Luận văn Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nam lớp 8 trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre

? Bước một :

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục – đào tạo năm 2009-2010 cho cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.

? Bước hai :

- Ứng dụng vào chương trình giảng dạy đồng thời trên hai nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, có sự hổ trợ của các giáo viên bộ môn.

 

ppt38 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nam lớp 8 trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAOLUẬN VĂN TỐT NGHIỆPKHÓA 2 - ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAOTP. HỒ CHÍ MINH“Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nam lớp 8 trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre”NỘI DUNG BÁO CÁO* Phần mở đầu* Tổng quan nghiên cứu* Phương pháp và tổ chức nghiên cứu* Kết quả nghiên cứu và bàn luận* Kết luận và kiến nghị Cùng với ngành TDTT, ngành giáo dục và đào tạo đã nhanh chóng kịp thời đưa môn học thể dục thể thao là một môn học bắt buộc vào trong các trường phổ thông. Bởi vì đây là môi trường quan trọng để giáo dục, rèn luyện tốt nhất về thể chất và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trong tương lai trở thành người phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.PHẦN MỞ ĐẦU Môn chạy 60m trong điền kinh là một nội dung không thể thiếu trong chương trình dạy học thể dục phổ thông cho đến đại học và cũng là môn thi đấu được tiến hành trong các cuộc thi đấu từ quy mô nhỏ đến qui mô lớn trong cả nước và quốc tế. Thực tế qua nhiều năm làm công các thể dục thể thao ở trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre chúng tôi đã nhận thấy thành tích chạy 60m của các em còn thua kém các trường bạn, song việc giảng dạy điền kinh ở trường trong điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi hiện đang còn rất nhiều hạn chế và không đảm bảo kỷ thuật, khó khăn cho giáo viên giảng dạy làm ảnh hưởng một phần sự phát triển thể chất của các em. Do vậy, tính cấp thiết của vấn đề đặt ra là nghiên cứu những bài tập phát triển thể lực sao cho phù hợp về các đặc điểm thể chất, lứa tuổi cũng như giới tính để nâng cao thành tích chạy 60m của các em. Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nam lớp 8 Trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre”. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUMục đích nghiên cứu của đề tài là xác định những bài tập thể lực phù hợp và có hiệu quả nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nam lớp 8 trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Để giải quyết mục đích nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau đây:1. Lựa chọn các bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nam lớp 8 trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nam lớp 8 trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre.CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1.Quan điểm của Đảng, nhà nước và Bác Hồ về công tác giáo dục thể chất.1.2.Thực trạng giảng dạy môn điền kinh ở trường THCS Phan Triêm, Châu Thành, Bến Tre.1.3. đặc điểm sinh lý của môn chạy 60m1.4. đặc điểm tâm, sinh lý và giải phẫu của học sinh thcs lứa tuổi 13 -14 1.5. Đặc điểm các tố chất thể lực của học sinh lứa tuổi 13 -14 1.6. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thể lực học sinh THCS CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU2.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 2.1.2 Phương pháp phỏng vấn 2.1.3. phương pháp kiểm tra sư phạm 2.1.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.1.5 Phương pháp toán thống kê2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU :2.2.1 Đối tượng nghiên cứu : Các bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nam lớp 8 Trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre 2.2.2 Khách thể nghiên cứu: 100 học sinh nam lớp 8 của Trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre.2.2.3 Tổ chức thực hiện: Đề tài được tiến hành từ 7/2008 đến 11/2010 CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN3.1. Lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nam lớp 8 trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre 	Việc lựa chọn một số bài tập được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn gián tiếp. 	Phiếu phỏng vấn được phát cho các giáo viên giảng dạy TDTT trong huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.	