Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Đề tham khảo 06 - Năm 2017 - Trường THPT Bùi Thị Xuân (Có đáp án)

Câu 9. Bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chiến lược toàn cầu.

B. “chiến lược cam kết và mở rộng”.

C. chiến tranh lạnh.

D. tiêu diệt Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

Câu 10. Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng

 A. hòa bình, hợp tác, đối thoại cùng phát triển

 B. hợp tác các bên cùng có lợi.

 C. đối thoại, tránh xung đột.

 D. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.

Câu 11. Từ thập kỷ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế diễn ra ngày càng mạnh mẽ là

 A. toàn cầu hóa.

 B. đối thoại, hợp tác.

 C. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

 D. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.

Câu 12. Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối

 A. kháng chiến chống Pháp.

 B. hòa bình, trung lập.

 C. đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mĩ.

 D. chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực.

Câu 13. Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai ( 1919 -1926), có hai sự kiện trong nước tiêu biểu là

A. phong trào đấu tranh của công nhân Phú Riềng và công nhân Ba Son.

B. đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Châu Trinh.

C. tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái và đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu.

D. tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái và đấu tranh đòi thả cụ Phan Châu Trinh.

Câu 14. Lãnh đạo cao nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên gồm

 A. Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn.

 B. Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu.

 C. Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Lâm Đức Thụ.

 D. Nguyễn Ái Quốc, Lâm Đức Thụ, Hồ Tùng Mậu.

Câu 15. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, chống phong kiến, nhưng thái độ không kiên định dễ thỏa hiệp là đặc điểm của

