Làm thế nào để đẩy mạnh phong trào “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường
Hoặc là, với cương vị của một Chủ tịch Công đoàn muốn mỗi công đoàn viên của mình luôn có tinh thần đoàn kết, yêu thương và giúp đở lẫn nhau thì trước hết người Chủ tịch công đoàn đó phải biết yêu thương và yêu thương thực sự đối với công đoàn viên nói riêng và đối với mọi người nói chung .
Và nếu là một tổ trưởng tổ chuyên môn, lời nói của anh sẽ không có một chút trọng lượng nào đối với các tổ viên nếu anh chỉ dừng lại ở chổ hô hào mà không thực hiện, nói rồi để đó mà không làm hoặc “ nói một đằng làm một nẻo ”.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO “ LÀM THEO ” TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINHTRONG NHÀ TRƯỜNGNgười trình bày : Trần Văn Hậu Như chúng ta đã biết, trong suốt 4 năm qua toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân ta đã và đang ra sức thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”. Hòa chung với không khí đó, Chi bộ trường THPT Đạ Tông củng đã triển khai thực hiện Cuộc vận động một cách tích cực và đầy trách nhiệm. Thông qua Cuộc vận động, mỗi chúng ta đã được học tập rất nhiều điều bổ ích như được học các chuyên đề với nội dung tìm hiểu các tác phẩm bất hủ của Bác như tác phẩm “ Cần, kiệm, liêm, chính ”; “ Tự phê bình và phê bình ”; “ Sữa đổi lề lối làm việc ”, “ nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân ” ; được tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác, được nghe nhiều câu chuyện kể đầy cảm động về những đức tính tốt đẹp của Người.Từ đó, mỗi một chúng ta đã dần dần làm theo tấm gương của Bác. Tuy nhiên, khách quan mà nói, trong những năm qua, chúng ta học theo Bác là chính, còn việc làm theo thì chưa được nhiều. “ Học phải đi đôi với hành ”; “ Lý luận phải gắn liền với thực tiển ”. Đó là một chân lý mà Bác đã từng dạy chúng ta. Trong ba năm đầu của Cuộc vận động, chúng ta chủ yếu là học theo Bác, bước qua năm thứ tư chúng ta đã đẩy mạnh việc làm theo. Và theo Tôi nghĩ, để làm theo được những đức tính tốt đẹp, những điều hay lẽ phải mà phải mất cả cuộc đời Người mới rèn luyện được thì có lẽ dành hết thời gian còn lại của cuộc đời mỗi chúng ta củng không thể làm hết. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không làm được mà vấn đề là ở ý thức của mỗi chúng ta. Bởi tấm gương đạo đức của Bác không phải là những gì cao xa mà chính là những điều rất gần gủi, gần gủi đến mức chỉ cần chú tâm quan sát một chút, suy ngẩm 1 chút là chúng ta thấy rõ nó như đã và đang diễn ra trong cuộc sống đời thường. Đó là đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đó là lòng yêu thương con người vô hạn ; đó là sự giản dị nhưng rất đổi thanh cao; đó là sự hy sinh lớn lao; đó là khát vọng được cống hiến; đó là nghị lực phi thường để vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống Vì thế, nếu có sự cố gắng, nếu có ý thức tự giác làm theo, Tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ làm được. Một cá nhân cố gắng làm được thì tập thể củng có thể làm được; Và nếu tập thể có phong trào “ làm theo ” tấm gương của Bác một cách mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân “ làm theo” được tốt hơn. Vậy, đối với trường ta trong thời gian tới muốn đẩy mạnh phong trào “làm theo ” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì chúng ta cần phải làm gì ? Theo Tôi nghĩ, đây là một câu hỏi lớn mà mỗi cá nhân cần phải có câu trả lời đầy đủ và chính xác. Sâu đây, Tôi xin phép được đưa ra một câu trả lời để các đồng chí tham khảo và góp ý. Thứ nhất, đối với các thành viên trong Ban chỉ đạo Cuộc vận động, các đồng chí