Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà giậm nháy

Sức mạnh tối đa là lực lớn nhất có thể sản sinh ra bởi hệ thống thần kinh cơ trong một lần co cơ tối đa.

Sức mạnh tốc độ hay công suất phát lực là sản phẩm của hai năng lực sức mạnh và tốc độ, được xem là khả năng phát lực tối đa trong thời gian ngắn nhất.

Sức mạnh bền là khả năng của cơ thể chịu đựng lượng vận động trong một thời gian dài.

Sức mạnh tuyệt đối là khả năng sản sinh ra lực tối đa không tính đến trọng lượng cơ thể.

Sức mạnh tương đối là tỷ số giữa sức mạnh tuyệt đối và trọng lượng cơ thể.

Sức mạnh dự trữ là sự chênh lệch giữa sức mạnh tuyệt đối và chỉ số sức mạnh cần thiết để thực hiện một kỹ thuật trong điều kiện thi đấu.

Theo Harre sức mạnh nhanh được định nghĩa: Năng lực sức mạnh nhanh là khả năng khắc phục tốc độ co cơ cao của vận động viên. Sức mạnh nhanh rất cần thiết đối với các môn thể thao không chu kỳ như: Nhảy cao – xa – ném đẩy trong điền kinh.

 

doc15 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 5611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà giậm nháy, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ôn cơ bản quan trọng không chỉ đòi hỏi học sinh THCS nắm vững mà còn trang bị cho mọi đối tượng khác như vậy thực tiễn đã chứng minh rằng động tác kỹ thuật càng thành thạo chính xác bao nhiêu thì càng tiết kiệm được sức và phát huy được khả năng dùng sức của cơ thể bấy nhiêu từ đĩ thành tích cũng được tăng lên. Cĩ thể nĩi chạy đà giậm nhảy là một trong những nội dung bài học phát triển tố chất thể lực, các bài tập của chạy nhảy giúp cho cơ thể phát triển sức nhanh ,sức mạnh và sự khéo léo	. Trong chương trình giáo dục thể chất các bài tập cĩ động tác khĩ địi hỏi người tập phải nắm vững kỹ thuật động tác và phối hợp nhịp nhàng thuần thục ngay từ khâu đầu tiên. nếu người tập khơng nắm được kỹ	 thuật động tác thì trong quá trình tập luyện sẽ thành thĩi quen khĩ sửa, cịn nếu động tác đúng sẽ giữ được ổn định kỹ thuật một cách lâu dài.
Về mặt thực tiễn
	Trong khi giảng dạy kỹ thuật bộ mơn bật nhảy nĩi chung nhảy xa nĩi riêng thì việc nắm vững kỹ thuật động tác là quan trọng nhất, mà trong khi tập luyện học sinh rất hay mắc phải những sai lầm trong chạy đà và giậm nhảy vì vậy trong giảng dạy phải nhanh chĩng tìm ra những sai lầm thường gặp cũng như nguyên nhân của nĩ đây là vấn đề khĩ nhưng việc vận dụng các biện pháp vào bài tập để sửa chữa lại càng quan trọng hơn và cần thiết hơn. vấn đề nghiên cứu các biện pháp nhằm khắc phục những sai lâm thường mắc trong khi học chạy đà giậm nhảy, vấn đề này cũng đã được một số giáo viên đề cập đến, xuất phát từ vấn đề trên với thực tế của trường THCS Tân Tiến tơi đã suy nghĩ và mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các biện pháp các bài tập để khắc phục những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy cho học sinh trường THCS Tân Tiến. do phạm vi nghiên cứu tương đối rộng, ngồi ra phụ thuộc vào chương trình mơn học nên tơi chọn học sinh khối 7 trường THCS Tân Tiến để nghiên cứu. khối 7 là học sinh năm thứ hai của cấp hai ,các em cũng đã được học một số mơn thể thao khác nhau và cũng đã cĩ những hiểu nhất định khi thực hiện nội dung bài tập mặc dù ở khối 7 các em học bật nhảy nhưng cũng cĩ phần chạy đà giậm nhảy tơi muốn các em hình thành được khả năng thực hiên được kỹ thuật động tác, để khi các em lên lớp cao hơn các em biết vận dụng vào bài tập để nâng cao thành tích. Với lý do đĩ tơi đã chọn và nghiên cứu đề tài. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC TRONG HỌC KỸ THUẬT CHẠY ĐÀ GIẬM NHẢY.
	Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 7 trường THCS Tân Tiến.
	Phạm vi nghiên cứu nằm trong chương trình học chính khoá đối với học sinh lớp 7 ( phần bật nhảy).
	Kế hoạch nghiên cứu được thực hiện theo 3 giai đoạn: 
	Tham khảo các tài liệu liên quan về một số bài tập và phân chia ra từng giai đoạn cho phù hợp với đặc điểm của từng học sinh.
	Ứng dụng các bài tập nhằm khắc phục sửa sai cho các em thường mắc sai lầm trong chạy đà và giậm nhảy.
	Kiểm tra đánh giá thành tích cũng như kỹ thuật thực hiện của học sinh thông qua kết quả kiểm tra cuối học phần. So sánh với kết quả của năm học trước.
PHẦN II NỘI DUNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sỡ lý luận và thực tiễn của đề tài.
1.4. Cơ sỡ lý luận về sức mạnh và lựa chọn các bài tập 
Sức mạnh cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau. “ Sức mạnh là khả năng của cơ thể làm xuất hiện một lực nhất định do sự gắng sức của cơ” . Theo Nguyễn Toán “ Tố chất sức mạnh có thể phân thành sức mạnh tuyệt đối và sức mạnh tương đối, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền”. Trong đó sức mạnh tuyệt đối là năng lực khắc phục lực cản lớn nhất. Sức mạnh tương tối là sức mạnh lớn nhất của vận động viên / 1kg thể trọng của họ. Sức mạnh tốc độ là sự chuyển động của cơ thể, có thể thực hiện với các tốc độ khác nhau, hay nói cách khác cơ có thể co nhanh hay chậm khác nhau. Sức mạnh bền là năng lực khắc phục lực cản nhỏ trong thời gian dài .
 Còn Bonpa lại phân tích theo một cách khác bao gồm: Sức mạnh chung, sức mạnh chuyên môn, sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền, sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh tương đối và sức mạnh dự trữ. Ôâng cho rằng sức mạnh chung là nền tảng của chương trình huấn luyện sức mạnh. Trình độ sức mạnh chung thấp sẽ hạn chế khả năng phát triển toàn diện của vận động viên làm cho vận động viên dễ bị chấn thương cơ thể phát triển không cân đối hay làm giảm khả năng phát triển sức mạnh cơ bắp. 
Sức mạnh chuyên môn là sức của một số nhóm cơ (chủ yếu là một số nhóm cơ chính) tham gia vào hoạt động của một môn thể thao nhất định.
Sức mạnh tối đa là lực lớn nhất có thể sản sinh ra bởi hệ thống thần kinh cơ trong một lần co cơ tối đa.
Sức mạnh tốc độ hay công suất phát lực là sản phẩm của hai năng lực sức mạnh và tốc độ, được xem là khả năng phát lực tối đa trong thời gian ngắn nhất.
Sức mạnh bền là khả năng của cơ thể chịu đựng lượng vận động trong một thời gian dài.
Sức mạnh tuyệt đối là khả năng sản sinh ra lực tối đa không tính đến trọng lượng cơ thể.
Sức mạnh tương đối là tỷ số giữa sức mạnh tuyệt đối và trọng lượng cơ thể.
Sức mạnh dự trữ là sự chênh lệch giữa sức mạnh tuyệt đối và chỉ số sức mạnh cần thiết để thực hiện một kỹ thuật trong điều kiện thi đấu.
