Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh lớp 9 bậc THCS
Vì vậy để chuyển đổi được những thông tin trong các bài đọc hiểu thành kiến thức chung cho học sinh trong cuộc sống thường ngày chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Điều này ảnh hưởng không tốt đến qúa trình học tiếng Anh của học sinh. Để giải quyết được những khó khăn này giáo viên cần phải quan tâm đến những thủ thuật, phương pháp dạy đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 9. Từ những lý do trên tôi xin được đưa ra đề tài “Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh lớp 9 bậc THCS.”
1120099Đề tài : MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 9 BẬC THCS A. ĐẶT VẤN ĐỀ :I. Lý do chọn đề tài :II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài : B. NỘI DUNG : I. Cơ sở lý luận :II. Cơ sở thực tiễn :III. Một số kinh nghiệm vận dụng các thủ thuật để rèn luyện cho học sinh lớp 9 thực hành đọc hiểu các bài khóa tiếng Anh:IV. Kết quả đối chứng :V. Bài học kinh nghiệm :C. KẾT LUẬN :Đề tài : MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 9 BẬC THCS A. ĐẶT VẤN ĐỀ : I. Lý do chọn đề tài : Đọc là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Đối với học sinh lớp 9 bậc THCS, thông qua việc đọc hiểu các đoạn văn theo chủ điểm của từng bài các có thể nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết cho việc trau dồi thêm ngôn ngữ tiếng Anh. Nhờ các đoạn văn ngắn này các em có thể kiểm tra lại các dữ kiện có liên quan chặt chẽ với những hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Hoặc từ các bài khóa các em có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Nếu học sinh không phát huy được kỹ năng đọc hiểu thì các em rất khó tiếp thu và ghi nhớ được thông tin một cách bền vững và lâu dài. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh tại trường THCS tôi nhận thấy rằng kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh của học sinh nhìn chung còn hạn chế. Vì vậy để chuyển đổi được những thông tin trong các bài đọc hiểu thành kiến thức chung cho học sinh trong cuộc sống thường ngày chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Điều này ảnh hưởng không tốt đến qúa trình học tiếng Anh của học sinh. Để giải quyết được những khó khăn này giáo viên cần phải quan tâm đến những thủ thuật, phương pháp dạy đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 9. Từ những lý do trên tôi xin được đưa ra đề tài “Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh lớp 9 bậc THCS.” II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài :1. Mục đích : - Đề tài này được nghiên cứu và áp dụng nhằm mục đích xây dựng ý kiến đóng góp vào tiếng nói chung của công tác giảng dạy tiếng Anh tại trường. Từ những việc làm thực tiễn giúp học sinh phát huy tốt kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh đối với học sinh lớp 9 bậc THCS. - Thông qua việc nghiên cứu đề tài để đúc rút thêm những kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh lớp 9 bậc THCS. II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài : 2. Nhiệm vụ nghiên cứu : - Nghiên cứu về những phương pháp, thủ thuật và các bước dạy đọc hiểu các bài khóa trong chương trình tiếng Anh lớp 9. - Nghiên cứu để phát hiện ra những thủ thuật phù hợp với việc dạy đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh lớp 9 tại trường. 3. Đối tượng nghiên cứu :Các bài khóa trong chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9.Học sinh lớp 9 bậc THCS.II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài : 4. Phương pháp nghiên cứu : Đọc và nghiên cứu tài liệu để từ đó đưa vào áp dụng trong thực tế giảng dạy và rút ra kinh nghiệm. Thống kê và đối chiếu kết quả của học sinh qua các bài kiểm tra so với những quan điểm lý luận đã đặt ra. Quan sát qúa trình học sinh thực hành đọc hiểu trong các tiết học trên lớp. Trải qua lý thuyết và thực nghiệm trong môi trường thực tiễn để xây dựng nên đề tài. 