Một vài biện pháp hướng dẫn học sinh lớp ba có thói quen chấp hành tốt luật giao thông đường bộ
Tôi chuẩn bị:
- Cột đèn tín hiệu giao thông gồm: Đèn tín hiệu cho các loại xe có 3 màu: đỏ, vàng, xanh và đèn tín hiệu dành cho người đi bộ có 2 màu xanh, đỏ được gắn trên cùng một cột cao 1m5.
- Các mũ đội đầu vẽ hình ô tô, xe máy, xe đạp tượng trưng cho những người sử dụng các phương tiện đó.
Phân chia thành từng khu vực: vỉa hè, long đường, ngã tư, vạch dành cho người đi bộ.
MỘT VÀI BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP BA CÓ THÓI QUEN CHẤP HÀNH TỐT LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ MỤC LỤC I/ Đặt vấn đề:…………………………………………….................trang 3 II/ Biện pháp thực hiện:……………………………………….......trang 4 * Biện pháp thứ nhất: Đầu tư giảng dạy tốt nội dung an toàn giao thông của lớp ba………………………………….........................trang 4 * Biện pháp thứ hai: Khảo sát tình hình thực tế học sinh trong lớp tham gia giao thông , từ đó hướng dẫn các em có thói quen thực hiện đúng luật giao thông…………………………………………trang 7 MỤC LỤC * Biện pháp thứ ba: Giáo dục cho học sinh có thói quen chấp hành đúng luật giao thông đường bộ qua các môn học khác…………………………………………………………………..trang 8 * Biện pháp thứ tư: Kết hợp với phụ huynh học sinh…………………………………………………………………...trang 9 * Biện pháp thứ năm: Tuyên dương, khen thưởng, uốn nắn kịp thời…………………………………………………………………..trang 10 MỤC LỤC III/ Kết quả thực hiện:……………………………………………trang 10 IV/ Bài học kinh nghiệm:………………………………………...trang 10 Phụ lục…………………………………………………………..trang 11 Tài liệu tham khảo……………………………………………trang 12 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm qua tai nạn giao thông luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng và đã gây ra không ít khó khăn cho các nhà chức trách. Từng ngày, từng giờ những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra ở khắp nơi đã gây nên rất nhiều thiệt hại cho con người cả về vật chất lẫn tinh thần. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Do đó, theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo về Trật tự an toàn giao thông vào dạy ở các trường tiểu học nhằm giáo dục cho học sinh có hiểu biết về Luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đối với học sinh tiểu học khi còn nhỏ (lớp 1, lớp 2) thì các em đi cùng bố mẹ, lớn hơn (lớp 3, lớp 4…) các em có lúc tự đi ra đường. Trên các con đường các em đi có rất nhiều loại xe. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần biết về luật giao thông đường bộ, tức là biết cách đi đường theo đúng quy định. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Những việc này sẽ khó thực hiện khi học sinh chưa có thói quen chấp hành luật giao thông. Năm học 2006- 2007 tôi được phân công giảng dạy lớp 3. Đây là năm thứ 5 thực hiện chương trình giáo dục về trật tự an toàn giao thông. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tôi nhận thấy rằng đó là một việc làm thiết thực giúp học sinh có thói quen chấp hành luật giao thông nhằm giảm bớt các vụ tai nạn giao thông. Nhưng có một điều làm tôi băn khoăn ngay từ những tuần đầu năm học này là cứ vài ba hôm thì lại có học sinh đi học muộn vì lý do này, lý do khác. Trong đó có lý do làm tôi rất quan tâm đó là các em suýt gây ra tai nạn giao thông. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ví dụ như: Tôi hỏi, vì sao em đi học trễ vậy ? - Thưa cô ! Em đạp xe từ trong hẻm ra và tông vào cô gánh hàng rong. Lại có hôm khi tôi vừa bước vào lớp thì một số học sinh nói rằng: “Cô ơi! khi nãy qua đường mà bạn An chạy thật nhanh, suýt nữa thì bác đi xe máy đụng vào bạn. Bác dừng lại và la ghê lắm!”. Và còn nhiều trường hợp khác như đùa giỡn, đi xe đạp hàng hai hàng ba trên đường… I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Xét thấy tình trạng này kéo dài mãi thì học sinh của tôi dễ bị tai nạn hoặc gây ra tai nạn cho người khác bởi lẽ 90% học sinh lớp tôi có nhà ở trong địa bàn phường An Mỹ, phần lớn các em tự đến trường. Đó là điều làm cho cô giáo như tôi thấy mình phải có trách nhiệm đầu tư, tìm tòi, giáo dục sao cho các em có thói quen chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. Từ đó tôi đã đề ra một số biện pháp sau: II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Biện pháp thứ nhất: Đầu tư giảng dạy tốt nội dung an toàn giao thông của lớp ba. a/ Giảng dạy kết hợp hình ảnh trực quan qua tranh vẽ, ảnh chụp, tình huống có thật từ băng hình: Qua giảng dạy, tôi nhận thấy