Luận văn Phát huy hoạt động tích cực của học sinh trong dạy học hóa học

 

- Cần trang bị thêm phòng dạy học bằng giáo án điện tử đầy

đủ dụng cụ, thiết bị dạy học phù hợp với phương pháp dạy học mới.

- Tiếp tục bồi dưỡng tin học, cách sử dụng phần mềm liên

quan bộ môn cách soạn giáo án điện tử phù hợp cho giáo viên nhằm giúp

cho giáo viên biết soạn giáo án điện tử và giảng dạy một cách dễ dàng.

pdf17 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Luận văn Phát huy hoạt động tích cực của học sinh trong dạy học hóa học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
vui, liên hệ thực tế sẽ dễ dàng giúp học sinh hoạt động tích cực, 
chủ động tiếp thu kiến thức. Nhưng có những bài học không thể thực hiện 
thí nghiệm trong một tiết dạy thì việc phát huy được hoạt động tích cực của 
học sinh trong dạy học hóa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 
như đã nêu trên. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 
 Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy hóa học THPT. 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
 Làm thế nào để phát huy hoạt động tích cực của học sinh trong 
dạy học hóa học? Đó là gây hứng thú nhận thức cho học sinh. Như chúng ta 
đã biết, kết quả học tập không chỉ phụ thuộc vào trí tuệ mà còn phụ thuộc 
vào hứng thú nhận thức của học sinh. Chính vì thế việc tổ chức đố vui để 
học gây sự thích thú và đam mê bộ môn, liên hệ thực tế và sử dụng thiết bị 
 4 
dạy học hiện đại để phát huy hoạt động tích cực của học sinh sẽ giúp 
chúng ta giải quyết được vấn đề nêu trên. 
5. Phương pháp nghiên cứu: 
 Để hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm tôi tiến hành như sau: 
 - Tham khảo cách thức tổ chức ngoại khoá của tổ chuyên môn, 
trường bạn rồi nghiên cứu tổ chức đố vui để học cho phù hợp với đặc điểm 
của trường. 
 - Dự giờ, tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong giảng dạy 
một số bài khó dạy của các bạn đồng nghiệp và khả năng nhận thức của 
học sinh. 
 - Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học. 
 - Nghiên cứu tài liệu, những vấn đề thực tế liên quan đến bài 
học. 
 - Tìm hiểu, nghiên cứu phần mềm, thiết bị dạy học hiện đại 
phục vụ cho việc soạn giảng giáo án điện tử. 
 - Thiết kế chương trình, giáo án trong hè rồi áp dụng trong 
năm học mới, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả sau đó 
nhân rộng ra để tổ chức và giảng dạy trong năm học tiếp theo. 
6. Nội dung của đề tài: 
 Phát huy hoạt động tích cực của học sinh trong dạy học hóa 
học. 
 I. Phần mở đầu. 
 II. Nội dung đề tài. 
 - Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 
 - Chương 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu. 
 - Chương 3: Biện pháp giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài. 
 III. Kết luận và kiến nghị. 
 5 
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN 
CỨU. 
1. Cơ sở pháp lý: 
 Căn cứ điều 2, điều 4, điều 23, điều 24 của Luật Giáo dục. 
2. Cơ sở lý luận: 
 Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ hiện 
nay, nếu con người không tiếp cận được với những tri thức mới, những hiểu 
biết mới họ sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu với thời cuộc và bị đào thải. 
Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải nhạy bén với cái mới, nhanh chóng 
tiếp cận và nắm bắt các thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại. Do vậy 
đổi mới phương pháp dạy học là một xu thế tất yếu. 
 Vậy đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học hiện nay ở 
trường THPT là gì? Là tổ chức cho học sinh được học tập trong hoạt động 
và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. 
