Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Hoa Hồng

Khi trẻ đã cầm bút thành thạo thì hướng dẫn cho trẻtập vẽcác bức tranh sáng

tạo theo ý thích của trẻ. ởgiai đoạn này chưa đòi hỏi trẻphải tạo được bức tranh

hoàn chỉnh mà chỉyêu cầu trẻtưởng tượng và đặt tên cho bức tranh của mình là

được.

+ Cho trẻlàm quen với bút lông, màu nước:

Sau khi trẻcầm bút chì vẽkhá thành thạo, tôi thực hiện mức độcao hơn là

cho trẻlàm quen với bút lông, màu nước. ởtrẻ3 tuổi việc sửdụng màu nước là

rất khó, xong thực tếtiếp xúc với trẻtôi thấy việc cho trẻsửdụng màu nước trẻ

rất hứng thú. Khi làm tôi tổchức nhưsau:

Bước 1: Chọn và sửdụng màu sắc của màu nước đẹp nổi bật. Đểgây hứng

thú cho trẻhoạt động tôi cho trẻhoạt động ngoài trời không gian thoáng đãng mát

mẻ, bước đầu cho trẻchơi với màu , in bàn tay bàn chân, in đồchơi, vẽnhững

hình thù đơn giản nhưông mặt trời, cỏcây

pdf20 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 15482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo bé thông qua hoạt động tạo hình ở Trường Mầm non Hoa Hồng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
trình thực hiện tổ chức 
dạy trẻ hoạt động tạo hình ở trẻ Mẫu giáo bé 
2.1. Thuận lợi 
 - Trường mầm non Hoa Hồng là trường có bề dày thành tích, Ban giám 
hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý, 
đội ngũ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm 
huyết với nghề. 
- Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động cho giáo viên dự giờ rút kinh 
nghiệm lẫn nhau trong đó có lưu ý đến việc tổ chức hoạt động tạo hình ở các độ tuổi. 
- Bản thân tôi được giảng dạy trong môi trường tương đối đầy đủ về cơ sở 
vật chất về môi trường, đồ dùng học tập, phụ huynh quan tâm và kết hợp chặt 
chẽ với nhà trường, giáo viên. 
- Được sự chỉ đạo sát sao của tổ chuyên môn, với lòng nhiệt tình yêu trẻ 
được hàng ngày tiếp xúc cùng trẻ, thảo luận, trò chuyện, tôi đã rút ra nhiều kinh 
nghiệm cho bản thân. 
- Lớp có 4 cô, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn đều có kinh nghiệm chăm 
sóc, giáo dục trẻ. Bốn đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, 
tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, thường xuyên thay đổi các hình 
thức dạy linh hoạt, hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. 
 - Giáo viên ở lớp phối kết hợp và thống nhất phương pháp, biện pháp dạy trẻ. 
- Nhà trường đã có các lớp cung ứng dịch vụ nên có điều kiện thuận lợi 
trong chăm sóc các trẻ nói chung và các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, 
đặc biệt là hoạt động tạo hình 
2.1. Khó khăn 
Cơ sở vật chất của Trường đã xuống cấp, học sinh đông 47 cháu nên các 
góc dành cho hoạt động tạo hình còn hạn chế. 
Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, nhiều khi cô chưa thực 
sự chú ý rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ hay khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học 
tạo hình, tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ còn 
hạn chế. Việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ từ trước tới nay vẫn theo 
khuôn mẫu cứng nhắc. 
5 
3/4 số trẻ trong lớp chưa qua nhà trẻ nên kỹ năng cầm bút, tô vẽ chưa có. 
Trẻ còn nhút nhát chưa tích cực hoạt động. 
Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý 
hiểu của mình đối với người khác. 
3. Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bé thông 
qua hoạt động tạo hình. 
 Qua quá trình thực hiện, chúng tôi đưa ra một số biện pháp sau: 
3.1. Xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học tốt để qua đó 
cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp. 
 Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ 
về nghệ thuật tạo hình. 
Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác 
động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan 
sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé 
không?... 
Với từng yêu cầu của chủ điểm, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp 
mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé mà tạo môi trường nghệ 
thuật xung quanh trẻ. Lớp đẹp, bố cục hợp lý, màu sắc bắt mắt sẽ kích thích giác 
quan của trẻ tạo hứng thú cho trẻ vào lớp, khiến tinh thần của trẻ phấn chấn, trẻ 
thích hoạt động và có ham muốn tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp giống của cô. 
 Khung cảnh cô và trẻ cùng trang trí ở cửa lớp dịp Noel 
6 
 Mảng tường gây sự chú ý của trẻ khi đến lớp 
Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, 
các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường vẽ, thiết kế các hình 
ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi 
với trẻ. 
 Các góc hoạt động như góc gia đình: Khi nói về gia đình thì góc trang trí 
bằng màu hồng, có nhiều hình ảnh trái tim, tên góc thật gần gũi như Tổ ấm gia 
đình, gia đình đầm ấm... Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công 
trình xây dựng của bé có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật 
liệu xây dựng. Còn phía mảng tường tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm 
gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí 
cho góc đó. 
7 
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ 
điểm ta cần thay đổi nội dung chủ điểm mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên 
cho chủ điểm mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới 
thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ 
có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham 
muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học 
của mình. 
Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ điểm tiến 
hành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù 
hợp và phong phú về chủng loại. 
VD: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí sáp màu, màu nước, đất nặn, vải 
vụn, len sợi, lá cây, cỏ hạt dưa, vỏ trứng… 
8 
Nguyên vật liệu thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử 
dụng khi vào hoạt động. Bên cạnh đó giáo viên chuẩn bị một bức tranh hay 1 
sản phẩm tạo hình mà tôi đã cung cấp hoặc sắp cung cấp trên hoạt động chung 
để làm mảng cung cấp kiến thức cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻ trong các giờ 
đón và trả trẻ, giờ hoạt động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi. Từ đó 
giúp trẻ được củng cố và làm quen kiến thức đó giúp trẻ tăng thêm vốn kiến 
thức, kỹ năng hơn trong giờ hoạt động chung. 
 Với chủ đề: “ Thế giới động vật” ở góc tạo hình tôi nặn một số con vật 
(Chó, gà, lợn, mèo, trâu, voi…) bày ở giá hoặc tranh một số con vật bằng các 
thể loại như vẽ, xé dán, tô màu…để cung cấp kiến thức cho trẻ. Cũng có khi tôi 
cho các trẻ mẫu giáo lớn hướng dẫn làm mẫu cho các em trong hoạt động góc để 
trẻ học tập. Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón trả trẻ tôi thu hút gợi ý trẻ quan 
sát những sản phẩm đó. 
Trẻ lớp mẫu giáo lớn A1 hướng dẫn các em tô màu và cắt dán đông vật sống dưới nước 
+ Góc tạo hình: 
Khi làm những bức tranh, loại hoa, dán trang phục cho bạn... kết hợp vừa 
làm vừa giới thiệu. Sau đó cô yêu cầu trẻ kể lại những đặc điểm chung của nó, 
nguyên liệu sử dụng để làm. Những trẻ chậm hay chưa làm được, cô hướng dẫn 