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài : Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi dạy đọc hiểu các bài khóa tiếng Anh lớp 9 tại trường THCS. Chú trọng vào việc nghiên cứu và vận dụng các bước dạy và các thủ thuật trong tiết dạy đọc hiểu tiếng Anh 9.B. NỘI DUNG : I. Cơ sở lý luận : Theo quan điểm của một số chuyên gia Người giáo viên dạy tiếng Anh cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc và đọc hiểu đó là những khả năng như: Khả năng tập trung của học sinh, khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn, khả năng đọc một mình và đọc với người khác, khả năng quan hệ với những người bạn cùng học, khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện vv Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các hoạt động đọc. Kết quả đến nhanh hay chậm tùy thuộc vào kiến thức cơ bản mà học sinh đã có trước trong việc học tiếng mẹ đẻ, sức khoẻ, và sự nhanh nhạy trong khả năng nghe nhìn. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động đến việc học đọc của học sinh như trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Vì vậy các em cần được hướng dẫn kỹ trong việc đọc các bài khóa, để từ đó tăng thêm sự quan tâm trong chủ đề của bài khóa. Nhiều học sinh cảm thấy ngợp hoặc sợ khi phải đọc những bài khóa dài và có nhiều từ mới. Nhìn chung học sinh thường có thói quen đọc hiểu từng từ trong bài chứ chưa chú ý đến việc đọc hiểu tổng quát theo ý trong bài. Nói một cách khác là học sinh có khuynh hướng tập trung vào việc giải mã các từ trong ngôn ngữ mới trong khi lại hạn chế sự chú ý đến việc hiểu nghĩa của bài khóa. Khả năng suy luận, nói và sự hiểu biết về các khái niệm như từ, cụm từ, câu và các khái niệm khác có tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban đầu. Mức độ hiểu các bài khóa tùy thuộc vào khả năng, tư chất học tiếng của học sinh. Vậy để việc dạy đọc một bài khóa tiếng Anh có hiệu quả giáo viên cần phải chú ý đến nhiều đối tượng học sinh để từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém, kích thích được sự sáng tạo, năng động ở học sinh khá giỏi làm sao cho tiết học đọc trở nên sống động, lôi cuốn. Giáo viên cần biết kết hợp các kỹ năng nói, viết hợp lý trong tiết dạy đọc để học sinh có thể phát biểu những ý kiến, quan điểm, nhận xét của mình về đoạn văn.II. Cơ sở thực tiễn : Các bài khóa trong chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 thường được xây dựng theo các chủ điểm có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh. Tình hình học sinh thực hành đọc các bài khóa chưa đạt nhiều hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. III. Một số kinh nghiệm vận dụng các thủ thuật để rèn luyện cho học sinh lớp 9 thực hành đọc hiểu các bài khóa tiếng Anh: Trong các tiết dạy đọc hiểu các bài khóa tiếng Anh đối với học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng, giáo viên cần chia việc dạy đọc thành 03 giai đoạn: trước khi đọc (Pre reading), trong khi đọc (While reading) và sau khi đọc (Post reading). 1. Giai đoạn trước khi đọc: Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh qua một số hoạt động như: Đặt câu hỏi gợi mở và giúp học sinh đoán trước được nội dung tổng quát của bài khóa. Giáo viên nên đặt các câu hỏi gợi mở theo trình tự các diễn biến của sự kiện hay trình tự lý luận trong bài khóa. Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh đoán trước được nội dung của bài đọc, từ đó các em chuyển sang việc đọc bài văn một cách tự nhiên hơn.Ví dụ: Unit 1-READ (page 9, 10) SGK English 9Trước khi cho học sinh đọc đoạn văn nói về Malaysia, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi mở như sau:a.Is Malaysia in Asia?b.How many parts (regions) are there?c. Is the Vietnamese unit of currency “dong”?. d.What is Malaysia unit of currency?e.What is the capital of Malaysia?f. How many religions are there?g. How many languages are spoken in Malaysia? Giáo viên cũng có thể vừa đặt câu hỏi gợi mở và đồng thời cung cấp cho học sinh một số từ mới như “region, religion”. Để phần câu hỏi này không làm mất nhiều thời gian, giáo viên có thể chuẩn bị trước vào bảng phụ hoặc thực hành nói tuỳ theo đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau. Trong sách tiếng Anh lớp 9 một số bài đọc hiểu có kèm theo tranh, ảnh, giáo viên cần phải sử dụng những tranh ảnh này để hướng sự chú ý của học sinh vào nội dung của bài đọc bằng cách giúp các em đoán trước những ý tưởng và ngôn ngữ sẽ được thể hiện trong bàiVí dụ: Unit 2-READ (page 17) SGK English 9.Giáo viên sử dụng bức tranh trang 17 để hướng sự chú ý của học sinh vào bài đọc bằng một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài đọc mà học sinh sắp được học:a. What do they do?b. What are they wearing? c. Are they nice? handsome?e. Are jeans fashionable?f. Do you like jeans?2. Giai đoạn trong khi đọc: Giáo viên cần tổ chức các hoạt động cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu. Trong giai đoạn này cũng cần kết hợp những kỹ năng như nói, viết để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh. Đối với các bài khóa trong chương trình sách giáo khoa mới rất đa dạng, phong phú về các chủ điểm vì vậy giáo viên nên cho học sinh thực hành theo lối đọc mở rộng (extensive reading) nhằm mục đích khích lệ các em tự tin hơn khi tiếp xúc với các văn bản chuẩn xác. Bằng cách đọc mở rộng học sinh sẽ cảm thấy dù trình độ ngôn ngữ của các em còn hạn chế nhưng vẫn có thể hiểu một cách khái quát những gì được thông tin qua ngôn ngữ thực được dùng trong cuộc sống. Giáo viên cần phải khích lệ học sinh đọc thầm để hiểu nội dung bài khóa. Trong khi dạy đọc hiểu, giáo viên cần nêu một số câu hỏiđể hướng dẫn học sinh đọc hiểu nội dung thông tin trong bài, đồng thời cũng để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh để từ đó giáo viên có thể giải thích thêm về các chi tiết mà học sinh chưa rõ. Vì vậy những câu hỏi cần hướng sự chú ý của học sinh đến những ý tưởng chính của các đoạn văn và giúp học sinh hiểu ý nghĩa của bài văn. Giáo viên chú ý không nên đặt những câu hỏi quá khó để thách thức học sinh mà nên nêu ra những câu hỏi dễ hiểu hoặc dạng câu hỏi yes/no question để kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh. Mục đích chính là nhờ hệ thống câu hỏi giúp học sinh hiểu bài. Một vấn đề khác giáo viên cần lưu ý đến là việc tổ chức hoạt động đọc hiểu làm sao để cho tất cả các thành viên trong lớp cùng tham gia vào việc trả lời các câu hỏi. Vì lẽ đó nên giáo viên cần tổ chức lớp thành hoạt động nhóm để thảo luận và tìm ra các câu trả lời. Đây là cơ hội cho học sinh cùng học chung, thảo luận và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.Ví dụ: Unit 5-READ (page 43, 44) SGK English 9 Giáo viên chia lớp thành 03 nhóm, mỗi nhóm đọc một đoạn văn nói về mạng Internet và trả lời một số câu hỏi về đoạn văn. Nhóm 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:What does Sandra use the Internet for?Is the Internet convenient for her to get information?Can she communicate with her relatives by the Internet? Nhóm 2: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:Does Hong Hoa