 Để thiết kế giáo án theo hướng tích cực hóa hoạt động của 
học sinh trong dạy hóa học ta cần hiểu tính tích cực là gì? Tích cực nhận 
thức là gì? 
 Tính tích cực là sự biểu hiện của nỗ lực cá nhân ( bằng thái độ, 
tình cảm, ý chí) trong quá trình tác động đến đối tượng nhằm thu được kết 
quả cao trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn. 
 Còn tích cực nhận thức là một khái niệm biểu thị sự nỗ lực, 
chủ động của chủ thể trong quá trình học tập và nghiên cứu, là sự biểu 
hiện mức độ huy động cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết nhiệm vụ 
nhận thức, góp phần làm cho nhân cách của chủ thể phát triển. 
 Trên cơ sở đó phát huy hoạt động tích cực của học sinh bằng 
cách tổ chức đố vui để học, liên hệ thực tế, sử dụng thí nghiệm hóa học, thí 
nghiệm hóa học vui và sử dụng thêm phần mềm trên máy vi tính, phù hợp 
với nội dung và kiểu bài lên lớp bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công. 
3. Cơ sở thực tiễn: 
 Như chúng ta đã biết: Do lượng thông tin ngày nay tăng nhanh 
nên giáo dục phải tiếp cận với những thành tựu mới nhất của khoa học – 
công nghệ bằng cách chọn lọc nội dung, đổi mới phương pháp dạy học và 
ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại thì mới có thể giải quyết được 
mâu thuẫn giữa sự bùng nổ thông tin với thời gian học, trình độ, sức lực của 
 6 
người học hiện nay, mới có thể giải quyết được vấn đề quá tải trong việc 
học của người học. 
 Với sự ra đời và phổ cập của nhiều thế hệ máy tính điện tử, 
tính chất của lao động đang dần dần thay đổi. Trong các lĩnh vực của đời 
sống xã hội, máy tính đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng 
cao hiệu quả, chất lượng của công việc và quản lí. 
 Chính vì qua nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu các phương 
pháp dạy học của các bạn đồng nghiệp ở những tiết khó dạy, tôi nhận thấy 
học sinh học tập ít sôi nỗi, ít tích cực hoạt động và còn tiếp thu kiến thức 
một cách thụ động và khả năng tự học chưa được phát huy. Do vậy trong 
nhà trường hiện nay, việc tổ chức đố vui để học, tạo tình huống bằng thực 
tế, sử dụng thí nghiệm hóa học, thí nghiệm hóa học vui và các phương tiện 
kỹ thuật hiện đại, nhất là máy vi tính để phát huy hoạt động tích cực của 
học sinh trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học là 
vấn đề cấp bách và cần thiết phải thực hiện. 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI. 
1. Khái quát phạm vi: 
 Trong phạm vi nghiên cứu ở trường, tôi nhận thấy đa số giáo 
viên trung học phổ thông là giáo viên trẻ, vừa qua đã tham gia học, thi lấy 
chứng chỉ A tin học, chứng nhận soạn giáo án điện tử và tiếng anh. Việc 
khai thác thông tin internet phục vụ cho giảng dạy và giảng dạy bằng giáo 
án điện tử của giáo viên đã được nâng lên. Tuy nhiên, chưa cao và phù hợp 
lắm. Về phía học sinh sinh sống ở nông thôn, bố mẹ chủ yếu làm nghề 
nông, nghề biển . Ngoài việc đi học đa số học sinh về nhà còn giành nhiều 
thời gian lo phụ giúp gia đình việc đồng án, đi biển và có học sinh chưa có 
động cơ học tập đúng đắn nên việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh chưa 
cao. 
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu: 
 Trước tình hình thực tế của trường hiện nay việc khai thác 
thông tin từ internet vẫn còn hạn chế, sử dụng phần mềm trên máy vi tính 
để thiết kế giáo án dạy học còn ít, hơn nữa đa số các bài hóa học khó dạy 
và không thể thực hiện thí nghiệm, giáo viên còn sử dụng phương pháp 
thiết trình hoặc đàm thoại nên ít thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh ít 
hứng thú học tập. Còn việc tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi học hỏi của 
 7 