 A. giai cấp nông dân .

 B. giai cấp tư sản dân tộc.

 C. giai cấp công nhân.

 D. giai cấp tư sản mại bản.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Đề tham khảo 06 - Năm 2017 - Trường THPT Bùi Thị Xuân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN	 KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
 ĐỀ THAM KHẢO 6	 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ
(Đề thi gồm có 06 trang) ( Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1. Để kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, ba cường quốc(Mĩ, Liên Xô, Anh) đã thống nhất
A. sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức ở Béclin..
C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
D. tiêu diệt quân phiệt Nhật Bản.
Câu 2. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
A. trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc.
 B. trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
C. có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. 
D. đều trở thành các nước công nghiệp mới.
Câu 3:Năm 1961 đã ghi vào dấu ấn của lịch sử Liên Xô bằng sự kiện
A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. 	
B. Liên Xô phóng thành công con tàu vũ trụ. 
C. Liên Xô đánh bại chiến lược chiến tranh lạnh của Mĩ..	
D. Liên Xô chế tạo Thành công bom nguyên tử.
Câu 4. Nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là
 A. thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh thế giới thứ hai.
 B. không bị chiến tranh tàn phá.
 C. áp dụng thành tựu khoa học kỉ thuật.
 D. giàu tài nguyên , nhân công dồi dào.
Câu 5. Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ, gắn liền vai trò lãnh đạo của giai cấp
A. tư sản .
B. vô sản.
C. địa chủ.
D. nông dân.
Câu 6. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ latinh đã được mệnh danh là
 A. “hòn đảo tự do”. 
 B. “lục địa mới trỗi dậy”.
 C. “lục địa bùng cháy”. 	.
 D. “tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”.
Câu 7. Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu.
C. phụ thuộc vào các nước Tây Âu.
D. chỉ chú trọng mối quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Câu 8. Cuối thập kỷ 90, tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh là
A. ASEAN.
B. EU.
C. WTO.
D. IMF.
Câu 9. Bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chiến lược toàn cầu.
B. “chiến lược cam kết và mở rộng”.
C. chiến tranh lạnh.
D. tiêu diệt Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
Câu 10. Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng
	A. hòa bình, hợp tác, đối thoại cùng phát triển
	B. hợp tác các bên cùng có lợi.
	C. đối thoại, tránh xung đột.
	D. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
Câu 11. Từ thập kỷ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế diễn ra ngày càng mạnh mẽ là
	A. toàn cầu hóa.
	B. đối thoại, hợp tác.
	C. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
	D. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
Câu 12. Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối
	A. kháng chiến chống Pháp.
	B. hòa bình, trung lập.
	C. đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mĩ.
	D. chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực.
Câu 13. Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai ( 1919 -1926), có hai sự kiện trong nước tiêu biểu là
A. phong trào đấu tranh của công nhân Phú Riềng và công nhân Ba Son.
B. đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Châu Trinh.
C. tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái và đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu. 
D. tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái và đấu tranh đòi thả cụ Phan Châu Trinh.
Câu 14. Lãnh đạo cao nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên gồm
 A. Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn.
	 B. Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu.
	 C. Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Lâm Đức Thụ.
	 D. Nguyễn Ái Quốc, Lâm Đức Thụ, Hồ Tùng Mậu.
Câu 15. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, chống phong kiến, nhưng thái độ không kiên định dễ thỏa hiệp là đặc điểm của 
	A. giai cấp nông dân	.	
	B. giai cấp tư sản dân tộc.
	C. giai cấp công nhân.	
	D. giai cấp tư sản mại bản.
Câu 16. Tờ báo Búa liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức
 A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
 C. An Nam Cộng sản đảng.
 	D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 17. Mục tiêu của Việt nam Quốc dân Đảng là
	A. đánh đuổi thực dân pháp, đánh đuổi ngôi vua	
B.đánh đuổi thục dân Pháp, thiết lập dân quyền
	C. đánh đuổi thực dân pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền
D. đánh đuổi thực dân pháp, đánh đổ ngôi vua, lập nên nước Việt Nam độc lập.
Câu 18. Nhiệm vụ của cách mạng được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong thời kì 1936 – 1939 là
A. đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc
B. đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng
 C. chống phát xít, chống phản động thuộc địa tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo hoà bình
 D. chống đế quốc Pháp – Nhật.
Câu 19. Hai khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “ ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét trong thời kì
 A. 1930 -1931. 
 B. 1932 -1935.
 C. 1936 -1939. 
 D. 1939 -1945. 
Câu 20. Công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là
A. tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. 
	B. thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. 
D. đề ra đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam.
Câu 21. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam từ ngày 2/9/1946 đến trước ngày 19/12/1946 là
A. giải quyết nạn đói.
B. giải quyết nạn dốt.
