Một số vấn đề về tâm lí học dạy học ở Tiểu học

3 - Tâm lí học về giáo dục đạo đức cho HS tiểu học:

 Giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhân cách của thế hệ trẻ phát triển đúng về mặt đạo đức , tạo cơ sở để các em ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của cá nhân với bản thân , với người khác , với xã hội ,làm cho các em nắm được các mối quan hệ đạo đức mới là các mối quan hệ thể hiện sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội .

Mục tiêu GD đạo đức cho học sinh là:

 Cung cấp kiến thức cơ bản phù hợp lứa tuổi về chuẩn mực hành vi đạo đức và cách thức thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ với bản thân, cộng đồng, gia đình, môi trường tự nhiên. Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của bản thân và những người xung quanh, kỹ năng lựa chọn và thực hiện hành vi ứng xử, giao tiếp trong quan hệ với bạn bè, cộng đồng.

 Từng bước hình thành thái độ yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt và không đồng tình với những hành vi thiếu văn hóa.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Một số vấn đề về tâm lí học dạy học ở Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÍ HỌC DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
1 - Tâm lí học về sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học:
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam
Trí tuệ là hệ thống kiến thức được biểu hiện ở mặt nhận thức và sáng tạo. Nhận thức được bản chất của tình huống mới do người khác đưa ra hoặc tự mình nêu ra vấn đề cần giải quyết. Sáng tạo công cụ mới, phướng pháp mới, cách thức mới, phù hợp với hoàn cảnh mới.
Việc hình thành và phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thống nhất và có hệ thống đặc biệt là khi trẻ em còn học ở trường phổ thông.	
Hình thành và phát triển trí tuệ cho trẻ em bậc tiểu học cần thay đổi cấu trúc, nội dung tài liệu dạy học. Phải xây dựng nội dung dạy học thích nghi trình độ sẵn có của trẻ, mà đòi hỏi trẻ phải có trình độ cao hơn, có phương thức hoạt động trí tuệ phức tạp hơn.
Có 4 giai đoạn phát triển trí tuệ:
	- Giai đoạn cảm giác và vận động (0 – 2 tuổi): Trẻ chỉ phản ứng với cảm giác (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác) đối với cử động của các em.	
- Giai đoạn tiền thao tác (2 – 7 tuổi): Thao tác trí tuệ được tiến hành trong trí óc thay cho thao tác chân tay. 
	- Giai đoạn thao tác cụ thể (7 – 11 tuổi): Đây là những năm chủ yếu ở trường tiểu học. Học sinh có thể tiến hành những khảo nghiệm khoa học như trồng rau, hoa, trong những điều kiện đất và nước khác nhau Nắm được các khái niệm phức tạp
	- Giai đoạn thao tác hình thức (11 tuổi trở lên)
2 - Tâm lí học về sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo:
Kĩ năng : Là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới. 
Kĩ xảo : Là hành động đã được củng cố và tự động hóa. Có nhiều loại kĩ xảo như: Kĩ xảo vận động, kĩ xảo trí tuệ,... 
	Một số kĩ năng, kĩ xảo cần có cho HS tiểu học: 
	- Những kĩ năng, kĩ xảo học tập (đọc, viết, tính toán,)
	- Những kĩ năng, kĩ xảo lao động (sử dụng công cụ)
	- Những kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh (biết đánh răng, rửa mặt,)
	- Những kĩ năng, kĩ xảo về hành vi (đi đứng, ngồi ngay ngắn, biết ra vào đúng lối, biết cách chào hỏi)
	Một số yêu cầu đối với việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo : 
	- Làm cho HS ham thích luyện tập (giữ vở sạch viết chữ đẹp, vượt khó học tập,)
	- Làm cho HS hiểu được cách thức luyện tập.
	- Cần chỉ ra kịp thời những sai sót của HS bằng PP hành động và sự đánh giá phù hợp với kết quả đạt được.
	- Phải tiến hành luyện tập có hệ thống và liên tục, luyện tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đên phức tạp.
	- Phải kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
	- Phải củng cố những kĩ năng, kĩ xảo và thói quen đã được hình thành.
3 - Tâm lí học về giáo dục đạo đức cho HS tiểu học:
	Giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhân cách của thế hệ trẻ phát triển đúng về mặt đạo đức , tạo cơ sở để các em ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của cá nhân với bản thân , với người khác , với xã hội ,làm cho các em nắm được các mối quan hệ đạo đức mới là các mối quan hệ thể hiện sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội . 	
Mục tiêu GD đạo đức cho học sinh là:
 Cung cấp kiến thức cơ bản phù hợp lứa tuổi về chuẩn mực hành vi đạo đức và cách thức thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ với bản thân, cộng đồng, gia đình, môi trường tự nhiên. Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của bản thân và những người xung quanh, kỹ năng lựa chọn và thực hiện hành vi ứng xử, giao tiếp trong quan hệ với bạn bè, cộng đồng.
 Từng bước hình thành thái độ yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt và không đồng tình với những hành vi thiếu văn hóa. 
1 - Hình thành thói quen hành vi đạo đức có văn hoá :
	Bậc tiểu học có vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh . Cơ sở đạo đức cần xây dựng cho các em lứa tuổi này là các thói quen hành vi theo đúng những chuẩn mực hành vi đạo đức nhân đạo của loài người , thể hiện những mối quan hệ của các em đối với những người xung quanh , với bổn phận trách nhiệm của mình ở trường , ở nhà , ở nơi công cộng  Những thói quen hành vi đạo đức chiếm một địa vị đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục nhân cách cho HS . Các thói quen hành vi đạo đức ở tiểu học được hình thành bởi các hành vi tác phong , hành vi nề nếp , hành vi kỷ luật  
2 - Hình thành hành vi giao tiếp có văn hoá :
	Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người , thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin , về cảm xúc , , tri giác lẫn nhau .
Học sinh tiểu học đến trường không chỉ có học , mà còn phải giao tiếp . Giao tiếp chủ yếu diễn ra giữa cá nhân với cá nhân , cá nhân với nhóm : Dưới hình thức giao tiếp trực tiếp , giao tiếp thông qua hành động vật chất , giao tiếp bằng ngôn ngữ . Ở đây , các quan hệ của học sinh được mở rộng đòi hỏi học sinh phải giao tiếp lịch sự , làm đẹp lòng người để thể hiện là người có văn hóa . 
3 - Hình thành kĩ năng tự quản :
	Hình thành kĩ năng tự quản cho HS là một quá trình lâu dài , đòi hỏi GV phải biết áp dụng biện pháp GD thích hợp làm sao vừa tác động đến nhận thức của HS vừa bồi dưỡng HS biết cách điều khiển hoạt động tự quản . 	Thông qua các môn học có nhiều khả năng cung cấp tri thức tự quản , trong đó môn đạo đức là môn học cung cấp những tri thức có liên quan hoặc trực tiếp chỉ ra những tri thức tự quản một cách rõ ràng 
	Bước đầu HS có thể hiểu về tự quản là : “ Trật tự ; Là tự xử lí tình huống khi thảo luận nhóm; Truy bài đầu giờ ”.Trên cơ sở đó HS được củng cố và nâng cao hơn sự hiểu biết về hoạt động tự quản .

File đính kèm:

  • docxmot_so_van_de_ve_tam_li_hoc_day_hoc_o_tieu_hoc.docx