Một số kinh nghiệm chỉ đạo phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS thị trấn Cành Nàng giai đoạn 2001 – 2005

Nhận thức của ban giám hiệu nhà trường về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa đầy đủ, nhiệm vụ này chưa được coi là nhiệm vụ thường xuyên , việc xây dựng kế hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu. nhà trường không xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi dài hạn, kế hoạch xuyên suốt cả năm học, các đội tuyển ôn luyện chỉ được thành lập trước 3 tuần để ôn và tham gia dự kỳ thi học sinh giỏi cấp ,huyện .

3.2 Phần đa các em học sinh ngoan ngoãn , chăm học song cũng còn không ít cấc em học sinh không chịu tu dưỡng rèn luyện đạo đức , chưa xác định đúng động cơ học tập, còn ngại học, coi việc học tập còn hời hợt , một số phụ huynh học sinh khoán trắng việc học tập của con em mình cho nhà trường, ít đôn đốc việc học tập của học sinh, từ việc tự học cho đến thời gian học tập của các em học sinh cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào thi đua học tốt của các em học sinh. Tại thời điểm này trên địa bàn huyện còn tồn tại trường năng khiếu, nên một bộ phận học sinh có năng lực , có tố chất thực sự của thị trấn Cành nàng và xã Lâm Xa lại học tại trường năng khiếu của huyện

 

doc24 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số kinh nghiệm chỉ đạo phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS thị trấn Cành Nàng giai đoạn 2001 – 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Đội ngũ giáo viên được điều động từ nhiều trường trong huyện về Thị trấn công tác , năng lực và trình độ sư phạm của các giáo viên không đồng đều , ý thức tự học tự bồi dưỡng của nhiều giáo viên chưa cao, chưa thực sự đầu tư soạn giảng, ý thức học hỏi đồng nghiệp còn hạn chế. Hình thức bồi dưỡng nghèo nàn, chất lượng học sinh chậm chuyển biến theo hướng tích cực .
Kết quả xếp loại giáo viên cuối năm học 2000-2001 như sau :
Tổng số
Giáo viên
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Số GV
Tỷ lệ %
Số GV
Tỷ lệ
%
Số GV
Tỷ lệ
%
Số GV
Tỷ lệ
%
27
0
0
8
29.6
14
51.9
5
18.5
 Bảng 4
	Qua kết quả ở bảng 4 ta thấy, đội ngũ giáo viên chất lượng còn rất thấp, toàn trường số giáoviên giỏi chưa có, số giáo viên chủ yếu xếp loại trung bình , tỷ lệ giáo viên yếu còn 18.5% ý thức tự học tự bồi dưỡng của giáo viên chưa cao , giáo viên chưa thực sự dầu tư cho việc soạn giảng, kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi còn quá nghèo nàn, công việc bồi dưỡng học sinh giỏi của các giáoviên chỉ là tự phát, giáo viên hoàn toàn tự lực cánh sinh , chưa có sự gia công của tập thể sư phạm nhà trường. Quá trình dự giờ thăm lớp , thao giảng kiến thực tập còn nặng về hình thức, chưa thực sự đi sâu vào công tác chuyên môn. Việc tổ chức các đợt thi đua đặc biệt là phong trào thi đua dạy tốt còn hời hợt, chưa thực sự có tác dụng cho việc nâng cao tay nghề của đội ngũ giáo viên trong giờ học chính khóa cũng như ngoài giờ lên lớp. Phong trào thi viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học trên địa bàn huyện chưa trở thành sâu rộng. Mặt khác hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi còn quá đơn điệu, hiêụ quả không cao.