live in the city?Is the Internet available in the countryside?Why is it difficult for Hong Hoa to get access to the Internet? Nhóm 3: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:What do people use the Internet for?Are there bad programs and viruses on the Internet?Is it time-consuming and costly to use the Internet? Học sinh sẽ thực hành tìm câu trả lời cho các câu hỏi trong sách giáo khoa từ câu 4 đến câu 7 theo ý kiến tổng hợp từ các câu trả lời của các nhóm. Giáo viên cũng có thể cho học sinh thảo luận và viết vào giấy A3 rồi sau đó dán lên bảng và sửa chữa và bổ sung cho câu trả lời của học sinh hoàn chỉnh Hình thức trả lời câu hỏi có thể là viết hoặc nói, tuỳ theo đối tượng học sinh. Việc cho học sinh trả lời câu hỏi bằng cách nói có ưu điểm là mất ít thời gian hơn, nhưng phương pháp này có những hạn chế, đó là số học sinh có cơ hội trả lời trước lớp chỉ chiếm một phần nhỏ so với học sinh trong lớp. Giáo viên khó đánh giá được thực tế tất cả học sinh trong lớp nắm được nội dung bài đến mức độ nào. Hơn nữa đa số những em xung phong trả lời câu hỏi đều là đối tượng học sinh khá, giỏi. Thực tế cho thấy những em học lực hạn chế rất rụt rè khi phát biểu ý kiến trước lớp. Có những học sinh có thể đã xác định được thông tin cho câu trả lời nhưng các em vướng mắc trong việc diễn đạt ý kiến. Vậy để giải quyết vấn đề này ngoài việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm thảo luận, giáo viên cần phải làm tốt giai đoạn cho học sinh nghe bài đọc và giúp học sinh phát âm các từ khó có liên quan trực tiếp đến câu trả lời về nội dung của bài đọc. Giáo viên cũng có thể lồng ghép cả hai kỹ năng nói và viết vào việc trả lời câu hỏi về đoạn văn. Tuy nhiên việc làm này có thể chiếm mất nhiều thời gian. Vì vậy chúng ta nên khuyến khích học sinh viết những câu trả lời đơn giản, ngắn gọn, mục đích chính của bài tập này là để kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh. Khi sử dụng hình thức viết để trả lời các câu hỏi về đoạn văn học sinh sẽ có thêm thời gian để suy nghĩ và khám phá, tìm hiểu nội dung của đoạn văn sâu hơn. Đối với những lớp học sinh có năng lực học tập còn hạn chế giáo viên cũng có thể chuẩn bị bảng phụ đã có ghi sẵn nội dung các câu trả lời về đoạn văn để đưa ra cho học sinh so sánh đối chiếu khi các em đã thực hành xong bài tập trả lời bằng cách nói trước lớp. Việc làm này giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp để tổ chức những hoạt động cho phần sau khi đọc. Giáo viên cũng có thể sử dụng bảng phụ để cho học sinh làm một bài tập trắc nghiệm trước khi cho học sinh trả lời câu hỏi về đoạn văn. Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tìm thông tin cho các câu trả lời về nội dung của đoạn văn, tiết kiệm được thời gian trên lớp để dùng vào các hoạt động trong phần sau khi đọc. Ví dụ: Unit 2-READ (page 19,20) SGK English 9Multiple choice:The word “Jeans” comes from ______________A. Asia B. Europe C. Africa D. America2. The 1960s fashions were ____________A. shirts B. shorts C. jeans D. skirts3. More and more people begane wearing jeans in the 1970s because they became ______________A. cheaper B. stronger C. more fashionable D. better4. Finally jeans became high fashion clothing in the _____________A. 1960s B. 1970s C. 1980s D. 1990s5. The sale of jeans stop growing because of ______________A. wars B. the worldwide economic situationC. designers D. styles of jeans 3. Giai đoạn sau khi đọc: Để tổ chức hoạt động cho học sinh học tập phần củng cố này hiệu quả, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh thực hành các phần trước và trong khi đọc trôi chảy để học sinh có đủ thời gian cho phần sau khi đọc. Giáo viên