Theo Harre sức mạnh nhanh được định nghĩa: Năng lực sức mạnh nhanh là khả năng khắc phục tốc độ co cơ cao của vận động viên. Sức mạnh nhanh rất cần thiết đối với các môn thể thao không chu kỳ như: Nhảy cao – xa – ném đẩy trong điền kinh.
Năng lực sức mạnh tối đa là năng lực sức mạnh cao nhất mà vận động viên có thể thực hiện khi co cơ tối đa theo ý muốn. Năng lực này rất cần thiết cho những môn thể thao cần phải khắc phục lực cản bên ngoài lớn như: Cử tạ – Vật – Tạ xích – Đẩy tạ – Chạy ngắn 
Năng lực sức mạnh bền: Đó là khả năng chống lại sự mệt mõi của vận động viên khi hoạt động sức mạnh kéo dài. Năng lực này đòi hỏi vận động viên vừa phải có sức mạnh vừa có sức bền và rất cần thiết đối với các môn thể thao đòi hỏi phải khắc phục lực cản lớn với thời gian dài như: Đua thuyền – Bơi 
Trong khi đó Phạm Danh Tốn đã phân loại sức mạnh thành các loại sức mạnh đơn thuần, sức mạnh tốc độ trong đó: Sức mạnh đơn thuần là khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh. Sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các điều kiện nhanh.
Bên cạnh đó ở nhiều trường hợp theo ông còn thường gặp một dạng sức mạnh rất quan trọng “ Sức mạnh bột phát”, đó là khả năng sinh lực lớn nhất trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Dạng sức mạnh này xuất hiện và giữ vai trò rất quan trọng trong các môn hoạt động bật nhảy và khả năng tốc độ tối đa trong khi chạy.
I Akốp Lep và các cộng sự dưới góc độ vật lý trong cuốn “ Cơ sỡ sinh lý và sinh hoá huấn luyện thể thao”, đã chỉ ra rằng lực ( sức mạnh ) bột phát có liên quan tới công suất. Theo những học giả này công suất là công thực hiện trong một đơn vị thời gian, mà công lại là tích giữa lực và quảng đường. Theo quan điểm này thì nâng cao sức mạnh co cơ hay nâng cao tốc độ co cơ đều có thể nâng cao sức mạnh bột phát. 
Như vậy dù nghiên cứu dưới góc độ nào đi nữa các tác giả cũng cùng có chung một quan điểm cho rằng sức mạnh bột phát là năng lực nảy sinh sức mạnh tối đa. Đó là năng lực sản sinh ra một lực tối đa với tốc độ nhanh nhất (sức nhanh).
Sức mạnh tốc độ là khả năng thực hiện động tác trong một thời gian ngắn nhất dùng để đánh giá tốc độ động tác thực hiện, tốc độ phản ứng với kích thích hoặc nhịp co cơ trong các hoạt động có chu kỳ và không có chu kỳ chính vì vậy nhảy xa cần cả 3 yếu tố trên. Thực hiện động tác nhanh, phản ứng nhanh và nhịp co cơ nhanh. Yếu tố quyết định sức mạnh tốc độ của tất cả các dạng nêu trên là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Thành tích trong nhảy xa cũng như trong các môn khác của điền kinh phụ thuợc vào trình độ phát triển toàn diện của vận động viên nghĩa là cần phải có trình độ , thể chất tối ưu đối với sự phát triển các tố chất thể lực tương ứng với các đặc điểm kỹ - chiến thuật của từng môn thể thao. Đó là hai yếu tố có ý nghĩa hàng đầu để đạt được thành tích thể thao cao. Bởi vậy quá trình chuẩn bị thể lực tiến hành thống nhất với quá trình hoàn thiện kỹ thuật thể thao có vị trí dẫn đầu.