tỉ mỉ về cách làm (xé, vẽ, chấm, tô màu..) kết hợp với động viên khuyến khích 
trẻ. 
Như vậy” khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theo nhiều hình thức 
khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoả mái, không gò bó, chán nản giúp trẻ sẽ 
tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng cô định cung cấp 
9 
hoặc củng cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Từ đó sẽ 
giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không những chỉ có góc tạo 
hình mới phát huy khả năng tạo hình của trẻ mà ở các góc chơi khác giáo viên 
cũng có thể rèn luyện kỹ năng về tạo hình cho trẻ. 
+ Góc học tập: 
Góc học tập là góc hoạt động mà qua đó trẻ có thể củng cố lại kiến thức 
mà trẻ đã lĩnh hội qua các giờ hoạt động chung, Mặt khác, ở góc chơi này trẻ có 
thể chơi, các trò chơi nhằm phát triển trí tuệ. Bởi vậy góc học tập chỉ thực sự có 
hiệu quả khi có đồ dùng, đồ chơi. 
Việc chuẩn bị đồ dùng cũng là một vấn đề mà giáo viên hết sức quan tâm. 
Trước đây, do việc hình thành góc học tập chưa có nên đồ dùng chủ yếu là một 
số hột hạt, sỏi... Ngày nay, theo từng chủ điểm đồ dùng lại thay đổi khác nhau. 
Để chuẩn bị cho từng chủ điểm tôi thường: lên chương trình trước các trò chơi 
cho trẻ chơi ở từng chủ điểm đó để chuẩn bị 
Trong góc học tập luôn có nội dung cung cấp cho trẻ cung cấp về toán và 
môi trường xung quanh thông qua các môn học đó giáo viên thiết kế lựa chọn 
các trò chơi, nội dung để củng cố cung cấp cho trẻ. Từ đó giáo viên có thể lồng 
ghép rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. 
+ Góc sách: Là một góc yên tĩnh nhất, khi vào góc sách trẻ được xem các 
loại sách, tô vẽ, làm tranh chuyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô kể về các đồ 
dùng có liên quan tới chủ đề đang thực hiện thì giáo viên củng có thể nhẹ nhàng 
đưa kiến thức, kỹ năng hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ. 
10 
Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm trẻ hoặc một cá 
nhân tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá 
biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả 
năng tạo hình. 
Để tạo môi trường tốt vào tạo hứng thú cho trẻ , Cô có thể trang trí xen kẽ 
trồng cây xanh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho hợp lí để tạo môi trường thực sự 
phù hợp với tâm lý của trẻ để trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình. 
Như vậy, tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng 
góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. Giúp trẻ luôn có hứng thú, say 
mê tham ra vào các hoạt động. Thông qua đó không chỉ nâng cao chất lượng tiết 
học qua các chủ để mà còn nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em. 
3.2. Dạy một số kỹ năng tạo hình đầu tiên cho trẻ. 
Theo tâm lý học lứa tuổi và thực tiễn, Trẻ mẫu giáo bé tri giác sự vật hiện 
tượng bằng tư duy trực quan hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô nên dẫn tới 
kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ tô 
còn vụng, sử dụng đường nét vụng về. Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ 
mới sử dụng nét thẳng, nét xiên để vẽ và tô màu. Chính vì vậy mà cô phải đưa ra 
các biện pháp rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ. 
Để giúp trẻ làm được sản phẩm vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ một số kỹ năng 
cơ bản tạo hình cơ bản sau: 
+ Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật: Đây là một thao tác 
khó, đặc biệt với lứa tuổi này, khi chúng chưa được tiếp cần với bút, do đó khi 
11 
tiến hành cần kiến nhẫn, từ từ và khéo léo. Dạy trẻ từ những thao tác từ dễ đến 