cần tổ chức một số hoạt động để nhằm mở rộng việc khai thác nội dung bài đọc và phát triển một số kỹ năng khác như nói, viết. Các dạng bài tập phần sau khi đọc này có thể là điền vào một bảng cho sẵn để học sinh tập trung vào những điểm chính của bài đọc, đặc biệt là các bài đọc có nhiều số liệu thống kê và dữ kiện. Cũng có thể là những câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm sống, ý kiến, tình cảm, thái độ của học sinh. Bài tập phần này cũng có thể là một bài viết tóm tắt dựa trên cơ sở thông tin của bài đọc đã được học sinh thực hành vv Tóm lại để cho học sinh lớp 9 thực hành đọc hiểu một bài khóa đạt hiệu quả giáo viên cần chú ý phân bố thời gian hợp lý cho cả ba phần trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc. Tích cực làm và sử dụng các đồ dùng dạy học tự tạo để kết hợp với những thủ thuật giảng dạy đã nêu trên hợp lý, làm cho tiết học có không khí thoải mái sinh động và học sinh có nhiều cơ hội thực hành và rèn luyện kỹ năng tiếng Anh đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu. IV. Kết quả đối chứng : Qua quá trình áp dụng một số thủ thuật và kinh nghiệm trên đây cho việc dạy đọc đối với học sinh lớp 9 tôi thấy rằng đa số học sinh có được cơ hội để phát biểu ý kiến và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu đoạn văn. Đặc biệt đối với học sinh yếu kém đã mạnh dạn hơn trong khi trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các hoạt động học tập về kỹ năng đọc hiểu V. Bài học kinh nghiệm : 1. Để tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hành tốt kỹ năng đọc hiểu, giáo viên cần phải đầu tư thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học tự tạo phong phú để tạo điều kiện cho học sinh thực hành trôi chảy các hoạt động có liên quan đến nội dung của bài đọc. 2. Trong một tiết dạy đọc hiểu, giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động phù hợp cho các phần trước, trong và sau khi đọc để giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Giáo viên cần định hướng và phân bố thời gian cho các phần phù hợp để tiết học đạt kết quả tốt. 3. Giáo viên cần phải sử dụng nhiều hình thức về đồ dùng dạy học như bảng phụ, tranh, ảnh để giúp học sinh không cảm thấy nhàm chán trong giờ học đọc hiểu. 4. Giáo viên không nên quá chú trọng việc đọc lớn tiếng và cho học sinh đọc từng từ trong bài khóa, giáo viên nên hướng học sinh đọc để rút ra ý tổng quát về bài khóa. 5. Giáo viên cần chú ý đến đối tượng học sinh yếu kém trong khi thực hành đọc hiểu để kịp thời sửa chữa lỗi sai cho học sinh hoặc giúp đỡ các em tháo gỡ những vướng mắc về ngữ nghĩa và cách đọc một số từ khó có liên quan đến câu trả lời về đoạn văn. C. KẾT LUẬN : Đọc là một trong bốn kỹ năng mà học sinh cần được rèn luyện. Đọc giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức về thế giới xung quanh, nhờ các bài khóa các em có thể nắm bắt thêm những thông tin trong một số lĩnh vực như văn hóa, khoa học kỹ thuật. Đồng thời thông qua hoạt động đọc học sinh nắm và ghi nhớ kiến thức, ngôn ngữ và rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ. Đọc tạo cho học sinh thói quen và lòng đam mê đọc sách. Chính vì vậy chúng ta cần phải sử dụng những thủ thuật dạy hấp dẫn, thích hợp để giúp cho việc dạy đọc cho học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng đạt được những kết quả tốt đẹp. Trên đây là một số kinh nghiệm vận dụng một số thủ thuật và hoạt động trong tiết dạy đọc của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy tại trường. Trong quá trình viết đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong sự góp ý xây dựng từ các thầy cô và đồng nghiệp để đề
File đính kèm:
- chuyen_de_tieng_anh_9.ppt