Một số vấn đề cơ bản về xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực

NĂM QUY TẮC GIÁO DỤC HỌC SINH “CHƯA NGOAN”

Quy tắc 2H (Hiểu rõ- Hợp tác)

(Quy tắc này sẽ giúp GV chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với gia đình những khó khăn trong việc dạy dỗ các em, gia đình sẵn sàng hợp tác với GVCN để giáo dục con em mình.Vấn đề ở đây là các em cần phải được giáo dục để hiểu, nhận ra và chống lại tác động tiêu cực của người và sự việc xấu bằng sự quan tâm của gia đình và của GVCN).

- Quy tắc 2Q (Quan tâm- Quan sát)

- Quy tắc 2N (Nghiêm khắc- Ngọt dịu)

 

ppt24 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề cơ bản về xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂNTHIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Trao đổi theo nhóm về các vấn đề: Đặc điểm của địa phương, nhà trường khi tiếp tục thực hiện phong trào ? 2. Lựa chọn các thứ tự ưu tiên trong 5 nội dung phong trào để đảm bảo thực hiện dứt điểm trong một khoảng thời gian cụ thể. 3.Xác định các khó khăn và tìm giải pháp giải quyết. 4. Các nội dung khác có thể tích hợp, lồng ghép ? 5. Định hướng tầm nhìn cho sự phát triển THTT,HSTC ? MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐƯA DÂN CA VÀO NHÀ TRƯỜNG 1.Sự cần thiết: - Dân ca Việt nam là những di sản văn hóa phi vật thể quý báu của cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống trên dải đất Việt Nam.Với mục đích bảo tồn và phát huy dân ca Việt Nam,chúng ta cần đưa dân ca vào trong hệ thống giáo dục quốc dân để dân ca là một thành tố âm nhạc không thể thiếu trong đời sống hiện đại, đặc biệt là đến với các em học sinh ở bậc THCS. - Đây là một trong những biện pháp góp phần giáo dục toàn diện cho HS , tạo môi trường học tập thân thiện và phát huy tính chủ động tích cực của HS.Qua những làn điệu dân ca, tâm hồn các em sẽ được bồi đắp phong phú hơn, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn hơn, cảm thụ âm nhạc dân tộc đa dạng hơn,… 2.Mục tiêu: - Nhà trường hướng dẫn cho HS biết hát 1số làn điệu dân ca tiêu biểu, tiếp cận với các hình thức biểu diễn dân ca và có những hiểu biết nhất định về dân ca các vùng miền của đất nước…. - Góp phần phát triển toàn diện,hài hòa nhân cách của HS;hỗ trợ và tăng cường hiệu quả việc giảng dạy bộ môn âm nhạc trong các giờ chính khóa và ngoại khóa. 3. Nội dung: - Sưu tầm – tuyển chọn dân ca các vùng miền của đất nước - Cung cấp một số kiến thức sơ lược, khái quát về dân ca và nhạc cụ dân tộc; về các hình thức sinh hoạt âm nhạc dân gian và nêu lên tác dụng của âm nhạc với đời sống xã hội. - Dạy điểm một số tiết cho HS THCS ở một số địa phương biết hát làn điệu dân ca phổ biến và đặc sắc của các vùng miền góp phần giới thiệu và quảng bá dân ca Việt Nam. - Hướng dẫn GV và HS sử dụng dân ca vùng miền vào các hội diễn văn nghệ tập thể hoặc hội diễn của trường, lớp hay cộng đồng. - Tăng cường cho HS nghe nhạc để từ đó giới thiệu về nhạc cụ dân gian, dân ca, các thể loại âm nhạc phổ biến của các vùng miền trên đất nước. 4. Sản phẩm: 5. Kết quả cụ thể (Tài liệu trang 146- 148) * Một số tài liệu: * Về bộ sản phẩm: * Về triển khai điểm: (Kết quả thu được qua việc triển khai dạy điểm và khảo sát thực tế ở một số trường THCS) * Biện pháp đưa các làn điệu dân ca vào nhà trường: - Tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ,giới thiệu làn điệu dân ca ở địa phương. - Tổ chức lựa chọn các làn điệu dân ca dự kiến đưa vào trường học theo thứ tự ưu tiên. - Giới thiệu cho cán bộ GVvà một số HS tự nguyện tham gia; xây dựng các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ… - Ở những nơi có điều kiện , có thể đưa sân khấu âm nhạc vào nhà trường qua việc phối hợp với các đoàn nghệ thuật ở địa phương. Kết hợp giới thiệu trong nội dung các tiết âm nhạc và tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một số lưu ý khác : GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC (TÀI LIỆU THAM KHẢO) NĂM QUY TẮC GIÁO DỤC HỌC SINH “CHƯA NGOAN” Quy tắc 2H (Hiểu rõ- Hợp tác) (Quy tắc này sẽ giúp GV chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với gia đình những khó khăn trong việc dạy dỗ các em, gia đình sẵn sàng hợp tác với GVCN để giáo dục con em mình.Vấn đề ở đây là các em cần phải được giáo dục để hiểu, nhận ra và chống lại tác động tiêu cực của người và sự việc xấu bằng sự quan tâm của gia đình và của GVCN). - Quy tắc 2Q (Quan tâm- Quan sát) - Quy tắc 2N (Nghiêm khắc- Ngọt dịu) - Quy tắc 2Đ (Động viên- Định hướng) - Quy