3.5 Cơ sở vật chất nghèo nàn, đồ dùng dạy học thiếu thốn, tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ít được quan tâm và còn thiếu nhiều : Số lượng phòng học chỉ đủ cho học 2 ca, muốn ôn luyện cho học sinh chỉ còn phải phân phối thời gian vào ngày chủ nhật thì mới có phòng học và bàn ghế để ngồi. Vào thời điểm này nhà trường chưa được trang bị đồ dùng dạy học. Phong trào tự làm đồ dùng dạy học lại chưa khơi mào. Tài liệu dùng đi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi do giáo viên tự lựa chọn, chưa có tài liệu dùng chung do nhà trường quản lý. Với cơ sở vật chất nghèo nàn như vậy không những chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu phục vụ cho công tác dạy và học, mà còn làm cho tinh thần, sự say mê của giáo viên và học sinh trong phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt ít có hiệu quả.
3.6 Công tác xã hội hóa giáo dục chưa trở thành sâu rộng: Tại thời điểm này, việc bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ là sự mày mò của giáo viên bộ môn và học sinh, nhà trường phó mặc cho giáo viên bộ môn, phụ huynh phó mặc con em họ cho nhà trường, sự quan tâm của chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội còn nhiều hạn chế. Chưa thành lập được quỹ khuyến học để khen thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để động viên tinh thần giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Hoạt động của hội phụ huynh học sinh chưa mạnh, sự kết hợp giữa Gia đình – Nhà trường và xã hội chưa tốt. Tóm lại công tác xã hội hóa chưa có tác dụng thúc 
đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi.
II. Một số biện pháp chỉ đạo việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi.
	Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nhằm mục tiêu Dân giàu – Nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Muốn tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục & Đào tạo, phát huy nguồn lực con người. Hội nghị lần thứ II BCH TW quyết định định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn mới .Măt khác năm 1998 thực hiện nghị quyết TWII và Chỉ thị 15/2000/BGD&ĐT ngày 17 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về không tổ chức trường chuyên, lớp chọn ở bậc Tiểu học và THCS. Trường năng khiếu huyện Bá Thước giải tán. Các học sinh là con em Thị Trấn lại trở về ngôi trường của địa phương mình để học tập. Trước những cơ hội này, ban giám hiệu nhà trường đã nhạy bén đánh giá tình hình và đề ra một số biện pháp sau để thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lên một bước cao hơn với quy mô hoàn chỉnh hơn.
1. Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi : Kế hoạch được xây dựng chi tiết cho từng năm học, cho giai đoạn 5 năm, kế hoạch được tập thể cán bộ giáo viên bàn bạc xây dựng và được công khai dân chủ ngay trong hội nghị công nhân viên chức đầu các năm học, kế hoạch xây dựng một cách chi tiết, cụ thể: từ việc đưa ra các tiêu chí để lựa chọn đội tuyển, các tổ chuyên môn phải bàn bạc, xây dựng được chương trình ôn luyện, nội dung kiến thức ôn luyện phải đảm bảo đầy đủ những kiến thức phổ thông cơ bản kết hợp với kiến thức nâng cao. Phương pháp giảng dạy phải đảm bảo theo tinh thần đổi mới, phù hợp với yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh. Các tổ chuyên môn lựa chọn các chủ đề phù hợp với nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi để đưa vào chương trình môn tự chọn , xây dựng kế hoạch kiểm tra đúng với quy chế chuyên môn ,sát với tình hình thực tế để kích thích giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Lập thời khóa biểu bố trí một lượng thời gian thỏa đáng cho công tác bồi dưỡng học giỏi cụ thể mỗi lớp bồi dưỡng học sinh khá giỏi được xếp lịch học 4 buổi trên tuần. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh phải liên thông từ khối 6 đến khối 9. Ngay từ đầu năm trong kế hoạch phân bổ tài chính của đơn vị , căn cứ vào phân bổ dự toán của cấp có thẩm quyền phân bổ nguồn kinh phí thỏa đáng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Phải xây dựng được kế hoạch cộng đồng tham gia hổ trợ đầu tư kinh phí cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi .
2. Phát hiện tuyển chọn và thành lập đội tuyển : Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi , việc phát hiện tuyển chọn và thành lập đội tuyển là khâu hết sức quan trọng , tuyển chọn đúng phù hợp với năng khiếu của học sinh và sở trường của các em sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho các em phát triển . Trước hết phải xác định rõ đặc điểm nổi trội của học sinh đó là : Những em có thể đào tạo thành những học sinh giỏi là những học sinh có khả năng tiếp thu bài nhanh , có trí nhớ lâu , có sự say mê cần mẫn trong học tập , có khả năng tư duy độc lập , có sự sáng tạo . Học sinh đó ngoài việc tích cực học tập phải có óc khám phá tìm tòi .
