. Câu 3:Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch, ngoại trừ A. Nhật Bản. B. Thái Lan. C. Trung Quốc. D. bán đảo Triều Tiên. Câu 4. Chiến lược phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là A. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. B. công nghiệp hóa thay thế cho nhập khẩu. C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. D. mở cửa nền kinh tế. Câu 5. Quốc gia ở Đông Nam Á trở thành “con rồng” nổi trội nhất trong 4 “con rồng” kinh tế của châu Á là A. Thái Lan. B. Xingapo. C. Philippin. D. Malaixia. Câu 6. Nhân dân châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ giành độc lập dân tộc vào năm A. từ sau năm 1975. B. từ sau năm 1990. C. từ sau năm 1993. D. từ sau năm 1994. Câu 7. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực trở thành “sân sau” của Mĩ là A. châu Phi. B. châu Mĩ. C. khu vực Mĩ la tinh. D. Trung và Nam Mĩ. Câu 8. Một trong những thành công của Liên minh châu Âu là phát hành đồng tiền chung (EURO) vào A. ngày 1/1/2001. B. ngày 1/1/1999. C. ngày 1/1/2002. D. ngày 1/1/2000. Câu 9. Bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chiến lược toàn cầu. B. “chiến lược cam kết và mở rộng”. C. chiến tranh lạnh. D. tiêu diệt Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Câu 10. Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là A. sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan”. B. sự ra đời của “Học thuyết Truman”. C. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO). D. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava. Câu 11. Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là A. sự phát triển quả quan hệ thương mại quốc tế. B. xu thế toàn cầu hóa. C. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia. D. sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành các tập đoàn lớn. Câu 12. Đặc trưng nổi bật của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. B. cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc – phe phát xít thất bại hoàn toàn. C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển – hơn 100 quốc gia độc lập ra đời. D. khoảng hai mươi năm sau chiến tranh – Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới. Câu 13. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ II của thực dân Pháp tác động đến kinh tế Việt Nam là A. nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ. B. nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và cột chặt kinh tế Pháp. C. nền kinh tế Việt Nam lạc hậu. D. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp. Câu 14. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là A. đưa yêu sách đến hội nghị Vecxai. B. đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. D. tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Câu 15. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đó là: A. làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản. B. thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để. C. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc. D. đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc. Câu 16. Lực lượng cách mạng được nêu ra trong luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là A. công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức. B. công nhân, nông dân. C. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. D. công nhân, tiểu tư sản trí thức. Câu 17. Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 -1939 là A. bọn thực dân Pháp nói chung. B. bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng. C. bọn phát xít. D. bọn phong kiến và tay sai. Câu 18. Yếu tố tác động làm cho cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra và giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu là A. do thời cơ chủ quan thuận lợi. B. do Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. C. do thời cơ khách quan thuận lợi. D. do nhân dân ta đồng loạt đứng lên khởi nghĩa. Câu 19. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm chiến lược quan trọng vì A. nó hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6( 11/1939). B. nó quyết định thành lập mặt trận Việt Minh. C. nó đánh dấu thời điểm Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đọa cách mạng. D. nó quyết định thành lập mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Câu 20. Hai nhiệm vụ cơ bản của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng trong những 1945 - 1946 là thành lập chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. B. thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói. C. quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản. D. củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới. Câu 21. Sau thời kì đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng từ (2/ 9/1945 đến trước 19/12/1946), đất nước ta bước vào thời kì A. xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. B. đấu tranh chống các thế lực thù địch. C. kháng chiến và kiến quốc. D. đấu tranh chống Pháp và Tưởng. Câu 22: “ Gấp rút tập trung quân Âu- Phi, xây dựng lực lượng cơ động mạnh, ra sức phát triển ngụy quân”. Đó là một trong bốn điểm chính của kế hoạch A. Rơ - ve. B. Na va. C. Đờ-lát Đơ Tát-xi-nhi. D. Đờ- cát –tờ-ri. Câu 23. Trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ( 1946 -1954), nguyên nhân quyết định nhất là A. có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng. B. toàn Đảng, toàn quân và tòan dân ta đoàn kết một lòng. C. có hậu phương vững chắc. D. có tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. Câu 24. Chiến dịch đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ là A. cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16. B. chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. C. chiến dịch Biên Giới năm 1950. D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 25. Âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng A. giam chân địch trong thành phố. B. chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. C. chiến dịch Biên Giới năm 1950. D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 26. Chiến thắng quân sự có ý nghĩa quyết định buộc Mĩ phải ngồi vào bàn kí Hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Việt Nam là A. phong trào Đồng Khởi. B. chiến dịch Hồ Chí Minh. C. trận Điện Biên Phủ trên không. D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Câu 27. Nhiệm vụ của Cách mạng miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 là A. tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm. B. cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng CNXH. C. tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ. D. khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng CNXH. Câu 28. Mâu thuẫn chủ yếu của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. tư sản với giai cấp vô sản. B. địa chủ với nông dân. C. tư sản Việt Nam với tư sản Pháp. D. toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai. Câu 29. Chổ dựa của đế quốc Mĩ trong chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam là A. ấp chiến lược. B. lực lượng ngụy quân, ngụy quyền. C. lực lượng cố vấn quân sự Mĩ. D. ấp chiến lược và lực lượng ngụy quân, ngụy quyền . Câu 30. Chiến thắng Vạn Tường ( 18- 8- 1968 ) đã chứng tỏ A. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ. B. lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành. C. quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu. D. cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “ chiến tranh cục bộ “ của Mỹ. Câu 31. Chủ trương đổi mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.. B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. D. phát triển kinh tế hàng hóa, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Câu 32. Sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước ta là A. khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.. B. ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam. C. mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. D. thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 33. Sự kiện chính trị có tác dụng đưa cuộc kháng chiến tiến lên trong thời kì 1946 -1954 là A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2/1951). B. Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và Liên Viêt( 3/1951). C. Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu thi đua toàn quốc( 5/1951). D. Hội nghi đại biểu để thành lập Liên minh nhân dân Viêt –Miên- Lào. Câu 34. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “ Đồng Khởi” là A. phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch. B. giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. C. giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mỹ .đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CM miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. D. Sự ra đời của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam ( 20 – 12 – 1960 ) . Câu 35. Sau 1945 ở miền Nam, kẻ thù dọn đường và giúp Pháp tái chiếm nước ta là A. quân Trung Hoa Dân quốc. B. bọn phản động trong nước. C. đế quốc Anh. D. đế quốc Mĩ. Câu 36. Nguyên nhân cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 A. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 B. thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩaYên Bái. C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến. D. địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân. Câu 37. Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập từ sơ sở hạt nhân đầu tiên là A. Hội phục việt. B. Hội Hưng Nam. C. Nam Đồng thư xã. D. Việt Nam Nghĩa đoàn. Câu 38. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là A. "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày". B. "Tự do dân chủ" và "Cơm áo hoà bình". C. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian" và "Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến". D. "Chống đế quốc" và "Chống phát xít". Câu 39. Quyết tâm “ Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của dân tộc ta được khẳng định trong văn kiện A. “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. chỉ thị “ Toàn quốc kháng chiến” của Trung ương Đảng. D. tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh. Câu 40. Xếp theo thứ thự thời gian các chiến dịch lớn của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp A. Việt Bắc - Tây Bắc – Hòa Bình – Biên Giới – Điện Biên Phủ. B. Việt Bắc - Biên Giới – Hòa Bình – Tây Bắc – Điện Biên Phủ. C. Biên Giới - Việt Bắc - Tây Bắc – Hòa Bình – Điện Biên Phủ. D. Biên Giới - Việt Bắc – Hòa Bình– Tây Bắc – Điện Biên Phủ. HẾT SỞ GDĐT LÂM ĐỒNG KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 ĐÁP ÁN Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ ĐỀ SỐ: 15 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đáp án gồm có 01 trang) ĐÁP ÁN: MÔN: LỊCH SỬ 12 (Mỗi câu đúng: 0,25 điểm) Tổng số điểm: 10,0 CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN GHI CHÚ 1 B 21 C 2 B 22 C 3 A 23 A 4 A 24 C 5 B 25 B 6 A 26 C 7 C 27 C 8 B 28 D 9 A 29 D 10 B 30 A 11 B 31 C 12 A 32 A 13 B 33 A 14 B 34 C 15 A 35 C 16 B 36 C 17 B 37 C 18 C 38 A 19 A 39 B 20 D 40 B
File đính kèm:
- ky_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_lich_su_lop_12_de_th.doc