tắc 2T (Tâm huyết- Trách nhiệm) Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có được năng lực “cảm hóa” HS. ** Hy vọng 5 quy tắc này sẽ là kênh thông tin giúp GV, phụ huynh, các nhà quản lý giáo dục tham khảo nhằm từng bước hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên. (Nguyễn Đức Vũ-GV THPT Tháp Chàm,Ninh Thuận). MỘT VÀI NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI HIỆUTRƯỞNG (GVC. Hoàng Minh Hùng-Trường CBQLGD TP. Hồ Chí Minh) 1. Hãy lắng nghe ý kiến của GV dù đó là ý kiến sai. Hãy có thái độ chăm chú với những ý kiến phê bình và những kiến nghị của họ. 2. Hãy đối xử công bằng với GV,CNV 3. Hãy lịch sự, đừng bao giờ cáu gắt với cấp dưới. 4. Hãy luôn luôn cảm ơn cấp dưới vì những việc họ làm tốt. 5. Đừng phê bình GV khi có mặt người thứ 3. Phê bình công khai trước tập thể là bước cuối cùng trong quản lý khi mọi biện pháp giáo dục khác đã không còn hiệu quả. 6. Đừng bao giờ sử dụng quyền lực của mình nếu các biện pháp khác chưa được sử dụng hết. Nhưng đã đến trường hợp cuối cùng này thì hãy dùng quyền lực cao nhất mà bạn có. 7. Niềm nở và lịch thiệp,hãy luôn luôn nở nụ cười trên môi. “Nụ cười không làm nghèo người ban phát nó nhưng làm giàu cho người nhận nó rất nhiều.” 8. Hãy đối xử với người khác như ta muốn người khác đối xử với mình. 9. Phải biết khen thưởng và trừng phạt. Người ta thích một người lãnh đạo cương quyết,có bạn lĩnh hơn là một người nhu nhược. 10. Biết thừa nhận sai lầm khi bản thân mắc sai lầm. Để tránh sai lầm , phải học cách bàn bạc với mọi người và chú ý lắng nghe ý kiến của họ. Học trò Khổng Tử đã từng bày tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ đối với thầy vì “Thầy biết nghe và làm theo lời khuyên đúng dù đó là lời khuyên của kẻ hành khất”. MỘT SỐ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM * Sở GD&ĐT Vĩnh Long: Cụ thể hóa 5 nội dung XD THTT,HSTC của Bộ thành 9 tiêu chí cụ thể có tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ và dễ trang trí xung quanh sân trường. 	- Tiêu chí đánh giá ( Dễ nhớ, cụ thể): 	1. Lớp học thông minh 	2. Sân trường mát dịu 	3. Vui chơi lành mạnh 	4. Kỹ năng mai sau 	5. Giao tiếp thân thiện 	6. Thăng tiến tay nghề 	7. Phụ huynh tận tình 8. Quản lý năng động 9. Đổi mới phát triển. Cách vẽ và treo bảng tiêu chí(để phấn đấu): Để tác động và tạo sự chú ý cho học sinh, phụ huynh và cộng đồng, 9 tiêu chí vẽ thành 9 bảng treo ở các gốc cây trong sân trường để HS có thể đọc được cả 2 mặt (mặt trước ghi tên tiêu chí, mặt sau ghi những nội dung của tiêu chí đó). PP TẠO HỨNG THÚ TRONG VIỆC DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CẤP THCS 1. Sử dụng những hình ảnh trực quan sinh động. 2. Kể những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống và lồng vào bài học với những đoạn nhạc. 3. Phương pháp xử lý tình huống kết hợp với tiểu phẩm 4. Phương pháp nêu gương người thật, việc thật NGÀY HỘI DÂN GIAN- HOẠT ĐỘNG MỚI TRONG PT THI ĐUA XÂY DỰNG THTT, HSTC - Xây dựng ngày hội dân gian trong trường học phục vụ phong trào thi đua xây dựng THTT,HSTC vừa giúp HS uống nước nhớ nguồn, hiểu sâu về lịch sử, nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng của cha ông,nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt, có dịp trở về cội nguồn của dân tộc, vừa giúp HS hình thành các kỹ năng sống. - Được tổ chức riêng trong sân trường hoặc lồng ghép trong các đợt cắm trại. Các nội dung trong ngày hội phải có đông người tham gia, gắn với truyền thống.Học sinh có thể học tập từ cha mẹ, người thân, từ sách vở, với những vật liệu rẻ tiền, dễ tìm,sẵn có ở địa phương. Nội dung bao gồm: + Sân chơi về THTT,HSTC thông qua trò chơi,hoạt động tương tự như “Rung chuông vàng”, “Đấu trường 100”. Nội dung xoay quanh hiểu biết về mục tiêu,yêu cầu cụ thể về 5 nội dungTHTT,HSTC. + Trò chơi dân gian ( khoảng 4-5 hoạt động- giao cho CLB trò chơi dân gian phụ trách). + Ẩm thực dân gian + Văn hóa dân gian( trưng bày các loại tranh cổ của dân tộc, thư pháp Việt, hình ảnh khoa cử ngày xưa, cách thắt lá dừa thành con chim,máy bay, cây kèn…) + Văn học dân gian ( Dưới hình thức giới thiệu, hỏi đáp, điền thế, giải ô chữ - CLB Văn học phụ trách) + Văn nghệ dân gian ( Nơi thể hiện tài năng ca hát ,nơi trưng bày sản phẩm các làng nghề truyền thống địa phương và tôn vinh các nghệ nhân đang giữ các nét đẹp truyền thống này ). (TrầnHoàng Túy- Sở GD &ĐT Vĩnh Long) 

File đính kèm:

  • pptMOT SO VAN DE CO BAN VE XAY DUNG TRUONG HOC THANTHIEN HOC SINH TICH CUC.ppt