	 Quá trình tuyển chọn học sinh phải khoa học, áp dụng nhiều hình thức khác nhau : Thực hiện kiểm tra truyền thống , qua thi tuyển , qua xem xét kết quả và cả quá trình học tập, kiểm tra trắc nghiệm. Từ đó rèn luyện cho học sinh được động cơ, ý thức học tập đúng đắn, ý chí vươn lên trong học tập .
	Hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi phải phong phú và đa dạng : Từ việc phát hiện và bồi dưỡng ngay trong giờ học chính khóa, thực hiện các buổi dạy ôn theo kế hoạch của nhà trường. Từ việc trao đổi qua báo tường , thi đua giúp nhau học tốt của học sinh đến việc hướng dẫn theo chuyên đề , tổ chức đêm thơ , hội thảo , ngoại khóa , thi viết thư quốc tế UPU , thi tìm hiểu kiến thức văn hóa và hiểu biết xã hội, viết văn – Thơ cho báo thiếu niên , viết bài cho đài tiếng nói Việt Nam VVĐây là những hình thức khơi dậy sự say mê tìm tòi , phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em xây dựng được nhân sinh
 quan và hoài bão lớn trong học tập . 
3 . Xây dựng một đôị ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ , có kỹ năng sư phạm và có bề dầy kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi .
	 Muốn có một đội ngũ học sinh giỏi, nhất thiết phải có một đội ngũ giáo viên giỏi . Từ quan điểm đó trong những năm qua nhà trường đã không ngừng tập trung xây dựng độ ngũ giáo viên. Cùng với sự phát triển và trưởng thành của nhà trường đội ngũ các nhà giáo đã góp phần quan trọng vào truyền thống của trường xứng đáng với niềm tin của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là niềm tin yêu của các bậc phụ huynh và các em học sinh thị trấn Cành Nàng. Để làm được điều đó nhà trường đã tập trung vào các nhiệm vụ sau :
3.1. Công tác GD tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức tác phong, xây dựng khối đoàn kết nhất trí, thực hiện tốt dân chủ hóa nhà trường.
Đây là việc hết sức quan trọng, Vì vậy chính quyền và các đoàn thể trong nhà trường dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng đã thực hiện tốt cuộc vận động : “ Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” luôn phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí năng động trong mọi mặt công tác. Đầu năm học nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ – giáo viên – công nhân viên để công khai hóa kế hoạch năm học, nên đã phát huy được quyền dân chủ, trí tuệ tập thể trong việc xây dựng kế hoạch, thống nhất các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Nhà trường và công đoàn vận động cán bộ GV tham gia học tập đầy đủ các chỉ thị nghị quyết của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà Nước. Mỗi cán bộ giáo viên đều phải thực hiện tốt nội quy của cơ quan , quy ước cơ quan văn hóa , cũng như quy ước khu dân cư mình cư trú. Tổ chức các hình thức hoạt động phong phú trong các ngày lễ, các ngày kỷ niệm lớn nhằm thu hút và động viên tinh thần cho cán bộ giáo viên. Đồng thời chọn cử những đoàn viên ưu tú giới thiệu tham gia học đối tượng Đảng, phân công theo dõi, giúp đỡ để người đó phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
 3.2 Tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ , rèn luyện
kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên cho đội ngũ giáo viên . 