 Kỹ thuật được coi là hợp lý tuân theo các quy luật sinh cơ và sinh hoá, với kỹ thuật hợp lý ấy sẽ cho phép vận động viên thực hiện động tác và các hoạt động khác một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Huấn luyện thể thao là một bộ phận hợp thành của đào tạo thể thao, đó là một quá trình chuyên môn hoá, được hình thành trên việc sử dụng các bài tập thể chất, nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện các tố chất, có khả năng quyết định tới việc sẵn sàng đạt thành tích cao trong từng môn thể thao. Đặc biệt đối với môn nhảy xa, mức độ phát triển sức mạnh chiếm một vị trí hết sức quan trọng cho nên huấn luyện sức mạnh phải đạt được mục đích nâng cao tốc độ co cơ đồng thời với việc nâng cao sức mạnh tối đa vì sức mạnh tối đa phát triển, càng tạo điều kiện cho sức mạnh phát triển. Tuỳ thuộc vào yêu cầu chuyên môn phải đặt ra vấn đề huấn luyện sức mạnh tốc độ. Phát triển tốc độ gắn liền với sự phát triển sức mạnh vì vậy cần chú ý rằng khi thực hiện các bài tập với khả năng nhanh nhất, để nâng cao tốc độ nhanh nhất của vận động viên trong chỵ đà và giậm. Phương pháp chính trong huấn luyện là cho chạy lặp lại nhiều lần với nhiều cách khác nhau: Trong đó phải chú ý bài tập bổ trợ đẫn dắt...
 * Các nguyên tắc huấn luyện và phương pháp huấn luyện 
Trong huấn luyện thể thao muốn đạt được kết quả như mong muốn đòi hỏi huấn luyện viên – giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau: 
Nguyên tắc nâng cao các yêu cầu của vận động: Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên đề ra cho các học sinh các yêu cầu mới và cao hơn. Nó đòi hỏi học sinh phải đấu tranh các yêu cầu này và phải thực hiện chúng liên tục. Nguyên tắc này không đề xuất gián đoạn trong quá trình huấn luyện phải thường xuyên hướng tới lượng vận đông tối ưu và đặc biệt cần sắp xếp các bước quá độ trong các giai đoạn tập luyện thật khít để thành tích thể thao đạt tốt nhất.
Nguyên tắc sắp xếp các yêu cầu của lượng vận động theo chu kỳ: Nguyên tắc này đòi hỏi phải tổ chức quá trình giảng dạy như một hệ thống của các chu kỳ lượng vận động mà hạt nhân của nó là việc chu kỳ hoá. 
Nguyên tắc tự giác : Nguyên tắc này nhằm mục đích giáo dục vận động viên sao cho họ có thể thực hiện được các yêu cầu đặt ra trong tập luyện và thi đấu một cách kiên trì sáng tạo trên cơ sở nhận thức tư tưởng đúng đắn có năng lực tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch. Ngoài ra còn phải đảm bảo các nguyên tắc lập kế hoạch và hệ thống, nguyên tắc trực quan , nguyên tắc phù hợp.
Phương pháp huấn luyện sức mạnh – nhanh ( tốc độ ). 
Sự phát triển sức mạnh nhanh đòi hỏi không những phải nâng cao tốc độ co cơ mà còn phải nâng cao sức mạnh tối đa, ý nghĩa của sức mạnh tối đa này với năng lực sức nhanh phụ thuộc vào các yêu cầu cấu trúc thành tích trong môn thi đấu. Trong những môn mà sứùc mạnh tối đa là cơ sỡ quyết định tốc độ tối ưu, thì khả năng phối hợp huấn luyện sức mạnh tối đa cả sức mạnh với nhau. Đó là những huấn luyện đặc biệt, việc huấn luyện phải đảm bảo sự biến đổi một cách tốt nhất – năng lực sức mạnh tốc độ. Do đó vấn đề này hiện nay đang gây ra khó khăn mà người ta chưa nhận rõ đủ về phần đóng góp của sức mạnh tối đa vào thành tích sức mạnh tốc độ, tỷ lệ tối ưu giữa huấn luyện sức mạnh tối đa và sức mạnh nhanh cho các môn thi đấu riêng biệt.
