Lý thuyết Chương 1+2 môn Hóa học Lớp 10

Cấu hình electron của nguyên tử:

- Các bước viết cấu hình electron nguyên tử

Bước 1: Điền lần lượt các e vào các phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng. Bước 2: Sắp xếp lại theo thứ tự các lớp và phân lớp theo nguyên tắc từ trong ra ngoài.

Bước 3: Xem xét phân lớp nào có khả năng đạt đến bão hoà hoặc bán bão hoà, thì có sự sắp xếp lại các electron ở các phân lớp ( chủ yếu là d và f )

-Cách xác định nguyên tố s, p, d, f:

+ Nguyên tố s : có electron cuối cùng điền vào phân lớp s.

+Nguyên tố p: có electron cuối cùng điền vào phân lớp p.

+ Nguyên tố d: có electron cuối cùng điền vào phân lớp d.

+ Nguyên tố f: có electron cuối cùng điền vào phân lớp f

 

doc6 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Lý thuyết Chương 1+2 môn Hóa học Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ
Thành phần cấu tạo nguyên tử
Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron
Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân
Electron
me= 9,1094.10-31 kg
qe= -1,602.10 -19 C kí hiệu là – eo qui ước bằng 1-
Proton
Hạt proton là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử,mang điện tích dương, kí hiệu p m= 1,6726.10 -27 kg
q= + 1,602.10 -19 C kí hiệu eo, qui ước 1+
Nơtron
Hạt nơtron là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, không mang điện , kí hiệu n.Khối lượng gần bằng khối lương proton
Hạt nhân nguyên tử
Điện tích hạt nhân
Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ Trong nguyên tử :Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số p = Số e
Số khối: A = Z + N
Nguyên tố hóa học:
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
Số hiệu nguyên tử
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (Z)
Kí hiệu nguyên tử
A
Z X
IV - ĐỒNG VỊ
Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau
V. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học 
 1- Nguyên tử khối
Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử
2- Nguyên tử khối trung bình
A = aX + bY
100
X, Y: nguyên tử khối của đồng vị X, Y a,b : % số nguyên tử của đồng vị 
V. Cấu hình electron nguyên tử
1.Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử:
Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
Trong nguyên tử: Số e = số p = Z 2.Lớp electron và phân lớp electron a.Lớp electron:
Ở trạng thái cơ bản, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao (từ gần hạt nhân ra xa hạt nhân) và xếp thành từng lớp.
Các electron trên cùng một lớp có mức năng lương gần bằng nhau
-
Thứ tự lớp	1	2	3	4	5	6	7 Tên lớp	K	L	M	N	O	P	Q
Phân lớp electron:
Các e trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau
Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường : s, p, d, f,
Só phân lớp = số thứ tự của lớp
 Số electron tối đa trong một lớp : Số e tối đa ( 2n2)
Cấu hình electron nguyên tử a.Nguyên lí vưng bền

Các e trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao.
Mức năng lượng của : 1s2s2p3s3p4s3d5s4d5p6s4f5d6p7s5f6d...
Khi điện tích hạt nhân tăng lên sẽ xuất hiện sự chèn mức năng lượng giữa s và d hay s và f.
+ Lớp : tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 kể từ gần hạt nhân nhất
+Phân lớp: tăng theo thứ tự s, p, d, f.
e. Cấu hình electron của nguyên tử:
- Các bước viết cấu hình electron nguyên tử
Bước 1: Điền lần lượt các e vào các phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng. Bước 2: Sắp xếp lại theo thứ tự các lớp và phân lớp theo nguyên tắc từ trong ra ngoài.
Bước 3: Xem xét phân lớp nào có khả năng đạt đến bão hoà hoặc bán bão hoà, thì có sự sắp xếp lại các electron ở các phân lớp ( chủ yếu là d và f )
-Cách xác định nguyên tố s, p, d, f:
+ Nguyên tố s : có electron cuối cùng điền vào phân lớp s.
+Nguyên tố p: có electron cuối cùng điền vào phân lớp p. 
+ Nguyên tố d: có electron cuối cùng điền vào phân lớp d. 
+ Nguyên tố f: có electron cuối cùng điền vào phân lớp f
Cấu hình e nguyên tử của 20 nguyên tố đầu(sgk)
Đặc điểm của lớp e ngoài cùng:
-Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 e.
Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định đến tính chất hoá học của một nguyên tố.
+Những nguyên tử khí hiếm có 8 e ở lớp ngoài cùng (ns2np6) hoặc 2e lớp ngoài cùng (nguyên tử He ns2 ) không tham gia vào phản ứng hoá học .
+Những nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng.
Ca, Z = 20, 1s22s22p63s23p64s2 , Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên Ca là kim loại.
+Những nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 e lớp ngoài cùng.
O, Z = 8, 1s22s22p4, O có 6 electron lớp ngoài cùng nên O là phi kim.
+Những nguyên tử có 4 e lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.
Kết luận: Biết cấu hình electron nguyên tử thì dự đoán tính chất hoá học nguyên tố.
CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
 ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
 Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH
Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
Cấu tạo bảng tuần hoàn: 
a- Ô nguyên tố:
Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó .
Chu kỳ: 
Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron của nguyên tử 
Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3.
Chu kỳ lớn : gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7.
Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau , do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
Khối các nguyên tố:
Khối các nguyên tố s : gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA
Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.
Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA ( trừ He).
Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
Khối các nguyên tố d : gồm các nguyên tố thuộc nhóm B.
Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.
Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini. Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.
SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p
Số thứ tự nhóm A = số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng.
Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. ( kim loại chuyển tiếp).
Cấu hình electron nguyên tử có dạng : (n–1)da ns2(a=1Š10)
Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp (n–1)d nhưng chưa bão hòa.
Đặt S = a + 2 , ta có : - S ≤ 8 thì S = số thứ tự nhóm.
- 8 ≤ S ≤ 10 thì nguyên tố ở nhóm VIII B.
Sự biến đổi tính kim loại–phi kim:
a– Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng:
tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.
b– trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng:
tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.
Sự biến đổi hóa trị:
Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.
Hóa trị đối với hidro= số thứ tự nhóm –hóa trị đối với oxi
Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố ( R : là nguyên tố ) R2On : n là số thứ tự của nhóm.
RH8-n : n là số thứ tự của nhóm.
Nhóm
IA
IIA
IIIA
IVA
VA
VIA
VIIA
Oxit
R20
RO
R2O3
RO2
R2O5
RO3
R2O7
Hiđrua
RH4
RH3
RH2
RH
Sự biến đổi tính axit-baz của oxit và hidroxit tương ứng:
a– Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz giảm , tính axit tăng . b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz tăng, tính axit giảm.
* Tổng kết :
N.L ion
hóa (I1)
Bán kính
n.tử(r)
Độ âm
điện
Tính
kim loại
Tính
Phi kim
Tính
bazơ
Tính
axit
Chu kì (Trái sang phải)
Nhóm A (Trên xuống )

File đính kèm:

  • docly_thuyet_chuong_12_mon_hoa_hoc_lop_10.doc
Bài giảng liên quan