Thực hiện tốt chương trình thay sách giáo khoa , vận động tất cả các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề thay sách , tổ chức cho toàn thể các giáo viên trong nhà trường nghiên cứu nắm vững mục tiêu cấp học , cần chỉ đạo chặt chẽ để giáo viên nắm vững nội dung chương trình Sách khoa , phương pháp giảng dạy của từng bộ môn , lập kế hoạch và thưc hiện đúng phân phối chương trình của bộ giáo dục , các qui định về soạn bài ,việc làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học , ra đề kiểm tra , chấm bài , cho điểm đánh giá xếp loại học sinh , phê sổ điểm , sổ đầu bài học bạ học sinh đúng qui định . Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo để các tổ chuyên môn hoạt động đúng chức năng của mình , không dừng lại ở những công việc chung chung , mà phải đi sâu vào công tác chuyên môn , ví dụ :
Tháng 9 + 10 : ổn định sự phân công chuyên môn , nề nếp dạy học , công việc sinh hoạt tổ đi sâu vào thiết kế một giáo án theo tinh thần đổi mới . Chọn cử các giáo viên phân công giảng dạy các lớp bồi dưỡng học sinh khá giỏi . Tổ chuyên môn rà soát thống nhất nội dung chương trình ôn luyện học sinh khá giỏi trong năm học .
Tháng 11 : Đi sâu vào chuyên đề thao giảng và làm đồ dùng dạy học , sử dụng thiết bị dạy học , hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn đi sâu vào trao đổi , thảo luận rút kinh nghiệm các giờ thao giảng , rút kinh nghiệm phương pháp giảng dạy các buổi học bồi dưỡng các giờ chỉ ra các yêu điểm của cá nhân biến các kinh nghiệm của cá nhân trở thành các kinh nghiệm của tập thể . từ đó chọn cử các giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, thảo luận thiết kế các giờ dự thi và bàn các giải pháp để tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi .
Tháng 12 : Hội thảo về ra đề kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận ( Kèm theo đáp án và biểu chấm ), Thảo luận thống nhất nội dung kiểm tra lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi tuyến
 tỉnh .
Tháng 1 : Tiếp tục đi sâu vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy , viết sáng kiến kinh nghiệm , bàn về cách đánh giá xếp loại học sinh .
	Phân công cán bộ kiêm nhiệm thư viện , tiếp nhận , bố trí sắp đặt phòng thư viện khoa học , tiện lợi cho việc mượn và sử dụng hàng ngaỳ của giáo viên , ghi chép cập nhật hàng ngày các loại hồ sơ , của phòng thư viện .
	Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học cụ thể: Ngay từ đầu năm học thành lập tổ kiểm tra nội bộ trường học, tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên, xây dựng kế hoạch kiểm tra cho từng tháng , từng học kỳ và cả năm học . Ví dụ :
Tháng 9 : Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch chuyên môn ; Kiểm tra việc bố trí sử dụng cán bộ và phân công chuyên môn ; Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của các tổ chuyên môn .
Tháng 10 + 11 : Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn , Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên , kiểm tra việc giáo dục học sinh . kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của các lớp bồi dưỡng .
Tháng 12 : Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn , kiểm tra tài chính tài sản và việc thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên . Kiểm tra việc chi trả chế độ chính sách cho các bộ giáo viên ôn luyện học sinh giỏi , công khai nguồn kinh phí chi cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi .
Tháng 1 : Tiếp tục kiểm tra trình độ tay nghề của giáo viên , kiểm tra việc thực hiện qui chế dân chủ , kiểm tra việc đánh giá xếp loại học sinh kiểm tra việc ghi học bạ . Kiểm tra chất lượng học tập của các đội tuyển VV
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn , kiểm tra đánh giá chất lượng giờ dạy , kiểm tra hồ sơ giáo án , một bộ hồ sơ tốt không chỉ đủ về các chủng lọai hồ sơ. Một giáo án tốt cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết học, công việc chuẩn bị của cả thầy và trò và trong giáo án phải xác định được các hoạt động, mỗi hoạt động có các lệnh cụ thể: Nội dung công việc, hình thức hoạt động (người, nhóm, toàn lớp), điều kiện thực hiện (Dụng cụ, phương tiện, thời gian). Phải chỉ ra được những công việc tương ứng mà học sinh hoàn toàn đúng vai trò chủ động tích cực khám phá tìm tòi hoặc dự kiến các tình huống có thể sảy ra. Việc đánh giá xếp loại giáo viên phải căn cứ vào những yếu tố: Từ ý kiến của học sinh , từ việc kiểm tra của các tổ chuyên môn, từ sự kiểm tra của hiệu trưởng, hiệu phó và các kết luận thanh tra của phòng giáo dục và sở giáo dục đào tạo. Xếp loại giáo viên phải công bằng, công khai đảm bảo tính khách quan vô tư để anh chị em giáo viên tin tưởng phấn khởi và ra sức thi đua giảng dạy ngày càng dạy tốt hơn.