Dựa trên nguyên tắc chúng tôi đã xác định những bài tập sau để ứng dụng và đánh giá hiệu quả. 1- Chạy 30m tốc độ cao .2- Chạy xuất phát thấp 60m.3- Bật cao tại chỗ.4- Nằm ngửa gặp bụng 30 giây. 5- Bật xa tại chỗ.6-Nhảy dây 30 giây. 	3.2 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập thể lực đã chọn nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nam lớp 8 trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. 	Sau khi lựa chọn một số bài tập, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của những bài tập này. Thực nghiệm được tiến hành trên 100 học sinh nam lớp 8 Trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre.	 Như đã trình bày ở chương 2, kiểu thực nghiệm được áp dụng là kiểu thực nghiệm so sánh song song. Đối tượng thực nghiệm được chia thành 02 nhóm:- Nhóm thực nghiệm gồm 50 học sinh nam, tập theo những bài tập đã được đề tài lựa chọn.- Nhóm đối chứng gồm 50 học sinh nam, học theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục – Đào tạo. 	Thời gian thực nghiệm là 12 tuần tập luyện (24 giáo án ) của học sinh. Quá trình thực nghiệm được thực hiện theo tiến trình sau: Bước một :- Xây dựng kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục – đào tạo năm 2009-2010 cho cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Bước hai :- Ứng dụng vào chương trình giảng dạy đồng thời trên hai nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, có sự hổ trợ của các giáo viên bộ môn.3.2.1. So sánh thành tích chạy 30m TĐC và 60m xuất phát thấp của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm.	3.2.1.1.Thành tích chạy 30 m TĐC của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệmThành tích chạy 30 m TĐC của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng thể hiện ở bảng số 3.Bảng 3. So sánh thành tích chạy 30 m TĐC của hai nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm:Chỉ sốNhóm thực nghiệm(TN)Nhóm đối chứng(ĐC)5.015.05S0.320.26Cv (%)6.385.080.020.01d0.04t0.656p>0.05Số liệu ở bảng 3 cho thấy, Với sai số tương đối của nhóm thực nghiệm là 0.02 và của nhóm đối chứng là 0.01 chứng tỏ giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều đủ tính đại diện cho hai mẫu. Thành tích chạy 30 m TĐC của nhóm thực nghiệm là 5.01” và của nhóm đối chứng là 5.05”, tuy chênh nhau 0.04” nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (t = 0.656; p>0.05). Hệ số biến thiên của nhóm thực nghiệm là 6.38 % và của nhóm đối chứng là 5.08 % (0.05 Số liệu ở bảng 4 cho thấy, Với sai số tương đối của nhóm thực nghiệm là 0.018 và của nhóm đối chứng là 0.016 chứng tỏ giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều đủ tính đại diện cho hai mẫu. Thành tích chạy 60 m của nhóm thực nghiệm là 9.81” và của nhóm đối chứng là 9.77”, tuy chênh nhau 0.04” nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (t = 0.082; p>0.05). 3.2.2. So sánh thành tích chạy 30m TĐC và thành tích chạy 60m xuất phát thấp của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm.Sau 12 tuần tiến hành thực nghiệm, với 24 giáo án (theo kế hoạch được trình bày ở phần phụ lục), các nghiệm thể lại được kiểm tra thành tích chạy 30 m TĐC và thành tích chạy 60m xuất phát thấp. Hiệu quả của những bài tập đã chọn được đánh giá qua so sánh thành tích chạy 30 m TĐC và thành tích chạy 60m xuất phát thấp của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm. 3.2.2.1. So sánh thành tích chạy 30 m TĐC của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm Thành tích chạy 30 m TĐC của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng 5.Bảng 5. So sánh thành tích chạy 30m TĐC sau thực nghiệmNhóm thực nghiệm(TN)Nhóm đối chứng(ĐC)4.744.83S0.240.24Cv4.965.030.010.01d-0.09t1.782p> 0.05Kết quả ở bảng 5 cho thấy,Với sai số tương đối của nhóm thực nghiệm 0.01 và của nhóm đối chứng là 0.01 chứng tỏ giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều đủ tính đại diện cho hai mẫu. Thành tích chạy 30 m TĐC của nhóm thực nghiệm là 4.74” và của nhóm đối chứng là 4.83”. Tuy thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng 0.09” nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (t = 1.782; p > 0.05). Như vậy, các bài tập thể lực đã chọn không thể hiện hiệu quả rõ rệt đối với thành tích chạy 30 m TĐC..Hệ số biến thiên của nhóm thực nghiệm là 6.38 % và của nhóm đối chứng là 5.08 % (0.05	Số liệu ở bảng 6 cho thấy,Thành tích chạy 60m trung bình của nhóm thực nghiệm là = 9.18s, trong khi của nhóm đối chứng là = 9.44, chênh lệch 0.26s. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (t = 2.373, p>0.05). Điều đó chứng tỏ các bài tập thể lực được lựa chọn đã cho thấy hiệu quả cao hơn đối với thành tích chạy 60m của học sinh nam khối lớp 8 Trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Hệ số biến thiên và sai số tương đối của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều ở mức cho phép (Cv < 10% và < 0.05) để đảm bảo độ đồng nhất của mẫu và tính đại diện của giá trị trung bình mẫu.Biểu đồ 3. So sánh thành tích chạy 60 m XPT của 2 nhóm sau thực nghiệm.	3.2.3.So sánh nhịp độ tăng trưởng thành tích chạy 60m xuất phát thấp của hai nhóm thực nghiệm và đối chứngĐể khẳng định thêm hiệu quả của bài tập bổ trợ thể lực đã được lựa chọn đối với thành tích chạy 60 m xuất phát thấp đề tài thực hiện việc xem xét nhịp tăng trưởng về thành tích của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Nhịp tăng trưởng của các nhóm được tính theo phương pháp của Brondy như đã trình bày ở chương 2. Kết quả phân tích nhịp tăng trưởng thể hiện ở bảng 7 và 8. Bảng 7. So sánh nhịp độ tăng trưởng thành tích chạy 30m TĐC của hai nhóm thực nghiệm và đối chứngNhóm thực nghiệmNhóm đối chứngTham sốTrướcthực nghiệmSauthực nghiệmTrướcthực nghiệmSauthực nghiệm5.014.745.054.83S0.320.240.250.24CV6.384.965.034.98t5.544.45p4.7374.376W (%)<0.05<0.05Kết quả ở bảng 7 cho thấy,Thành tích chạy 30m TĐC của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng khá rõ rệt và đều có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Nhóm thực nghiệm có nhịp tăng trưởng cao hơn so với nhóm đối chứng nhưng không nhiều (5.54% so với 4.45%). Biểu đồ 4. Sự tăng trưởng của thành tích chạy 30m TĐC của 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệmCó thể thấy rõ điều này qua biểu đồ 4Bảng 8. So sánh nhịp độ tăng trưởngthành tích chạy 60m xuất phát thấp của hai nhóm thực nghiệm và đối chứngNhóm thực nghiệmNhóm đối chứngTham sốTrướcthực nghiệmSauthực nghiệmTrướcthực nghiệmSauthực nghiệm9.819.189.809.44S0.560.570.480.52CV5.866.204.935.56t6.643.74p5.5852.99W (%)<0.05<0.05Kết quả ở bảng 8 cho thấy,Thành tích chạy 60m xuất phát thấp của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng khá rõ rệt và đều có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Nhóm thực nghiệm có nhịp tăng trưởng cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng (6.64 % so với 3.74 %).Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ 5Biểu đồ 5. Sự tăng trưởng của thành tích chạy 60m xuất phát thấp của 2 nhóm ĐC và nhóm TN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1.Kết luậnTừ những kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra kết luận sau:1.1. Thông qua các phương pháp đáng tin cậy đề tài đã xác định được 06 bài tập thể lực cho giảng dạy môn chạy 60m, là:1- Chạy 30m tốc độ cao .2- Chạy xuất phát thấp 60m 3- Bật cao tại chỗ.4- Nằm ngửa gặp bụng 30s 5- Bật xa tại chỗ. 6-Nhảy dây 30 giây. 1.2. Thông qua thực nghiệm sư phạm các bài tập này đã chứng tỏ được hiệu quả cao hơn đối với thành tích chạy 60 m so với các bài tập đang được sử dụng trong phương pháp hiện hành cả về thành tích và cả về nhịp tăng trưởng. Tuy nhiên hiệu quả của những bài tập này đối với thành tích chạy 30m TĐC chưa thực sự rõ rệt so các bài tập hiện đang được sử dụng 2. Kiến nghị	2.1.Cần phổ biến và áp dụng các bài tậpï thể lực cho việc giảng dạy môn chạy 60m cho toàn bộ các lớp thuộc khối 8 của trường THCS Phan Triêm, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.	2.2. Cần có nghiên cứu tiếp theo để xác định các bài tập thể lực hiệu quả hơn đối với thành tích của chạy 60 m.	2.3.Cần tăng cường hơn nữa về cơ sở, vất chất, trang thiết bị dụng cụ. nhằm bảo đảm cho công tác giảng dạy thể dục cho các em học sinh trong nhà trường có hiệu quả.Chúng tôi chân thành cảm ơn ! Tiến sĩ : Đỗ Vĩnh – Giảng viên trường đại học sư phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh. Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh. Ban giám hiệu, thầy cô giảng dạy thể dục trường THCS Phan Triêm, Châu Thành, Bến Tre. Quý thầy cô trường Đại học sư phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh. 	 Cùng toàn thể huấn luyện viên, giáo viên, bạn đồng nghiệp và các em học sinh đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này.

File đính kèm:

  • pptLUAN VAN BAO CAO NHOM PHUC -PHUONG -TRAN.ppt