trong Chi ủy Chi bộ, các đồng chí trong Ban lãnh đạo nhà trường và các đồng chí đứng đầu các đoàn thể, các tổ chuyên môn hơn ai hết cần phải nắm vững và hiểu rõ ý nghĩa to lớn của Cuộc vận động; Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân cần phải có chương trình, kế hoạch làm theo một cách cụ thể để triển khai, hướng dẫn đến từng cá nhân, đoàn thể do mình phụ trách. Đặc biệt, phải luôn tiên phong gương mẫu để quần chúng, nhân viên, tổ viên và học sinh noi theo.Ví dụ, là Bí thư Chi bộ muốn Đảng viên trong Chi bộ mình làm việc có tổ chức, luôn tuân thủ kỷ luật, không tham ô, lãng phí thì trước hết người Bí thư đó phải gương mẫu trước tiên. Hay, với vai trò của một Hiệu trưởng nhà trường, muốn nhân viên của mình làm việc khoa học, có tình yêu thương và hết lòng giúp đở học sinh thì trước hết người Hiệu trưởng đó phải đảm bảo tính khoa học trong triển khai, giải quyết công việc và phải thật sự có tình yêu thương đối với học sinh, đối với nhân viên của mình. Còn nếu là một thủ lĩnh trong phong trào Đoàn thanh niên, muốn mỗi Đoàn viên của mình đều có ý thức trách nhiệm đối với tập thể thì trước hết người thủ lĩnh công tác đoàn đó phải luôn có ý thức trách nhiệm đối với tập thể. Phải luôn là một đầu tàu gương mẫu, phải rèn luyện bản thân để xứng đáng là một tấm gương sáng cho tất cả đoàn viên noi theo. Hoặc là, với cương vị của một Chủ tịch Công đoàn muốn mỗi công đoàn viên của mình luôn có tinh thần đoàn kết, yêu thương và giúp đở lẫn nhau thì trước hết người Chủ tịch công đoàn đó phải biết yêu thương và yêu thương thực sự đối với công đoàn viên nói riêng và đối với mọi người nói chung . Và nếu là một tổ trưởng tổ chuyên môn, lời nói của anh sẽ không có một chút trọng lượng nào đối với các tổ viên nếu anh chỉ dừng lại ở chổ hô hào mà không thực hiện, nói rồi để đó mà không làm hoặc “ nói một đằng làm một nẻo ”. Theo tôi nghĩ, ở vị trí của những người đứng đầu các tổ chức đoàn thể trong nhà trường muốn đẩy mạnh phong trào “ Làm theo ” tấm gương đạo đức HCM thì không có gì quan trọng hơn là sự nêu gương, hãy là một tấm gương sáng cho nhân viên của mình và cho quần chúng noi theo sẽ thực tế và hiệu quả hơn bất cứ cách làm nào khác. Thứ hai, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường cần phải : Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc học tập và quyết tâm làm theo; mong muốn biến những điều học được từ Bác, những điều đã và đang ra sức làm theo trở thành thói quen của bản thân. Phải biết xác định “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM là việc làm suốt đời, cần phải học suốt đời và làm suốt đời, không thể ngày 1 ngày 2 có thể học hết được, làm hết được”. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết và cần phải xác định rõ : Mình là ai ? Mình đang làm gì ? Mình có những khả năng cơ bản nào ? Mình cần cố gắng học và làm theo Bác những điều gì ? Mình sẽ học và làm theo Bác như thế nào ? Bằng cách nào ? Và trong những vấn đề cần làm theo đó, cần phải đặt việc gì lên trên và trước hết ? Nếu mỗi chúng ta đều tự đặt ra những câu hỏi tương tự như vậy và cố gắng tìm kiếm câu trả lời chính xác thì đó là một dấu hiệu tích cực cho thấy việc làm theo tấm gương sáng ngời của Bác ắt sẽ thu được kết quả khả quan. Ví dụ, Với vai trò của 1 nhân viên bảo vệ hay 1 nhân viên y tế nhà trường có nên đặt vấn đề “ liêm, chính ” lên hàng đầu hay không hay là phải đặt sự “ cần cù, tinh thần trách nhiệm ” lên trước và trên hết. Với vai trò của một GVCN, chúng ta cần làm theo Bác điều gì trước tiên ? Có nhiều điều cần thiết phải học và làm theo lắm các đ/c ạ. Tuy nhiên, theo Tôi nghĩ cái mà các đ/c GVCN cần làm theo