	Công tác tự học, tự bồi dưỡng được quan tâm đúng mức, ngoài ra tạo điều kiện để các đồng chí GV đi học đạt trình độ trên chuẩn , tổ chức nghiêm túc cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, vì vậy chất lượng đại trà được nâng lên rõ rệt, số học sinh giỏi ngày một tăng. 
4.Cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục .
4.1 Xác định rõ công tác giáo dục muốn đạt được kết quả cao , cần phải tranh thủ sự quan tâm của các cấp , các ngành , các cơ quan đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy nhà trường đã tranh thủ sự chỉ đạo của phòng giáo dục , các đồng chí lãnh đạo huyện . Cùng hội đồng giáo dục , hội khuyến học , hội phụ huynh học sinh đã liên tục làm tham mưu cho Đảng ủy và chính quyền địa phương có những đề án , chủ trương giải pháp về công tác giáo dục . Vì vậy từ chỗ ban đầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, hàng năm cơ sở vật chất được bổ sung , đến nay nhà trường đã có đủ phòng học học một ca , đủ phòng học cho các lớp ôn bồi dưỡng học sinh giỏi . Kinh phí đầu tư xây dựng trường lớp , đóng bàn ghế học sinh là 1 tỷ một trăm triệu đồng ( Trong đó kinh phí nhà nước là 250 triệu , kinh phí địa phương 550 triệu và nhân dân đóng góp là 300 triệu đồng ).
4.2 Quan tâm đầu tư mua sắm tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi , bố trí sắp xếp đồ dùng dạy học hợp lý tiện lợi cho việc sử dung nâng cao hiệu quả giờ lên lớp .	
Hàng năm học nhà trường giao cho các tổ chuyên môn già soát lại toàn bộ tài
 liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi , lập kế hoạch đề nghị bổ sung thêm các loại tài liệu mới , tự biên soạn chương trình chuyên sâu phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi . Nhà trường đã chủ động tiếp cận với phòng giáo dục Bá thước , sở giáo dục Thanh Hóa , trường chuyên Lam sơn Thanh Hóa , các trường trung học cơ sở có chất lượng cao ở thành phố Thanh Hóa , sưu tầm các bộ đề các kỳ thi học sinh giỏi làm cơ sở định hướng cho quá trình ôn luyện học sinh giỏi các năm . Mỗi năm đâù tư nguồn kinh phí mua sắm tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lên đến hàng triệu đồng , hiện nay nhà trường có đủ tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi .
	Nhà trường đã đầu tư mua sắm các giá , tủ để sắp đặt thiết bị , đồ dùng thí hóa nghiệm , tranh ảnh bản đồ một cách khoa học tiện lợi cho quá trình sử dụng của giáo viên , góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng .
	Huy động các tổ chức , các nhân , các nhà doanh nghiệp tự nguyện đớng góp kinh phí xây dựng quỹ khuyến học . Quỹ khuyến học và từ nguồn ngân sách quan tâm thưởng cho các giáo viên giỏi , học sinh giỏi . Những năm đầu thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường đã mạnh dạn đưa ra mức thưởng cho mỗi giải nhất của học sinh từ cấp huyện trở lên được thưởng 300 ngàn đồng và thưởng cho giáo viên ôn luyện học sinh đó 300 ngàn , mỗi giải thấp hơn liền kề giảm mức thưởng đi 50 ngàn đồng . Hàng năm nguồn kinh phí của nhà trường , chi hội khuyến học và hội khuyến học của thị trấn Cành Nàng đầu tư khen thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi từ 3 đến 5 triệu đồng . 