Nhiệm vụ chủ yếu của vận động viên nhảy xa là nhanh chóng đạt được tốc độ tối đa và duy trì nó đến bốn bước cuối cùng. Trong đó giữa tần số và độ dài bước có mâu thuẫn với nhau ở mức độ nhất định, việc tăng độ dài bước sẽ làm giảm tần số bước và ngược lại. Vì vậy trong thực tế vận động viên nhảy xa không chỉ chạy với tốc độ dài bước tối đa mà chỉ chạy với tần số và độ dài bước cao sẽ không làm giảm tốc độ chạy. Người ta thấy rằng việc tăng một yếu tố nào trong khi duy trì tốc độ lớn của hai yếu tố kia hoặc đồng thời tăng được cả hai là một việc rất phức tạp. Thực tế cho thấy con đường để giải quyết các nhiệm vụ trên là tăng đến mức tối đa vai trò các thành phần của tốc độ trong mối quan hệ giữa chúng. Sử dụng các bài tập chuyên môn để phát triển tần số và độ dài bước, tốc độ chạy khi đó không đạt được mức tối đa, nhưng tăng được các thành phần của tốc độ chạy và tiếp theo sẽ tạo được khả năng để vận động viên, phối hợp độ dài bước ở mức độ cao hơn nhằm nâng cao tốc độ chạy. 
Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 Một tiết học 45 phút, trong 45 phút cĩ ba nội dung: bật nhảy, đá cầu ,chạy bền. Ở những nội dung này phải thực hiện cho được các bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền và sự khéo léo linh hoạt của cơ thể , nếu khi thực hiện phân phối thời gian và nội dung khơng hợp lý thì tiết học khơng đạt kết quả, muốn đạt tốt kết quả giờ dạy và học sinh thực hiện kỹ thuật động tác tốt tơi tiến hành thực hiện các bước như sau.
2. Tìm ra những nguyên nhân và sai lầm thường mắc khi học chạy đà giậm nhảy:
Khi giảng dạy tơi thấy đa số học sinh chỉ thích chạy đà tự do giậm nhảy vì bước chạy của các em chưa chính xác, khi giậm nhảy chân này,khi giậm nhảy chân kia hoặc giậm xa ván giậm ,cịn nếu thực hiên bước chạy đà bắt buộc thì các em chạy chậm hoặc chạy sải bước dài hoặc phạm quy nên khơng phát huy được tốc độ chạy đà giậm nhảy vì vậy khi học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy địi hỏi người tập phải thực hiện động tác một cách chính xác và phối hợp nhịp nhàng giữa chạy đà và giậm nhảy,đặc biệt là sức mạnh bột phát trong giậm nhảy, vì vậy học nội dung này người tập thường mắc những sai lầm khác nhau , do những nguyên nhân khác nhau gây ra những sai lầm thường mắc ở học sinh khi tập luyện, đĩ là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan .Vì vậy tơi sửa sai và khắc phục cho các em bằng cách đưa các bài tập mới vào nhằm giúp các em sửa sai mà các em thường mắc phải , để nâng cao thành tích trong tập luyện ,ngồi những bài tập mà phân phối chương trình đưa ra cho giáo viên như.
Đà một, ba bước giậm nhảy đá lăng
Chạy đà giậm nhảy co chân qua xà.
Chạy đà giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà. 
Ngồi những nội dung đã nêu ở trên thì tơi đưa vào nội dung thêm một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm trong khi tập luyện.
2. Ứng dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm trong chạy đà giậm nhảy.
Các bài tập bổ trợ chạy đà
Chạy 20m xuất phát cao
Chạy đà bình thường ( Chậm) cĩ giậm nhảy
Chạy nâng cao đùi tại chỗ 10 giây
Chạy qua phần đầu tiên của đà bằng 6 bước chạy cĩ đàn tính
Chạy đà qua đường chạy
Các bài tập bổ trợ động tác giậm nhảy.
Nhảy bật về trước
Lị cị bằng chân giậm nhảy
Nhảy dây
Tại chỗ bật nhảy hai chân qua dây
Chạy đà cĩ giậm nhảy
Một số bài tập phối hợp. (chạy đà giậm nhảy)
Thực hiện giậm nhảy liên tục ba bước đà trên đường chạy.
 Thực hiện giậm nhảy và bước bộ trên khơng bằng đà ngắn 3-5 bước.