trước tiên đó là cần phải có “ một tấm lòng yêu thương thực sự đối với học sinh ”, nếu GVCN dành cho các em học sinh thân yêu của mình một tình yêu vô hạn, dành cho các em một sự cảm thông sâu sắc đối với những khó khăn, vất vã, cực nhọc, thiếu thốn và cả sự kém cỏi, hạn chế của các em thì mọi vấn đề khả quan, mọi hành vi đẹp, mọi việc làm ý nghĩa đều sẽ tuôn trào bắt đầu từ đó. Hay, mỗi chúng ta đang cố gắng học tập và làm theo đức tính “ Tiết kiệm ” của Bác. Vậy làm theo bằng cách nào, làm theo như thế nào cho hiệu quả ? Theo Tôi, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm “ tiết kiệm ”, tiết kiệm có nghĩa là không xa hoa, lãng phí và tiết kiệm cũng không phải là keo kiệt, bủn xỉn mà như Bác kính yêu từng dạy “ Việc cần làm thì tốn bao nhiêu cũng phải làm, việc không cần thiết thì dù 1 xu củng không chi ”. Như thế mới gọi là “ tiết kiệm ”. Vậy với vai trò của 1 cán bộ, đảng viên, giáo viên đang công tác ở một địa bàn còn quá nhiều khó khăn thiếu thốn, chúng ta phải tiết kiệm cái gì? Ai phải thực hành tiết kiệm? Chúng ta phải tiết kiệm tiền bạc; chúng ta phải tiết kiệm sức lực; chúng ta phải tiết kiệm thời gian và tất cả chúng ta đều phải thực hành tiết kiệm dù ở địa vị nào. Và muốn làm được điều đó, trước hết chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm sao cho phù hợp; chúng ta phải tư duy để đổi mới và đổi mới nhằm để thực hành tiết kiệm. có như vậy thì phong trào làm theo tấm gương đạo đức của Bác mới mang tính thiết thực, mới có ý nghĩa thực tiễn, tránh hô hào hình thức. Ví dụ, với vai trò 1 hiệu phó chuyên môn có nhất thiết mọi vấn đề đều phải trao đổi, thông tin với nhân viên của mình bằng văn bản hay không? Khi mà công nghệ thông tin đã và đang dần phổ biến một cách rộng rải. Thay vì phải đánh máy, phải in ấn thành văn bản, phải ký tá, đống dấu ... để rồi sau đó phân công người chuyển xuống các tổ chuyên môn, rồi tổ chuyên môn lại mày mò gỏ văn bản, rồi lại in ấn . Tại sao chúng ta không thực hiện bằng cách gửi Mail điện tử để trao đổi, chỉ đạo, hướng dẫn hay báo cáo qua lại, vừa tiết kiệm được tiền bạc, vừa tiết kiệm được công sức và vừa tiết kiệm được thời gian. Và như Bác kính yêu từng dạy : Thời giờ là tiền bạc; nếu ai đưa vàng bạc vứt đi là người điên rồ , còn nếu ai đưa thì giờ vứt đi là người ngu dại, hãy tiết kiệm thì giờ của mình và tiết kiệm thì giờ của người khác . Cho nên, chúng ta không chỉ tiết kiệm tiền bạc mà cần phải có ý thức tiết kiệm sức lực, tiết kiệm thời gian. Và không những cần phải tiết kiệm tiền bạc của mình, sức lực của mình, thời gian của mình mà còn cần phải tiết kiệm cho người khác, tiết kiệm cho đất nước, tiết kiệm cho xã hội. Việc giáo dục, phân tích và làm rõ những vấn đề nêu trên để mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường được hiểu rõ, hiểu đúng và có ý thức làm theo là trách nhiệm thuộc về Ban chỉ đạo, thuộc về chi bộ đảng, thuộc về Ban lãnh đạo nhà trường và thuộc về các đồng chí đứng đầu các tổ chức đoàn thể trong đơn vị. Và đối với mỗi một cán bộ, đảng viên, giáo viên, công nhân viên và học sinh sau khi hiểu rõ, hiểu đúng và hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc “ làm theo ” tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác sẽ phát huy tính tự giác để làm theo . Thiết nghĩ, nếu mỗi chúng ta đều ý thức được điều đó thì phong trào làm theo tấm gương đạo đức HCM ở trường ta trong những năm tới không cần phải hô hào hay kêu gọi nhiều nữa mà vẫn sẽ đạt được hiệu quả cao như mong muốn của chúng ta. Tôi tin và dám khẳng định chắc chắn về điều đó.Xin chân thành cảm ơn !
File đính kèm:
- hoc_tap_va_lam_theo_tam_guong_dao_duc_HCM.ppt