học sinh chưa cao, vẫn còn thói quen với cách học cũ tiếp thu kiến thức 
một cách thụ động. 
 Chính vì thế cần phải có giải pháp khắc phục tình trạng nêu 
trên. Đó là tổ chức đố vui để học, tạo tình huống bằng thực tế, sử dụng thí 
nghiệm hóa học, thí nghiệm hóa học vui và các phương tiện kỹ thuật hiện 
đại, nhất là máy vi tính để phát huy hoạt động tích cực của học sinh trong 
dạy học hóa học. 
3. Nguyên nhân của thực trạng: 
 Nguyên nhân chính ở đây là trình độ biết và vận dụng tin học 
của giáo viên vào việc khai thác thông tin từ internet, soạn giáo án điện tử 
còn găïp khó khăn dẫn đến việc giúp học sinh tự tìm thấy chân lí, hiểu và 
tiếp thu kiến thức ở một số bài bị hạn chế. 
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ 
TÀI. 
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp: 
 Chúng ta đã biết nội dung giáo dục ở THPT có những đặc 
điểm: 
 - Bảo đảm củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung 
học cơ sở, hoàn chỉnh và nâng cao trình độ giáo dục phổ thông, bảo đảm 
kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh. 
 - Chú trọng nâng cao tính khoa học hiện đại, tính tư tưởng, phù 
hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thế giới, 
phát triển năng lực, phẩm chất của người học, đáp ứng nhu cầu, hứng thú, 
nguyện vọng của học sinh, vừa chuẩn bị cho học sinh học lên bậc học cao 
hơn học tập suốt đời, học nghề và giúp cho học sinh có thể bước vào cuộc 
sống lao động. 
 - Bao gồm cả phần thực hành, rèn luyện trong và ngoài giờ lên 
lớp, trong và ngoài nhà trường. 
 Và nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đến việc hình thành 
cách học chủ động, tìm tòi của học sinh, thay đổi phương pháp dạy học của 
giáo viên theo hướng tập trung vào hoạt động của người học và việc học. 
Dạy học hướng tới phát huy tính tích cực, vai trò chủ động , tính sáng tạo 
của học sinh là xu thế chung của đổi mới giáo dục trung học phổ thông ở 
các nước. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học cần 
 8 
mở rộng việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình dạy 
học, cải thiện điều kiện môi trường giáo dục. 
 Trên cơ sở đó, để thực hiện đề tài có hiệu quả cần có các giải 
pháp chủ yếu sau. 
2. Các giải pháp chủ yếu: 
 - Cần trang bị thêm phòng dạy học bằng giáo án điện tử đầy 
đủ dụng cụ, thiết bị dạy học phù hợp với phương pháp dạy học mới. 
 - Tiếp tục bồi dưỡng tin học, cách sử dụng phần mềm liên 
quan bộ môn cách soạn giáo án điện tử phù hợp cho giáo viên nhằm giúp 
cho giáo viên biết soạn giáo án điện tử và giảng dạy một cách dễ dàng. 
 - Với học sinh, cần tạo sự hứng thú, đam mê, yêu thích bộ 
môn. Hướng dẫn các em chuyển dần từ cách học cũ tiếp nhận kiến thức thụ 
động sang kiểu học mới tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự tìm tòi, quan sát, mô 
tả, giải thích, phát hiện, định hướng giải quyết vấn đề. 
3. Tổ chức, triển khai thực hiện: 
 Như chúng ta đã biết chức năng của bộ não theo Roger 
Wolcott Sperry ( Giải Nobel Y học năm 1981) mà theo đó: 
 9 
- Não trái kiểm soát các vấn đề về: Từ ngữ, con số đường kẽ, danh sách, 
lý luận, phân tích. 
- Não phải kiểm soát các vấn đề về: Nhịp điệu, màu sắc, hình dạng, bản 
đồ, tưởng tượng, mơ mộng. 
 Trong dạy học nếu chúng ta biết khai thác, phát huy, và lợi 
dụng đầy đủ tiềm năng, công năng của não thì chất lượng giáo dục của 
chúng ta sẽ được nâng cao. Vậy làm thế nào để làm được điều đó? 
 Có câu: “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn liền với thực 
tiễn”, vâng đúng như vậy nếu dạy học mà không có phương tiện, thiết bị 
và học không có thí nghiệm, không có thực hành, không liên hệ thực tế thì 
việc giúp học sinh tự tìm thấy chân lí, hiểu và tiếp thu kiến thức sẽ bị hạn 
