Mô đun TH1: Vai trò của nhà trường Tiểu học trong việc Giáo dục đạo đức cho HS
- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm: Số lượng, học lực, hạnh kiểm năm trước và phải đặc biệt lưu ý học sinh cá biệt, học sinh yếu, kém. - Đặc điểm tình hình của lớp: Khó khăn, thuận lợi, - Đặc điểm tình hình và điều kiện kinh tế của địa phương, - Đặc điểm của từng học sinh: Sơ yếu lý lịch, hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm sinh lý, tính cách, năng lực, trình độ văn hóa của cha mẹ, bầu không khí gia đình, các mối quan hệ xã hội, cách ứng xử của học sinh trong gia đình ở nhà trường và ngoài xã hội; những biến đổi và sự phát triển về thể chất, tâm lý và xã hội theo các giai đoạn phát triển của lứa tuổi, Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy, đồng thời phải có tấm lòng yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như một người cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin, động lực cho các em phấn đấu hoàn thiện. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh.
TH1: Vai trò của nhà trường tiểu học trong việc giáo dục đạo đức cho HS "Trong giáo dục, không có những học sinh hư hỏng hoàn toàn, không có những học sinh bỏ đi, mà chỉ có những giáo viên, những bậc cha mẹ chưa làm hết trách nhiệm và chưa yêu thương các em hết lòng". 1. Tổ chức chỉ đạo và thực hiện tốt các kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh đã đề ra từ đầu năm Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh, để công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường học thành công, đòi hỏi các thành viên tham gia giáo dục đạo đức học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể với nhiệm vụ, chức năng của mình: a) Đối với cán bộ quản lý Phải làm cho toàn thể cán bộ- giáo viên - nhân viên trong trường thấy rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Ngoài ra, Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm đánh giá nghiêm túc kết quả rèn luyện đạo đức của các em, để tránh trường hợp một số học sinh vẫn còn vi phạm nội quy nhà trường mà vẫn được đánh giá tốt, việc làm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh sau này. b) Đối với giáo viên chủ nhiệm Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, giáo viên chủ nhiệm là người giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục và là người trực tiếp thay mặt nhà trường để giáo dục học sinh. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường. Năng lực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng nhất cho việc tổ chức phối hợp thành công các hoạt động giáo dục học sinh của lớp. Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Nhà giáo dục học Nga U.D.Usinxki cho rằng: " Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt ". Nếu hiểu rõ học sinh thì mới thực hiện được chức năng quản lý - giáo dục toàn diện học sinh lớp học, mới lựa chọn được những biện pháp tác động phù hợp, mới biến quá trình giáo dục của giáo viên thành quá trình tự giáo dục của học sinh với tư cách học sinh là chủ thể, mới đánh giá đúng đắn, chính xác chất lượng và hiệu quả quá trình giáo dục. Như vậy, tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục vừa là nội dung, vừa là điều kiện để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Đối với giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm: - Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm: Số lượng, học lực, hạnh kiểm năm trước và phải đặc biệt lưu ý học sinh cá biệt, học sinh yếu, kém. - Đặc điểm tình hình của lớp: Khó khăn, thuận lợi, - Đặc điểm tình hình và điều kiện kinh tế của địa phương, - Đặc điểm của từng học sinh: Sơ yếu lý lịch, hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm sinh lý, tính cách, năng lực, trình độ văn hóa của cha mẹ, bầu không khí gia đình, các mối quan hệ xã hội, cách ứng xử của học sinh trong gia đình ở nhà trường và ngoài xã hội; những biến đổi và sự phát triển về thể chất, tâm lý và xã hội theo các giai đoạn phát triển của lứa tuổi, Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy, đồng thời phải có tấm lòng yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như một người cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin, động lực cho các em phấn đấu hoàn thiện. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh. c) Đối với giáo viên bộ môn Mỗi một giáo viên bộ môn, hãy cố gắng dạy tốt môn học của mình, hãy chú ý đến mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt, học sinh yếu, kém, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn để tận tình giúp đỡ các em, giúp cho các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mà mình đã truyền đạt. Tích cực nâng cao chất lượng tiết dạy, chú ý ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả để kích thích sự ham học, hứng thú của học sinh đối với tiết học, chú trọng việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học d) Đối với Đoàn - Đội Bộ phận Đoàn - Đội trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Do đó, nhà trường cần tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn - Đội trong việc tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn- Đội, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua trong học tập, các hoạt động ngoại khoá; các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn ”, những hoạt động văn hóa lành mạnh khác, nhằm thu hút, lôi cuốn học sinh đến với tập thể, đến những hoạt động bổ ích, nhằm để giáo dục về lòng nhân ái, tình đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau; giáo dục cho các em những kỹ năng sống; giáo dục truyền thống và đạo lý con người Việt Nam, để từ đó giáo dục đạo đức học sinh. e) Đối với bộ phận Quản lý bán trú: Các giáo viên, nhân viên ở bán trú là người gần gũi và tiếp xúc với các em nhiều nên dễ dàng nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em. Vì vậy, các thầy cô hãy chịu khó lắng nghe, chia sẽ và giúp đỡ cho các em khi các em gặp khó khăn. Đồng thời cần phải giáo dục cho các em cách sinh hoạt hàng ngày, tính tập thể, tính kỷ luật, rèn luyện ý thức tự giác, tiết kiệm điện nước. Bên cạnh đó, các nhân viên ở đây cần sống và làm việc gương mẫu cho các em noi theo. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục đạo đức cho các em. f) Đối với gia đình Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ, ông bà cần phải sống mẫu mực, làm gương tốt cho con, cháu noi theo; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp cha mẹ học sinh; thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt các thông tin về việc học tập và sự rèn luyện đạo đức của con em mình, để kịp thời uốn nắn, dạy dỗ. Mỗi cha mẹ học sinh cần quan tâm xây dựng tổ chức hội cha mẹ học sinh vững mạnh, có mối quan hệ thường xuyên với nhà trường; phát huy vai trò, chức năng Hội cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo đức học sinh, động viên, răn dạy các em chấp hành tốt nội qui của nhà trường, các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. g) Đối với Hội cha mẹ học sinh Đây là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức của học sinh nói riêng. Vì vậy, ngay từ đầu năm học trong lần họp mặt cha mẹ học sinh đầu năm, ban đại diện cha mẹ học sinh cần hỗ trợ cho nhà trường làm công tác tư tưởng cho các phụ huynh để họ có ý quan tâm nhiều hơn đến việc học của con. Đồng thời, hội cha mẹ học sinh cần giúp cho nhà trường trong việc vận động gây quỹ hội hỗ trợ cho các hoạt động trong nhà trường. h) Đối với chính quyền địa phương Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và chính quyền địa phương nơi trường đóng. Hằng năm, thông qua các văn bản, công văn, báo cáo định kỳ, nhà trường trao đổi thông tin đồng thời triển khai kế hoạch với chính quyền địa phương; tham mưu đưa công tác giáo dục đạo đức học sinh vào tiêu chí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn hóa”; có đánh giá nhận xét của chính quyền địa phương về “sinh hoạt hè” của học sinh; tạo được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng ngoài nhà trường thành quá trình khép kín trong công tác giáo dục học sinh. Quy trình giáo dục đạo đức học sinh là một quy trình mang tính toàn vẹn và thống nhất từ: Lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá kết quả. Tuy rằng mỗi chức năng có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen và bổ sung cho nhau; thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo cơ sở, điều kiện cho các chức năng tiếp theo
File đính kèm:
- mo_dun_th1_vai_tro_cua_nha_truong_tieu_hoc_trong_viec_giao_d.doc