Một số giải pháp hướng dẫn luyện đọc theo nhóm trình độ ở học sinh lớp Bốn

Những học sinh của nhóm đối tượng vừa đọc vừa phải đánh vần cần rèn luyện đặc biệt là em Quốc Hậu, Hoài Tân, Tuấn Tú. Nguyên nhân:

Còn mơ hồ khi nhận dạng âm vần (em Hoài Tân, Tuấn Tú)

Đọc theo thói quen. Ví dụ thay vì các em đọc câu: Con muốn học một nghề để kiếm sống, mà các em lại đọc: Con muốn học một nghề để kiếm ăn. (trong bài: Thưa chuyện với mẹ - TV4, tập 1, trang 85) là em Quốc Hậu.

Đọc nhỏ do nhút nhát là em Ngọc Vy.

Các em chưa siêng năng, thiếu tự rèn trong quá trình luyện đọc ở lớp cũng như ở nhà.

 

doc10 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Một số giải pháp hướng dẫn luyện đọc theo nhóm trình độ ở học sinh lớp Bốn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài:
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học là tổ chức các hoạt động dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh, nhằm rèn luyện tư duy sáng tạo của người học đã, đang và sẽ trở thành phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng trong từng giáo viên và từng nhà trường. Trong đó dạy học theo nhóm trình độ được xem là nhiệm vụ trọng tâm và là một trong những phương pháp đổi mới trong dạy học.
II. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay khi dạy hầu như giáo viên đều dạy theo một trình tự rập khuôn cho tất cả các đối tượng học sinh. Khi đó trong một lớp đều có đủ trình độ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Bởi vậy nếu giáo viên không phân biệt trình độ học sinh, không có phương pháp dạy học thích hợp sẽ dễ gây ức chế, nhàm chán cho học sinh khá giỏi. Trong khi đó số học sinh trung bình, yếu khó hoặc chậm có thể tiếp cận được những kiến thức bài học. Từ đó dễ chán nản, sinh ra lười biếng, thậm chí bỏ học. 
Để khắc phục trình trạng nêu trên giáo viên cần phải tìm ra những giải pháp thích hợp cho từng nhóm đối tượng cụ thể, cho từng môn học cụ thể. Là một giáo viên đứng lớp, giảng dạy ở lớp 4 nhiều năm, trong quá trình dạy học, tìm tòi, bản thân đã đúc kết lại thành sáng kiến “Một số giải pháp hướng dẫn luyện đọc theo nhóm trình độ ở học sinh lớp Bốn.”
III. Phạm vi-đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp Bốn. Trường Tiểu học Thừa Đức
IV. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra những giải pháp thiết thực để tất cả học sinh đọc đúng, đọc nhanh tiến đến đọc lưu loát, diễn cảm và đọc hay. Lôi cuốn mọi đối tượng tham gia học tập. Tạo điều kiện cho các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực. Lôi cuốn mọi đối tượng học sinh tham gia học tập. Học sinh yếu, trung bình tích cực tham gia vào hoạt động luyện đọc, không cảm thấy bị nặng nề, áp lực trong học tập vì vượt quá trình độ nhận thức. Học sinh khá, giỏi có thời gian cũng như có điều kiện để rèn kĩ năng đọc diễn cảm, đọc hay nên các em không cảm thấy bị nhàm chán.
Nâng cao kĩ năng giao tiếp ở học sinh, các em mạnh dạn, tự tin trong học tập cũng như tham gia các hoạt động tập thể.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Tập đọc là một trong năm phân môn của Tiếng việt 4. Phân môn này chủ yếu rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Thông qua việc đọc các văn bản thuộc nhiều thể loại khác nhau có những nội dung thuộc các chủ đề khác nhau. Học sinh được mở rộng những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, được mở rộng về văn hóa và văn học. Học đọc ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng giúp học sinh có một công cụ để tiếp nhận thông tin, học tập trong nhà trường và tự học sau này. Mục đích cuối cùng của việc đọc là để hiểu và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Do vậy đọc đúng, đọc trơn tiến tới việc đọc trôi chảy, lưu loát, đọc diễn cảm đọc hay một văn bản là chuẩn kiến thức, kĩ năng và là mục tiêu mà từng học sinh cần phải đạt được trong giờ đọc.