chế. Vì thế trong các bài học nếu chúng ta biết cách tạo tình huống bằng 
thực tế, sử dụng thí nghiệm hóa học, thí nghiệm hóa học vui, phần mềm 
trên máy vi tính hợp lí, phù hợp với nội dung và kiểu bài lên lớp, để phát 
huy hoạt động tích cực của học sinh bạn sẽ thấy điều kì diệu của nó. 
 Trước hết chúng ta cần tạo ra sự hấp dẫn của bộ môn hóa học 
để học sinh yêu thích, tìm tòi, nghiên cứu bộ môn bằng cách các bạn chọn 
thời gian thích hợp tổ chức đố vui để học (Ctrl+ click để xem nội dung hoặc 
xem file Dovuidehoc.doc trên đĩa). Là tổ trưởng chuyên môn tôi đã tổ chức 
cho khối THPT vào tiết chào cờ, với những màn ảo thuật hóa học vui do tôi 
hướng dẫn cho một số học sinh chuẩn bị thi thí nghiệm thực hành biểu diễn 
và những nội dung thực tế. Rất hấp dẫn, học sinh được bồi dưỡng thêm kĩ 
năng thực hành và biết liên hệ kiến thức đã được học vào thực tế, giúp các 
em ôn tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái dẫn đến các em đều vui thích, 
mong muốn được tiếp tục chơi mà học với môn hóa học. Từ đó thái độ học 
tập bộ môn hóa học của các em có sự chuyển biến tiến bộ. 
 Còn trong giảng dạy các bài cụ thể, chẳng hạn như trong bài 
cấu hình electron của nguyên tử (lớp 10 ban cơ bản) kiến thức trong bài 
trừu tượng, khó hiểu, khó nhớ và rất quan trọng là cơ sở cho việc nghiên 
cứu các bài sau và ở các lớp khác. Vì vậy khi dạy bài này, nếu bạn chỉ 
thuyết trình hoặc cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, rồi rút ra kết 
luận và vận dụng thì ít lôi cuốn hấp dẫn học sinh hơn khi bạn trình chiếu 
(Xin vui lòng xem: Chiensi08-09\ TT.Sap_xep_phan_lop.pps hoặc Ctrl+click 
vào chữ trình chiếu trong file: Sangkien6 trong đĩa) để học sinh tự chiếm 
lĩnh kiến thức về trật tự sắp xếp các phân lớp theo chiều tăng mức năng 
lượng như: 
 10 
 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 
Bạn yêu cầu học sinh chú ý quan sát, nhận xét và ghi lại thứ tự sắp xếp các 
phân lớp theo nhóm. Sau khi các nhóm nhận xét xong, bạn chiếu kết quả 
cho học sinh đánh giá, điều chỉnh. Làm như vậy thu hút hơn, hấp dẫn hơn, 
học sinh tham gia làm việc rất tích cực và được quan sát hình ảnh, học sinh 
sẽ dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức mới và nhớ lâu hơn. 
 Tiếp đến phần cấu hình electron của nguyên tử, nếu bạn 
thuyết trình hay yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và rút ra cách viết cấu 
hình electron thì ít có học sinh tập trung làm việc, thay vào đó bạn trình 
chiếu file: Chiensi08-09\ Cauhinh_e.pps (Vui lòng xem trên đĩa) rồi yêu 
cầu các em đưa ra cách viết cấu hình electron. Lúc này toàn bộ học sinh 
chăm chú theo dõi, trao đổi trong nhóm và rút ra cách viết cấu hình 
electron. Sau khi các nhóm hoàn thành trình bày của nhóm mình, bạn nhấp 
chuột để có kết quả cho học sinh tự đánh giá và ra bài tập tương tự. 
 Sau khi nghiên cứu xong các nội dung của bài, bạn trình chiếu 
file: Chiensi08-09\ TrochoiCTNT.pps hướng dẫn học sinh chơi trò chơi (Bạn 
click vào các nút từ 1 đến 7 để có câu hỏi, ở mỗi nút từ 2 đến 7 click lần 2 
để có đáp án và click vào (19+cho câu 1), (3+) để canh thời gian-click lần 
2 để hết thời gian rồi lặp lại cho câu hỏi khác) . Thật tuyệt, tất cả học sinh 
hăng hái làm bài tập với tinh thần sản khoái. Thế là chúng ta đã tạo được 
bầu không khí học tập tự do và không bị gò bó. 
 Hay trong bài nhận biết một số cation trong dung dịch (lớp 12 
nâng cao), để nhận biết cation Fe
3+
. Chúng ta có thể làm thí nghiệm cho 
dung dịch KSCN vào dung dịch FeCl3, nhưng sẽ ít hấp dẫn hơn khi bạn 
hướng dẫn trước cho một học sinh làm ảo thuật cắt chảy máu tay bằng đũa 
thủy tinh (Thoa dung dịch KSCN vào lòng bàn tay, rửa đủa thủy tinh bằng 