 Tập xác định cự ly chạy lấy đà và tập chạy đà trên đường chạy nhảy xa 
 Chạy tồn đà cĩ kết hợp động tác giậm nhảy nhẹ nhàng của riêng chân giậm rồi tiếp tục chạy qua ván giậm.
Xác định vạch giới hạn ở 4 bước cuối cùng và điều chỉnh cự ly chạy lấy đà.
Để thực hiện được các bài tập trên vào nội dung bài học trong 1 tiết cũng như cả học phần bật nhảy từ tuần 19 –tuần 31(học kỳII) khi giảng dạy kỹ thuật chạy đà giậm nhảy tơi chia lớp thành 2 nhóm cụ thể như sau:
Nhóm 1: Những em thực hiện khá và tốt kỹ thuật. Tôi cho tập theo phân phối chương trình và luyện tập phối hợp 4 giai đoạn để nâng cao thành tích.
Nhóm 2: Những em thực hiện đạt và chưa đạt kỹ thuật. Tôi cho tập theo phân phối chương trình sau đó cho luyện tập các bài tập trên bổ trợ dẫn dắt. 
Để sinh thực hiện đúng kỹ thuật động tác thì tơi phải phân tích làm mẫu chính xác nội dung cần tập cho học sinh nắm được yếu lĩnh kỹ thuật của từng động tác.
	3. Phương pháp tổ chức tập luyện các bài tập bổ trợ dẫn dắt trên.
	Nhóm1: Tập theo phân phối chương trình vì đây là nhóm thực hiện tương đối kỹ thuật tốt, nên tôi cho tập các bài tập mang tính phát triển thể lực chuyên môn. Như tốc độ thực hiện động tác, số lần thực hiện tăng lên , thời gian nghỉ giữa quảng rút ngắn.
	Nhóm 2: Tập các bài tập bổ trợ dẫn dắt trên vì nhóm này khi thực hiện kỹ thuật chạy đà giậm nhảy đang còn sai sót nhiều về kỹ thuật nên cần phải áp dụng các bài tập trên để bổ trợ cho chuyên môn. Như bài tập thực hiện động tác chậm yêu cầu đúng kỹ thuật, số lần thực hiện vừa phải, quảng nghỉ hợp lý để có thời gian hồi phục và đặc biệt là cho các em tự nhận xét kỹ thuật của bạn thực hiện.
	Ngoài ra có một số em chưa nắm được kỹ thuật tôi cần phải sửa sai như: xác định chân giậm nhảy, chân đá lăng, tại chổ giậm nhảy bằng chân giậm, giậm nhảy bước bộ bằng đà 1 bước, đà 3 bước, chạy đà giậm nhảy liên tục 3 bước đà trên đường chạy, giậm nhảy bước bộ trên khơng bằng đà ngắn. Tập xác định cự ly toàn đà. đi chậm thực hiện động tác sau đĩ chuyển sang nhanh dần và chuyển sang chạy để thực hiện. Cịn những em thực hiện cịn yếu thì tơi cho các em tập bằng cách:
 Cho học sinh luyện tập lập đi lập lại nhiều lần, mới chuyển sang nội dung khác, cho học sinh tập xác định cự ly chạy lấy đà và tập chạy đà trên đường chạy nhảy xa.
Lượng vận động theo chu kỳ bậc thang 3 -1. Các bài tập phát triển sức nhanh cho ở phần đầu sau đó đến sức mạnh bột phát. 
4. So sánh kết quả thực hiện kỹ thuật động tác sau 1 năm áp dụng các bài tập trên vào thực tiển giảng dạy đối với học sinh khối 7.
Sau khi tơi đã áp dụng các bài tập mới nhằm khắc phục những sai lầm cho học sinh khi thực hiện tơi nhận thấy, về phía học có ý thức hơn trong tập luyện và đạt được thành tích nhất định. Có kết quả cụ thể ở bảng sau:
	Bảng 1: Năm học 2007- 2008.
TS HS
Giỏi
Khá
Trung bình
	Từ kết quả đạt được trên để kiểm chứng các bài tập tôi đưa ra có tính khả quan không, tôi tiến hành so sánh với số liệu của năm học trước đó thông qua chưng trình kiểm tra kết thúc học phần môn nhảy xa. Có kết quả ở bảng 2.
Bảng 2: Năm học 2006 -2007.
TS HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Từ bảng số liệu trên cho thấy thành tích của học sinh được tăng lên rõ rệt cả về số lượng lẫn chất l

File đính kèm:

  • docskkn nhay xa11111.doc