II. Thực trạng:
Đối với giáo viên: Trong giai đoạn hiện nay, việc tổ chức các hình thức phương pháp dạy học của giáo viên được thay đổi theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, một số giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, truyền thụ kiến thức mang tính áp đặt, chưa phát huy được tính tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. 
Học sinh: Trong năm học 2013-2014. Tôi phụ trách lớp 41, sĩ số 29/16. Qua khảo sát đầu năm, cách đọc của học sinh được phân chia như sau:
+ Đọc lưu loát: 16	em	
+ Đọc còn đánh vần: 3 em (em Quốc Hậu, Hoài Tân, Tuấn Tú,)	
+ Đọc còn vấp: 10 em
* Nguyên nhân của tình trạng này: Do các em không xác định được âm, vần trong từng tiếng, các em thiếu siêng năng khi luyện đọc. Các em nhút nhát, chưa tự tin khi đọc, đọc nhỏ, đọc sai sợ bạn cười,…
Xác định rõ nguyên nhân từ thực trạng trên, tôi đã đề ra một số giải pháp cụ thể sau:	
III. Những giải pháp cụ thể: 
1. Phân nhóm đối tượng:
Đây là một việc làm thường xuyên, đặc biệt là vào đầu năm học. Giáo viên tổ chức khảo sát phân loại đối tượng học sinh lớp mình một cách chính xác theo các nhóm học sinh để có phương pháp hướng dẫn, giao bài tập và kiểm tra phù hợp. Tuy nhiên bài kiểm tra của học sinh chưa chắc đã thể hiện được trình độ của từng em, bởi vậy giáo viên vừa dạy vừa theo dõi cũng như tham khảo ý kiến của giáo viên lớp dưới để đưa ra những nhận định chính xác nhất và khoanh nhóm đối tượng để đề ra giải pháp dạy học thích hợp.
Qua khảo sát lớp Bốn 1 tôi đã phân loại thành các nhóm đối tượng sau:
Nhóm học sinh đọc lưu loát, trôi chảy.
Nhóm học sinh đọc còn vấp.
Nhóm học sinh vừa đọc vừa phải đánh vần. (Tùy tình hình thực tế mà giáo viên có thể phân ra nhiều loại đối tượng cụ thể hơn)
2. Xác định nguyên nhân phân loại:
	Những học sinh của nhóm đối tượng vừa đọc vừa phải đánh vần cần rèn luyện đặc biệt là em Quốc Hậu, Hoài Tân, Tuấn Tú. Nguyên nhân:
Còn mơ hồ khi nhận dạng âm vần (em Hoài Tân, Tuấn Tú)
Đọc theo thói quen. Ví dụ thay vì các em đọc câu: Con muốn học một nghề để kiếm sống, mà các em lại đọc: Con muốn học một nghề để kiếm ăn. (trong bài: Thưa chuyện với mẹ - TV4, tập 1, trang 85) là em Quốc Hậu.
Đọc nhỏ do nhút nhát là em Ngọc Vy.
Các em chưa siêng năng, thiếu tự rèn trong quá trình luyện đọc ở lớp cũng như ở nhà.
3. Thiết kế kế hoạch dạy học:
Xác định được rõ nguyên nhân các nhóm đối tượng, để tổ chức cho học sinh luyện đọc tốt thì giáo viên phải thiết kế kế hoạch dạy học sao cho phù hợp. Khi thiết kế bài học phải tùy vào hệ thống kiến thức của từng bài, theo từng nội dung, yêu cầu cần đạt, dựa vào thực tế của lớp, xác định cụ thể của từng loại bài. Dành cho em nào? Giáo án không soạn chung cho cả lớp mà kèm theo yêu cầu riêng cho từng nhóm học sinh.
4. Hướng dẫn luyện đọc các nhóm đối tượng trên lớp: 
* Đối với nhóm học sinh đọc lưu loát, trôi chảy.
Đối với nhóm này chủ yếu là giáo viên tổ chức, hướng dẫn các em tự đọc. Nếu các em đọc hay rồi thì khuyến khích các em đọc hay hơn. Qua đọc các em tự rút ra được ý nội dung câu, đoạn, bài. Các em sẽ là người đọc mẫu cho cả lớp khi cần thiết, đồng thời là người giúp việc đắc lực cho giáo viên nhằm kìm cặp những em yếu.
* Nhóm học sinh đọc còn vấp.
Quá trình luyện đọc, giáo viên yêu cầu các em dò theo khi giáo viên hoặc bạn đọc. Ngoài ra, phải khuyến khích các em đọc câu, đoạn văn ngắn. Trong quá trình đọc, giáo viên phải theo dõi, gợi ý để sửa chữa cho các em. Ví dụ khi đọc câu “Hình tròn là trái đất” em Quốc Hậu đánh vần tr-on-huyền…. Tuy nhiên em đánh vần mà chưa đọc được tiếng tròn. Vì vậy giáo viên có thể nhắc luôn cho học sinh là tròn.
 * Đối với nhóm học sinh vừa đọc vừa phải đánh vần. 