C. giải quyết khó khăn về tài chính.
 D. xây dựng và củng cố chính quyền.
Câu 22. Các tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Hà Nội – Huế - Sài Gòn. 
B. Bắc Giang – Hải Dương – Hà Tĩnh- Quảng Nam. 	
C. Bắc Giang – Hải Dương – Hà Nội- Huế. 
 D. Hà Nội - Bắc Giang – Hải Dương.
Câu 23. Việc kí Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 của Đảng và Chính phủ ta nhằm mục đích
A. chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
B. phân hóa kẻ thù, tập trung đánh kẻ thù chủ yếu.
C. tạo điều kiện để xây dựng đất nước sau chiến tranh.
D. thể hiện thiện chí của ta trên trường quốc tế.
Câu 24. Sau cách mạng tháng Tám, nguy cơ lớn nhất đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời là
	A. nạn mù chữ, thất nghiệp.	
B. nạn đói và các tệ nạn xã hội.
	C. hậu quả nặng nề do chế độ thực dân để lại.	
D. nạn xâm lược của bọn đế quốc và phản động.
Câu 25. Ý nghĩa cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong giai đọa đầu toàn quốc kháng chiến( 1946-1947) là
đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
 giam chân địch trong các đô thị , tiêu hao một bộ phận sinh lực địch.
C. để hậu phương kịp thời huy động lực lượng cho kháng chiến.
 D. tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài.
Câu 26. Sự kiện trực tiếp để Đảng và Chính phủ ta quyết định Toàn quốc kháng chiến chống Pháp là
 A. hội nghị Đà Lạt không thành công(18/5/1946).	 
 B. hội nghị Phôngtennơblô.
 C. Pháp đánh chiếm Hải Phòng(11/1946).
 D. tối hậu thư của Pháp ngày 18/12/1946 đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
Câu 27. Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Pháp chuẩn bị âm mưu
A. mở rộng địa bàn chiếm đóng trong cả nước.
B. phòng ngự đồng bằng Bắc Bộ.
C. dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
D. tập trung quân Âu- Phi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
Câu 28. Hình thái khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa được xác định trong Hội nghị
	A. tháng 10/1930.
B. tháng 7/1936.	
C. tháng 11/1939.	
D. tháng 5/1941.	
 Câu 29. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng(2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là
 A. Đảng cộng sản Đông Dương	
 B. Đảng cộng sản Việt Nam
 C. Đảng lao động Việt Nam	
 D. Đảng Dân chủ Việt Nam.
Câu 30. Sự kiện mang tính dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của dân tộc Việt Nam là
	A. chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 7/1954
	B. quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội tháng 10/1954
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết tháng 7/1954.
	D. quân Pháp rút khỏi miền Bắc tháng 5/1955.
Câu 31. Đặc điểm lớn nhất của Cách mạng nước ta sau năm 1954 là
	A. bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
	B. đất nước được độc lập, thực dân Pháp rút quân về nước.
	C. đế quốc Mĩ nhảy vào miền Nam.
	D. bị chia cắt làm hai miền, hai chế độ chính trị khác nhau.
 Câu 32. Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn dự định dồn 10 triệu nông dân vào 16.000 ấp ở miền Nam. Đó là âm mưu thực hiện trong chiến lược 
	A. chiến tranh đặc biệt.
	B. chiến tranh cục bộ.
	C. chiến tranh đơn phương.
	D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 33. Đồng minh của Mĩ trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam là
A. Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Ôxtrâylia, Niu Dilân.
B. Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Nhật Bản, Niu Dilân.
C. Hà Quốc, Thái Lan, Anh, Ôxtrâylia, Niu Dilân.
D. Hà Quốc, Thái Lan, Philippin, Pháp, Niu Dilân.
Câu 34. Chiến thuật quân sự Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là
A. “Tìm diệt” và “bình định”	 
B. lập “ấp chiến lược”. 
C. “Tìm diệt” và “lấn chiếm” 
D. “Trực thăng vận” và “thiết xa vận” 
Câu 35. Chiến thắng được coi là trận “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam là
 A. Vạn Tường (Quảng Ngãi). 
 B. Bình Giã (Bà Rịa).
 C. An Lão (Bình Đinh). 
 D. Trà Bồng (Quảng Ngãi”. 
Câu 36. Chính sách của phát xít Nhật khi kéo vào Việt Nam năm 1940 là
A. cướp ruộng đất, bắt nhân dân nhổ lúa, trồng đay.
B. thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy.
C. tăng thuế cũ và đặt thêm thuế mới. 	
D. sa thải nhân công, giảm lương tăng giờ làm.
Câu 37. Khối liên minh công - nông được hình thành từ trong phong trào 
A. cánh mạng 1930-1931.	
B. dân tộc dân chủ 1919-1925.
C. dân chủ 1936-1939.	
D. giải phóng dân tộc 1939-1945.
Câu 38. Trong năm 1975, thắng lợi nào của ta chứng tỏ sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, khả năng can thiệp quân sự trở lại của Mĩ là rất hạn chế?
A.chiến thắng Phước Long.
B. chiến dịch Tây Nguyên.
C. chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
D. chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 39. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Nhấn mạnh thời cơ là
A. đầu năm 1975.
B. cả năm 1975.
 C. đầu năm 1976.
D. cuối năm 1976.
Câu 40. Quyết định lấy tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày
	A. 2/7/1976.
	B. 3/7/1976.
 	C. 7/2/1976.
	D. 7/3/1976.
HẾT
SỞ GDĐT LÂM ĐỒNG	 KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
 ĐÁP ÁN	Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ
 ĐỀ SỐ: 16	Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
 (Đáp án gồm có 01 trang)
ĐÁP ÁN: 
MÔN: LỊCH SỬ 12
(Mỗi câu đúng: 0,25 điểm)
Tổng số điểm: 10,0
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
GHI CHÚ
1
C
21
D
2
A
22
B
3
B
23
B
4
C
24
D
5
A
25
D
6
C
26
D
7
A
27
D
8
B
28
D
9
A
29
C
10
D
30
C
11
A
31
D
12
B
32
A
13
B
33
A
14
A
34
A
15
B
35
A
16
B
36
A
17
C
37
A
18
C
38
A
19
A
39
B
20
C
40
A

File đính kèm:

  • docky_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_lich_su_lop_12_de_th.doc
Bài giảng liên quan