dung dịch FeCl3 –Khi ảo thuật gọi là nước sát trùng). Sau đó yêu cầu học 
sinh giải thích. Được xem ảo thuật toàn bộ học sinh đều thích thú, chú ý và 
tìm mọi cách để biết được vì sao vậy? 
Giải thích: Fe
3+
 + SCN
-
  Fe(SCN)3 (có màu đỏ máu) 
 Hoặc khi hướng dẫn học sinh nghiên cứu tính chất vật lí của 
amoniac (Tính tan, lớp 11). Nếu các bạn chỉ cho học sinh quan sát hình vẽ 
và diễn giảng hoặc chỉ làm thí nghiệm thì ít hấp dẫn học sinh hơn khi đưa 
ra tình huấn: “ Trong thực tế, như các em đã biết nước chỉ tự chảy từ nơi 
cao đến nơi thấp, vậy có bao giờ em thấy nước lại tự chảy từ nơi thấp đến 
cao chưa?”. Câu hỏi này kích thích tính tò mò và làm cho học sinh khao 
 11 
khát, mong muốn được chứng kiến và tìm kiếm lời lý giải. Bạn hướng dẫn 
học sinh làm thí nghiệm (như hình 2.3/42 SGK 11 nâng cao), học sinh: thật 
kỳ lạ nước từ dưới chậu phun vào choáng phần chân không của bình? Học 
sinh sẽ tự tìm tòi và giải thích ngay. Như vậy chúng ta đã lôi cuốn được học 
sinh tham gia tích cực vào bài học. 
 Ngoài ra khi hướng dẫn học sinh nghiên cứu về natri 
hiđrocacbonat (Lớp 12 nâng cao), các bạn đưa ra bình cứu hỏa (có ở phòng 
thí nghiệm) và đặt vấn đề: “Vì sao bình cứu hỏa lại dập tắt được lửa?” 
Học sinh sẽ động não suy nghĩ và tìm cách giải thích. 
Giải thích: 
Bên trong ống thép chứa đầy dung dịch NaHCO3 và có treo ống thủy tinh 
chứa dung dịch H2SO4 là “trái tim” của bình cứu hỏa. Khi sử dụng chỉ cần 
dốc ngược bình và hướng vòi phun vào đám lửa. từ vòi phun phun ra một 
dòng khí (CO2), lửa sẽ chịu đầu hàng bình cứu hỏa. Vì: 
2NaHCO3 + H2SO4  Na2SO4 + 2CO2+ 2H2O 
Được biết cách sử dụng bình cứu hỏa, trực tiếp giải quyết được vấn đề thực 
tế, học sinh cảm thấy thích thú, phấn khởi và yêu thích môn học hơn. 
 Phần mềm vi tính vẫn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta 
trong việc soạn giảng. Chẳng hạn như: Khi hướng dẫn các em nghiên cứu 
bài amino axit, phần cấu tạo phân tử (Lớp 12 nâng cao), nếu các bạn chỉ 
cho học sinh nghiên cứu SGK rồi diễn giảng thì học sinh sẽ cảm thấy nhàm 
chán dẫn đến không chịu làm việc. Chi bằng chúng ta trình chiếu file 
Aminoaxit1 (Xin vui lòng xem: Chiensi08-09\ Aminoaxit1 trên đĩa) rồi yêu 
cầu học sinh nhận xét, kết luận. Được quan sát bằng hình ảnh, học sinh tập 
trung, tích cực làm việc và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. 
 Thế là chúng ta đã kích thích được các vùng não của các em 
hoạt động một cách tích cực. Nhẹ nhàng mà hiệu quả, học sinh đã được 
tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái, không bị gò bó, ép buộc. 
 Như vậy từ một bài học dường như ít hấp dẫn, thu hút, học 
sinh thụ động, với thiết kế như trên tiết học trở nên sôi động, hấp dẫn, lôi 
cuốn được nhiều học sinh tham gia và chúng ta đã chuyển được sang hướng 
tích cực hóa hoạt động của học sinh. 
 12 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 
1. Kết luận: 
 Vậy với những bài học, những mục khó phát huy được tính tích 
cực, với thiết kế như trên sẽ tạo được bầu không khí tự do, giúp học sinh 
học tập thoải mái, không phải tiếp nhận những lí thuyết trừu tượng mà 
tham gia trực tiếp giải quyết những vấn đề cụ thể, thực tế. Làm cho học 
sinh hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực trong hoạt động học của 
học sinh. Giúp học sinh có kĩ năng thu thập, phân tích và xử lí thông tin 
một cách sáng tạo để tìm ra chân lí. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình dạy 
hóa học. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp. 
2. Kiến nghị: 
 - Trang bị đầy đủ, kịp thời dụng cụ, thiết bị dạy học hiện 

File đính kèm:

  • pdfSangkien 6.pdf
Bài giảng liên quan