III. Kết quả đạt được.
Nhìn lại chặng đường 5 năm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của trường trung học cơ sở thị trấn Cành nàng, đã đạt được những kết quả cụ thể sau :
1. Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi , luôn nhận được sự chỉ đạo của phòng giáo dục Bá Thước, sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương , sự ủng hộ tận tình của các bậc phụ huynh học sinh. Ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên đã nhận thức đầy đủ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng trong nhà trường . Hàng năm công tác này đều được đặc biệt quan tâm . Từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện , tạo điều kiện về con người cho đến cơ sở vật chất , kinh phí. Chính sự quan tâm này đã tạo đà đẩy mạnh phong trào thi đua “ Dạy tốt – Học tốt ” Phong trào bồi dưỡng giáo viên giỏi , học sinh giỏi .
2. Từ thực tiễn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong 5 năm qua , đã góp phần đào tạo nên một đội ngũ giáo viên của nhà trường thực sự vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, lành nghề trong các thao tác sư phạm , tâm huyết nhiệt tình trong công tác. Đội ngũ giáo viên này thực sự đóng vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, họ là vốn quý trong đội ngũ giáo viên của huyện nhà, họ đã lao động hết mình “ Tất cả vì học sinh thân yêu ” Cùng trăn trở với học sinh, tìm tòi lời giải cho những bài toán khó, những áng văn thơ hay, cùng chia sẻ khó khăn với học sinh , động viên khuyến khích các em vượt qua khó khăn để đạt được những thành tích cao nhất trong học tập , chính sự nhiệt tình say xưa của họ là “ Tấm gương sáng cho học sinh noi theo ”
Kết quả xếp loại giáo viên tính đến năm học 2004-2005
TS
Giáo viên
Số GV có giờ dạy giỏi
Cấp tỉnh
Số GV có giờ dạy giỏi
Cấp huyện
Số GV có giờ dạy khá
Số GV có giờ dạy TB
Số GV có giờ dạy yếu
Số
GV
Số
GV
Tỷ lệ
%
Số
GV
Tỷ lệ
%
Số
GV
Tỷ lệ
%
Số
GV
Tỷ lệ
%
Số
GV
Tỷ lệ
%
21
6
28,6
11
52,3
4
19,1
0
0
0
0
 Bảng 5
	So sánh kết quả ở bảng 4 và bảng 5 ta thấy , sau 5 năm phát triển và
 trưởng thành , cùng với sự lớn mạnh của nhà trường chất lượng đội ngũ giáo viên đã nâng lên rõ rệt . Từ chỗ nhà trường chưa có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, đến nay tỷ lệ giáo viên có giờ giỏi cấp tỉnh đạt 28, 6 % , giáo viên có giờ dạy giỏi cáp huyện đạt 52,3 % . Toàn trường không còn giáo viên dạy yếu và trung bình 
	Đặc biệt thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa 100% giáo viên của nhà trường năm bắt tốt nội dung của sách giáo khoa mới , thực hiện tốt các thao tác kỹ năng sư phạm , 100% giáo viên dạy các giờ của chương trình sách giáo khoa mới đạt từ khá trở lên .
3. Chất lượng các mặt giáo dục của học sinh trong nhà trường .
3.1 Kết loại xếp loại hạnh kiểm và lực học của học sinh cuối năm học 2004-2005
3.1.1 Kết quả xếp loại hạnh kiểm :
Tổng số học sinh
tốt
khá
trung bình
yếu
HS
%
HS
%
HS
%
HS
%
Toàn trường
396
306
77.2
80
20.3
10
2.5
0
0
 Bảng 6 
3.1.2 Kết quả xếp loại lực học cuối năm học .
Tổng số học sinh
giỏi
khá
trung bình
yếu
HS
%
HS
%
HS
%
HS
%
Toàn trường
396
16
4
136
34.3
236
59.7
8
2
 Bảng 7
So sánh chất lượng giáo dục đại t

File đính kèm:

  • docDE TAI THUAN.doc