khó, dần dần sẽ hình thành các kỹ năng, kỹ xảo ở trẻ. Chẳng hạn lúc đầu, tập 
cho trẻ cách cầm bút, vẽ theo ý thích rồi dần đến dạy những nét cơ bản... 
Khi trẻ đã cầm bút thành thạo thì hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh sáng 
tạo theo ý thích của trẻ. ở giai đoạn này chưa đòi hỏi trẻ phải tạo được bức tranh 
hoàn chỉnh mà chỉ yêu cầu trẻ tưởng tượng và đặt tên cho bức tranh của mình là 
được. 
+ Cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước: 
Sau khi trẻ cầm bút chì vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là 
cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước. ở trẻ 3 tuổi việc sử dụng màu nước là 
rất khó, xong thực tế tiếp xúc với trẻ tôi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước trẻ 
rất hứng thú. Khi làm tôi tổ chức như sau: 
Bước 1: Chọn và sử dụng màu sắc của màu nước đẹp nổi bật. Để gây hứng 
thú cho trẻ hoạt động tôi cho trẻ hoạt động ngoài trời không gian thoáng đãng mát 
mẻ , bước đầu cho trẻ chơi với màu , in bàn tay bàn chân, in đồ chơi, vẽ những 
hình thù đơn giản như ông mặt trời, cỏ cây… 
12 
 Trẻ dùng bút lông vẽ theo ý thích hình ảnh ông mặt trời 
Bước 2: Tôi cho trẻ dùng bút lông vẩy màu hoặc phết màu. yêu cầu kỹ năng 
trẻ làm: cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép hộp để màu không vung vãi 
lung tung. Sau đó để cách mặt tờ giấy đến bút 1 khoảng cách từ 25 – 30 cm vẩy 
nhẹ theo ý của trẻ, có thể đan xen các màu bằng các bút khác nhau. ở kỹ năng 
này cô dạy trẻ có thói quen dùng bút nào màu ấy để tạo bức tranh có màu sắc 
đẹp. Dùng các nguyên vật liệu chấm màu tạo ra sản phẩm: Dùng bánh mỳ để vẽ 
tán lá cây, dùng bông tăm để chấm hoa nhí, dùng chổi quét sơn cỡ nhỏ để phẩy 
cỏ cây, dùng bông để vẽ mây… 
13 
 Bé Quang Minh đang sử dụng chổi quét sơn để chấm màu tạo thành tán lá cây 
14 
 Các bé sử dụng bánh mỳ và bông chấm màu thành đám mây 
+ Dạy trẻ kỹ năng nặn, xé, dán: Đối với trẻ 3 tuổi vận động tinh của trẻ phát 
triển ở mức độ thấp. Vì vậy cần rèn luyện cho trẻ 1 số kỹ năng cơ bản sử dụng 
đất để tạo ra sản phẩm. Giống như kỹ năng trên, chúng tôi dạy trẻ từ tập xé đơn 
giản đến phức tạp, các thao tác xé khác nhau: xé thẳng, xé vụn, lân tay hình 
tròn... 
 Dạy trẻ kỹ năng phết hồ, đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi. Vì vậy khi 
trẻ dán cô dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố cục trước sau đó lật nên phết hồ ở 
phía sau của giấy. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của 
mình định làm ra nó. 
Để dạy kỹ năng tạo hình, cần phải kiên nhẫn, tỉ mỉ dạy trẻ từng thao tác 1. Đây 
là những kỹ năng khó đặc biệt trong lứa tuổi mẫu giáo bé. Khi mọi thao tác với trẻ 
đều mới. Trong quá trình hướng dẫn cho trẻ cô phải nắm vững nguyên tắc hình 
thành kỹ năng , kỹ xảo : Đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và kết hợp với 
động viên khuyến khích cho trẻ. Cần phải cho trẻ làm nhiều lần cho thuần thục. 
3.3. Sáng tạo sử dụng các học liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi: 
Mỗi hoạt động tạo hình tạo ra một sản phẩm đặc biệt. Trong sản phẩm nó 
chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó, nó còn là ngôn ngữ riêng để 
biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra. 
Ngoài những đồ dùng,đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu có 
sẵn như: thùng cát tông, xốp, giấy báo, chai nhựa, hộp sữa chua, vải vụn, vỏ 
ngao sò ốc hến, ống chỉ, que tăm… Tất cả những nguyên vật liệu đảm bảo an 
15 
toàn tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. 
Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi cho trẻ. 
Để đạt được mục đích này, cần phải phát huy tính sáng tạo cho trẻ mọi nơi, 
mọi lúc và với mọi vật liệu xung quanh. Nó không chỉ dạy trẻ sáng tạo, phát huy 
khả năng tư duy, tưởng tượng mà còn dạy cách tiết kiệm cho trẻ. Do đó, giáo 
viên cần tận dụng các học liệu có sẵn để dạy trẻ làm đồ chơi. 
Tạo đồ chơi bằng nguyên liệu thiên nhiên 
Cô cho trẻ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên: rơm, lá khô, quả khô, các loại 
hạt, sỏi… Những nguyên liệu đấy có thể do cô chuẩn bị cho trẻ hoặc trẻ tự tìm 
và chuẩn bị để làm theo sáng tạo của trẻ. 
Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng lá cây khô rụng ở sân trường ghép dán 
thành các bức tranh theo tưởng tượng của trẻ, dán thành các bộ trang phục..... 
Chủ đề phương tiện giao thông: dạy trẻ làm những chiếc tàu, thuyền 
buồm… bằng lá cây, hoặc bằng giấy , báo dùng rồi.... 
 Tạo đồ chơi bằng nguyên liệu giấy 
Cô hướng dẫn trẻ sử dụng nhiều loại giấy khác nhau như giấy màu, bìa 
cứng … để tạo những loto, gấp hình gấp thuyền, máy bay, máy ảnh… 
Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tô…cho trẻ vo giấy, mỗi trẻ một ít xếp 
chồng lên nhau có sự giúp đỡ của cô ( dùng hồ gắn kết giấy vo lại để tạo thành 
hòn non bộ trang trí ở góc tạo hình rất đẹp). 
Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau 
đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng 
về quyển sách mình được cô giúp đỡ làm, từ đó có cảm hứng sáng tạo ra những câu 
chuyện kể cho cô và các bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất tích cực trong 
quán trình hình thành tình cảm thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ độc thoại của trẻ 3 
tuổi. 
Hay vỏ hạt dưa, giấy màu vụn, vỏ sò, tất cũ cho trẻ cùng trang trí hình ảnh 
cùng cô làm chủ điểm, hay cùng trẻ làm những con thú nhồi bông đáng yêu... 
Như vậy, để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên 
phải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đến các nguyên 
vật liệu phù hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt 
động. Có như vậy thì giờ hoạt động chung của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu 
được kết quả cao hơn. Tận dụng và sáng tạo những thứ sẵn có, những vật liệu 
tưởng như bỏ đi nhưng lại luôn tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ luôn động não suy 
nghĩ, tưởng tượng. Nó không chỉ phát triển khả năng thẩm mỹ ở trẻ, còn nâng 
cao tư duy ngôn ngữ trừu tượng, và rèn phẩm chất tiết kiệm và gọn gàng, sạch sẽ 
ở trẻ. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở trẻ. 
3.4. Công tác giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình thông qua 
việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, lớp học với phụ huynh 
16 
Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và để có sự giáo dục đồng bộ giữa 
gia đình và nhà trường để giải quyết những khó khăn trong học tập. Để phụ 
huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình giáo viên có thể tổ chức một số hoạt 
động tạo hình ngoại khoá ngoài trời có mời phụ huynh tham gia để giúp phụ 
huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động này đồng thời giáo viên thường 
xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động 
tạo hình trong trường mầm non nói chung và đổi mới trẻ 3 tuổi nói riêng. Hoạt 
động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn nhận cái đẹp và 
đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, vững chắc, linh 
hoạt hơn tạo tiền đề cho các độ tuổi khác nhau. 
 Các bé lớp mẫu giáo bé cắm hoa tặng mẹ nhân ngày 8-3 
17 
Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao 
đổi, thông báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với 
trẻ ở tại gia đình về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn , có 
cảm xúc về đề tài từ đó trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi cô đưa đề tài đó ra. 
Thông báo với phụ huynh, nhờ họ giữ lại những vật liệu mà nhà không còn 
sử dụng nhưng có thể sử dụng trong lớp học để phụ huynh giữ lại, mang đến lớp 
để giúp cho các tiết học phong phú hơn, lại tiết kiệm được chi phí. Đồng thời, 
giúp trẻ thấy được giá trị của các sản phẩm, giữ gìn cẩn thận và sáng tạo. Các 
sản phẩm như các vỏ chai dàu gội, các đồ chơi cũ, các vỏ sò, các hộp vỏ bánh 
hay các cuốn lịch cũ... đều rất cần thiết trong các hoạt động trên lớp. 
Biện pháp này đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng 
của môn học, từ đó tôi động viên khuyến khích mua thêm đồ dùng, giấy bút, vở 
bé tập tô màu, tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí để phụ huynh 
có thể dạy trẻ. Nặn, tô màu, xé dán, chấm màu trang trí trên các tranh ảnh tạo 
cho trẻ có kỹ năng hơn. Nhắc nhở phụ huynh trẻ nên động viên khuyến khích trẻ 
kịp thời khi trẻ có sự cố gắng. Việc giáo dục trẻ không chỉ diễn ra ở trường mà 
còn chính trong gia đình. Sự phối hợp giúp tạo điều kiện và môi trường tốt nhất 
không chỉ cho trẻ học khả năng tạo hình mà hơn nữa giáo dục khả năng thẩm 
mỹ sớm cho trẻ- một yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách toàn diện cho 
trẻ. 
4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên cùng với sự chỉ đạo của 
ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ góp ý của các bạn đồng nghiệp trong nhóm 
lớp, trong trường qua các buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những 
kết quả như sau. 
4.1.Về phía học sinh 
STT Nội dung Trước khi tác động Sau khi tác động 
1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt 
động 
25% 95% 
2 Trẻ tạo ra được sản phẩm 40% 85% 
3 Trẻ có kỹ năng tham gia vào 
hoạt động tạo hình 
20% 80% 
4 Trẻ gọi được tên sản phẩm 10% 70% 
Hình 1. Sơ đồ thể hiện sự thay đổi của trẻ trước và sau khi tác động. 
 1.Trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình
 2.Trẻ có thể tạo ra sản
 3.Trẻ có kỹ năng tham gia hoạt động
 4. Trẻ có khả năng gọi tên sản phẩm
4.2. Về phía giáo viên
- Xây dựng được môi trường phong phú
từng tiết học và chủ điểm
- Ngày nâng cao trình độ và kinh nghiệm tạo hình
học. 
- Lớp học được trang trí b
lần thay chủ điểm 
- Tiết kiệm được kinh phí cho lớp và thời gian cho cô
- Tạo được niềm tin 
đánh giá cao. 
III Kết luận và khuyến nghị
1.Kết luận chung:
Hoạt động tạo hình trong trường Mầm non là một trong những phương tiện 
phát triển thẩm mỹ cho trẻ
hường tới cái đẹp trong cuộc sống
thân yêu, hình ảnh cha mẹ
trẻ.Sự sáng tạo của trẻ trong tạo hình
thức cái đẹp và thể hiện sự phong phú trong tâm hồn ngây thơ của trẻ
hỏi mỗi giáo viên chúng ta nói chung
chú ý . 
Từ những kỹ năng cơ bản đầu tiên
mầu, giấy dán... giúp trẻ gần gũi và cảm nhận và có cảm xúc với cái đẹp và giúp 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1
25
95
18 
 phẩm 
. 
: 
, đa dạng phù hợp với nội dung của 
. 
, nâng cao chất lượng dạy 
ằng các sản phẩm của trẻ, linh hoạt hơn trong
. 
với phụ huynh và được Ban giám hiệu
: 
, là cơ sở giúp trẻ có lòng đam mê với nghệ thuật
. Những đồ chơi, đồ vật, đám mây
, cô giáo.... đều là đề tài yêu thích trong các bức vẽ của 
, bức vẽ sẽ trở thành phương tiện để trẻ nhận 
, đặc biệt giáo viên dạy 
: cầm bút, sử dụng các chất liệu nước
2 3 4
40

File đính kèm:

  • pdfSKKN-Dung 2013.pdf