Nhóm học sinh này ngoài việc giáo viên phụ đạo thêm thì khi trên lớp, giáo viên giúp học sinh mở sách giáo khoa tìm bài đọc. Khi giáo viên hoặc bạn đọc các em phải chú ý nghe, nhìn và dò theo từng mặt chữ (đếm theo) đây chỉ là giải pháp tình thế, ghi nhớ máy móc nhưng bắt buột các em phải thực hiện. Thỉnh thoảng giáo viên hỏi các em bạn đọc đến chữ gì, các em phải chỉ đúng và đọc lại. Tuy chỉ là học vẹt nhưng cũng tạo nên nề nếp học tập và phần nào giúp các em khi có điều kiện được giáo viên hoặc cha mẹ hướng dẫn thêm sẽ tiếp thu dễ dàng.
5. Tổ chức luyện đọc cho nhóm đối tượng:
Khi dạy luyện đọc giáo viên cần tổ chức cho học sinh luyện đọc sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng:
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” Học sinh thuộc nhóm vừa đọc vừa đánh vần thì đọc đoạn 1 (dễ và ngắn); Học sinh thuộc nhóm đọc còn vấp đọc đoạn 2, 3 (tương đối dài); Học sinh đọc lưu loát đọc đoạn 4 (có lời đối thoại khó đọc)
Trong quá trình đọc giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm, theo cặp để mỗi em được đọc nhiều lần và được giúp đỡ nhau luyện đọc trong tiết học. Giáo viên có thể sử dụng biện pháp đọc đồng thanh một cách hợp lý để tạo không khí lôi cuốn học sinh học yếu hoặc còn rụt rè để tham gia vào hoạt động đọc.
6. Quan tâm, nhắc nhở, theo dõi đến các nhóm đối tượng khi đọc:
Ngoài giờ luyện đọc ở tiết Tập đọc, giáo viên cần phải kết hợp luyện đọc trong các môn học khác. Đối với nhóm học sinh đọc còn phải đánh vần giáo viên cho các em đọc câu hỏi ngắn hoặc nhắc lại câu trả lời của bạn, còn nhóm đọc còn vấp thì yêu cầu cao hơn là đọc các đoạn văn ngắn, còn nhóm đọc thông, lưu loát thì đọc mẫu. 
Trong khi đọc giáo viên cần uốn nắn, nhắc nhở, sửa sai cho từng nhóm để dần dần các em đọc tốt hơn.
Song song với việc phối hợp để tổ chức luyện đọc, tôi còn thực hiện một số giải pháp sau:
Đối với nhóm vừa đọc vừa đánh vần: mỗi ngày giáo viên ghi một số từ, tiếng có âm vần khó đọc trong bài Tập đọc, Tập làm văn,… vào bảng phụ được treo cuối lớp. Yêu cầu nhóm này đọc, thỉnh thoảng trước khi vào học hoặc giờ ra chơi, giáo viên phân công học sinh khá, giỏi để theo dõi các bạn đọc và giúp các bạn đọc đúng.
Đối với nhóm đọc còn vấp, giáo viên ghi khoảng một đoạn văn ngắn có liên quan đến bài học hoặc một câu tục ngữ, ca dao,…Còn với các em đọc lưu loát thì yêu cầu các em sưu tầm truyện, thơ để cùng nhau đọc trong giờ truy bài hay giờ đọc sách ở thư viện.
7. Tổ chức thi đua với các nhóm đối tượng khi luyện đọc:
Trong tuần giáo viên tổ chức cho các em thi đọc mỗi tuần một lần. Đầu tiên là nhóm vừa đọc vừa đánh vần, giáo viên soạn ra một câu khoảng 10 tiếng yêu cầu từng em đọc, bạn nào đọc đúng, chính xác nhiều tiếng thì thắng cuộc. Còn nhóm đọc vấp thì giáo viên cho các em đọc đoạn văn khoảng 20 tiếng, bạn nào đọc vấp nhiều thì thua cuộc. Còn nhóm đọc lưu loát thì yêu cầu các em đọc một đoạn đối thoại, bạn nào đọc hay thì thắng cuộc.
Sau khi thi đua xong, giáo viên cho các em đọc lại và sửa chữa cho các em đọc đúng. Mỗi tuần giáo viên tổng kết và xem các em tiến bộ như thế nào, tuyên dương các em.
8. Tổ chức kiểm tra, đánh giá: 
Khi đánh giá giáo viên cần thể hiện tính khách quan, dựa vào mục tiêu bài dạy của chương trình và theo chuẩn kiến thức, kỹ năng để đánh giá phù hợp, đánh giá phải dựa vào mức độ tiến bộ của từng em vào từng thời điểm thích hợp.
 Giáo viên cần tổ chức đánh giá học sinh theo hướng động viên khuyến khích để học sinh luôn có ý thức học tập cầu tiến. VD: Nhóm học sinh đọc yếu, đọc còn vấp sẽ đánh giá theo hướng động viên khuyến khích. Còn học sinh đọc lưu loát được đánh giá theo sự sáng tạo và việc vận dụng kiến thức đã học, biết liên hệ vào thực tiễn cuộc sống.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua một năm thực hiện phân nhóm đối tượng để dạy luyện đọc, học sinh đã có động cơ, thái độ học tập tốt, nhóm học sinh đọc yếu, còn vấp được nâng lên và có thêm niềm tin trong học tập, còn nhóm học sinh đọc lưu loát thì đọc diễn cảm, hay hơn. Cụ thể như sau:
Đầu năm:
+ Nhóm học sinh đọc lưu loát: 16 em, tỉ lệ 55,2 %	
+ Nhóm học sinh đọc còn vấp: 9 em, tỉ lệ 31%	
+ Nhóm học sinh vừa đọc vừa đánh vần: 4 em, tỉ lệ 13,8% 
Giai đoạn cuối học kì I:
+ Nhóm học sinh đọc lưu loát: 21 học sinh, tỉ lệ 72,4%	
+ Nhóm học sinh đọc còn vấp: 6 học sinh, tỉ lệ 20,7 %	
+ Nhóm học sinh vừa đọc vừa đánh vần: 2 học sinh, tỉ lệ 6,9 %	
* Em Hoài Tân, Tuấn Tú đã bước đầu nắm vững được âm vần và đọc nhanh hơn mặc dù còn vấp, đánh vần các tiếng cũng ít hơn. (Hoài Tân khi đọc một câu 8 tiếng thì em chỉ đánh vần 2 tiếng có vần khó đọc, em Tuấn Tú khi đọc chỉ còn đánh vần 3 từ trong câu 7,8 tiếng. Còn em Quốc Hậu đọc nhanh hơn và không còn đọc theo thói quen).	
* Em Ngọc Vy thì bước đầu đã có những tiến bộ rõ rệt. Cụ thể em đọc nhanh hơn và tự tin khi đọc, đọc to, rõ hơn.
Đặc biệt kết quả kiểm tra đọc thành tiếng Học kì I ở phân môn Tập đọc như sau: 	
+ Quốc Hậu, Ngọc Vy: 3 điểm /5 điểm	
+ Hoài Tân, Tuấn Tú: 2,5 điểm /5 điểm	
C. PHẦN KẾT LUẬN:
I. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực trạng, giải pháp của đề tài. Tôi rút ra những kinh nghiệm cho mình trong quá trình dạy học theo nhóm trình độ sau:
Giáo viên phải nhận thức đúng đắn về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tập trung vào người học. Từ đó xác định được vai trò của cô, của trò trong giờ học.
Nắm vững hệ thống chương trình của từng bộ môn cụ thể, nắm được yêu cầu, chuẩn kiến thức kỹ năng của từng chủ điểm… để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiệu quả.
Giáo viên không soạn giáo án chung cho cả lớp mà kèm theo câu hỏi yêu cầu riêng cho từng nhóm học sinh.
Tổ chức dạy học trên lớp giáo viên phải chuẩn bị để tổ chức, điều hành lớp học một cách khoa học. Trong mỗi giờ lên lớp giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, tạo tâm thế thoải mái và sự say mê, hứng thú để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, không gò ép, máy móc, thụ động.
II. Ý nghĩa:
	Rèn kĩ năng đọc cho học sinh theo từng nhóm đối tượng sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong giờ tập đọc. Những học sinh yếu, trung bình không cảm thấy bị áp lực, nặng nề trong giờ học đồng thời có điều kiện để rèn kĩ năng đọc đúng, đọc trơn các văn bản và những học sinh khá, giỏi sẽ có điều kiện để rèn kĩ năng đọc diễn cảm, đọc hay. Từng bước giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới cho học sinh.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai.
Đề tài được ứng dụng trong lĩnh vực chuyên môn ở khối 4 của Trường Tiểu học. Qua thực hiện bản thân thấy đã mang lại hiệu quả thiết thực, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập, các em tích cực và hứng thú trong giờ học Tập đọc.
Sáng kiến này có thể áp dụng ở khối 4,5 trong trường tiểu học. Tuy nhiên tùy theo trình độ học sinh cụ thể ở từng lớp mà giáo viên quyết định số lượng từ, tiếng, đoạn văn cho các nhóm luyện đọc để phù hợp với tình hình thực tế của lớp học. 
IV. Kiến nghị đề xuất:
Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng các biện pháp nêu trên sẽ không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót nhất định. Rất mong được sự góp ý của bạn đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện sáng kiến của bản thân.
Nhà trường cần tổ chức dạy 2 buổi/ ngày để giáo viên có đủ điều kiện rèn các kĩ năng cho học sinh.
 Thừa Đức, tháng 02 năm 2014
Người viết
 Đỗ Bảo Thúy

File đính kèm:

  • docSKKN 13-14.doc
  • docĐơn SKKN.doc
  • docMo ta SK.doc
Bài giảng liên quan