các bài học về an toàn giao thông là một nội dung khô khan. Do đó khi dạy tôi xác định rõ mục tiêu chú ý lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn và nhẹ nhàng, giúp cho các em nhớ lâu như: trực quan, đàm thoại, hồi tưởng, thực hành … II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN - Ví dụ: Khi dạy bài “Giao thông đường bộ”. Nhằm để học sinh biết quy định khi đi trên các loại đường khác nhau tôi cho học sinh xem một đoạn băng. Sau đó tôi nêu câu hỏi: - Các em nhìn thấy gì sau khi xem đoạn băng vừa rồi? (Em nhìn thấy một bạn đi xe đạp thật nhanh từ trong hẻm ra đường lớn, …) - Tôi hỏi tiếp: - Bạn đi như vậy đã đúng chưa? (HS trả lời) II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN - Vậy người đi trên đường nhỏ (đường xã, đường huyện)ra đường quốc lộ phải đi như thế nào? - Nhiều học sinh trả lời, sau đó giáo viên chốt lại: Người đi trên đường nhỏ (đường xã, đường huyện) ra đường quốc lộ phải đi chậm, quan sát kĩ khi ra đường lớn, nhường đường cho xe đi trên quốc lộ mới được vượt qua đường hoặc đi cùng chiều. Từ đó tôi kết hợp liên hệ với học sinh trong lớp những em ở địa bàn như vậy và trình bày trước lớp là khi đi các em sẽ đi như thế nào để cho cả lớp nhận xét. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN b)Tổ chức cho học sinh thực hành ngay sau mỗi bài học Bên cạnh việc việc giảng dạy kết hợp hình ảnh trực quan qua tranh vẽ, ảnh chụp, qua băng hình. Tôi còn chú ý tổ chức cho học sinh thực hành ngay sau mỗi bài học. Ví dụ khi dạy bài: “Kĩ năng đi bộ qua đường an toàn”. Sau khi học sinh biết được đặc điểm con đường an toàn, kém an toàn, biết chọn nơi qua đường an toàn. Tôi tổ chức cho học sinh thực hành ngay trên sân trường. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Tôi chuẩn bị: - Cột đèn tín hiệu giao thông gồm: Đèn tín hiệu cho các loại xe có 3 màu: đỏ, vàng, xanh và đèn tín hiệu dành cho người đi bộ có 2 màu xanh, đỏ được gắn trên cùng một cột cao 1m5. - Các mũ đội đầu vẽ hình ô tô, xe máy, xe đạp tượng trưng cho những người sử dụng các phương tiện đó. Phân chia thành từng khu vực: vỉa hè, long đường, ngã tư, vạch dành cho người đi bộ. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN *Cách tiến hành: Một học sinh đóng vai cảnh sát giao thông, những học sinh còn lại được chia thành các nhóm: người đi bộ, người đi xe ôtô, người đi xe máy, người đi xe đạp. (học sinh đội mũ có vẽ hình những phương tiện giao thông đó). Khi “Cảnh sát giao thông” giơ đèn đỏ cho tuyến đường nào thì xe phải dừng lại trước vạch, còn người đi bộ được phép đi . II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Khi người điều khiển giơ đèn xanh, xe được phép đi, còn người đi bộ dừng lại. Những người phạm luật sẽ bị phạt, đứng vào một khu vực đã quy định. Với hình thức học đến đâu thực hành đến đó giúp học sinh dễ nhớ, giờ học sinh động làm cho các em như được hoà mình vào thực tế lúc đi đường, dần dần hình thành thói quen tốt khi tham gia giao thông. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN c) Tổ chức cho học tập học tập thông qua các trò chơi Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu học. Dù không phải là hoạt động chủ đạo, song vui chơi giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ. Qua trò chơi sẽ minh hoạ một cách sinh động các mẫu hành vi đạo đức. Nhờ vậy, những mẫu hành vi này sẽ tạo được những biểu tượng rõ rệt ở học sinh, giúp các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền. Vì vậy tuỳ từng bài tôi thường tổ chức cho các em chơi trò chơi như: “Đèn xanh, đèn đỏ”, “Kết bạn”, trò chơi sắm vai… II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Ví dụ: Khi dạy bài: “Biển báo hiệu giao thông đường bộ”. Để học sinh nhận biết được các biển báo hiệu giao thông đã học mà vận dụng vào thực hiện khi đi đường. Tôi tổ chức cho học sinh chơi theo cách: Một nhóm cầm biển báo, một nhóm cầm các bảng chữ ghi tên biển. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN + Nhóm A giơ một biển báo thì nhóm B phải giơ bảng ghi tên biển đó. Ngược lại nhóm B giơ một bảng ghi tên biển báo thì nhóm A phải giơ đúng biển đó. (Giáo viên yêu cầu giơ biển nhanh (đếm 1, 2, 3) nhóm nào chưa giơ biển lên được là thua). Với hình thức vừa học vừa chơi như vậy, học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú, tạo niềm say mê học tập, giúp các em tiếp thu bài tốt mà vận dụng vào thực tế khi đi đường. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Biện pháp thứ hai: Khảo sát tình hình thực tế học sinh trong lớp tham gia giao thông , từ đó hướng dẫn các em có thói quen thực hiện đúng luật giao thông Để thuận lợi cho việc theo dõi , đánh giá hành vi của học sinh khi tham gia giao thông , tôi tiến hành khảo sát như sau: II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN a) Phân chia theo từng nhóm bạn đi đường Qua tìm hiểu thực tế, như đã nói ở trên phần lớn học sinh lớp tôi nằm trong địa bàn Phường An Mỹ, nhưng tập trung chủ yếu ở hai khối phố: khối phố 10 (phía sau trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam) và khối phố 5 (tức là khu vực gần trường Kim Đồng và Khu dân cư số 5). Từ đó tôi phân chia theo từng nhóm bạn đi đường. Cụ thể những em ở gần nhà nhau (cùng một tổ đoàn kết), các em sẽ đi và về cùng nhau (có nhóm trưởng theo dõi các bạn trong nhóm). II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN b)Tiến hành cho học sinh đánh giá mức độ an toàn của con đường mà các em đi hằng ngày theo bảng sau: II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA MỘT ĐƯỜNG PHỐ Họ và tên:………………………………..Phường: ……………………………….. Khối phố…………………………………Tổ đoàn kết số:………………………… 1. Đường phẳng, trải nhựa có dải phân cách Có Không 2. Đường có lượng xe cộ đi lại nhiều Có Không 3. Có vạch đi bộ qua đường Có Không 4. Có đèn tín hiệu giao thông và biển báo hiệu giao thông Có Không 5. Có vỉa hè rộng Có Không II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 6. Vỉa hè bị lấn chiếm Có Không 7. Có đèn chiếu sang Có Không 8. Có nhiều xe đỗ bên đường Có Không 9. Có đường sắt chạy qua Có Không 10. Có nhiều nhà, cây che khuất Có Không Nhận xét:…………………………………………………………………… Sau đó dựa vào kết quả khảo sát tôi hướng dẫn, nhắc nhở học sinh cần đi như thế nào trên từng tuyến đường cụ thể. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Ví dụ: Đoạn đường từ Khu dân cư số 5 đến trường các em theo đường khu dân cư ra đường Nguyễn Thái Học và rẽ phải sang đường Điện Biên đến trường và nhớ đi sát lề đường vì đoạn đường này không có vỉa hè. Hoặc đối với những em ở khối phố 10, khi đi học cũng như đi về các em phải qua đường lớn đó là đường Hùng Vương thì các em cần nhớ khi qua đường phải: Dừng lại trước mép đường, lắng nghe tiếng động cơ của phương tiện giao thông, quan sát xe cộ đến từ phía bên trái sau đó là bên phải: + Suy nghĩ lúc nào qua đường là an toàn + Đi theo đường thẳng, bước đi dứt khoát II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Và cuối cùng là tôi hình thành công thức và yêu cầu các em phải nhớ kĩ: Dừng lại – quan sát - lắng nghe – suy nghĩ – đi thẳng Đây là việc làm mang lại hiệu quả vì bên cạnh việc giáo viên hướng dẫn các em đi trên từng tuyến đường cụ thể thì lúc đi đường có các bạn nhắc nhở có nhóm trưởng theo dõi kết hợp với những kiến thức các em học thì các em sẽ chấp hành tốt luật đi đường. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Biện pháp thứ ba: Giáo dục cho học sinh có thói quen chấp hành đúng luật giao thông đường bộ qua các môn học khác. Song song với việc giảng dạy tốt môn an toàn giao thông thì việc giáo dục cho học sinh có thói quen chấp hành luật giao thông đường bộ thông qua các môn học khác là việc làm mang lại hiệu quả cao. Bởi lẽ các em sẽ được cũng cố kiến thức, được nhắc nhở thường xuyên. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: “Trận bóng dưới lòng đường”, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập một. Ở phần củng cố, dặn dò tôi liên hệ nhắc nhở học sinh mình không nên đá bóng dưới lòng đường vì dễ gây ra tai nạn. Hoặc khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội có bài “An toàn khi đi xe đạp”, tôi kết hợp kiến thức học sinh đã học trong chương trình an toàn giao thông để học sinh nắm lại các quy định khi tham gia giao thông hoặc giáo dục cho học sinh thông qua các môn học như đạo đức, âm nhạc… Cụ thể như thông qua các bài hát về an toàn giao thông hoặc ngay cả trong giờ học thể dục thỉnh thoảng cũng có những trò chơi vận động với nội dung giáo dục an toàn giao thông như trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN * Cách tiến hành trò chơi như sau: - Cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải. - Trước lớp là hệ thống đèn tín hiệu giao thông. - Lớp trưởng điều khiển đèn tín hiệu + Đèn xanh: Cả lớp quay tròn hai tay + Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị, trò chơi được lặp đi lặp lại nhiều lần, ai sai sẽ hát một bài. Như vậy thông qua trò chơi nhắc nhở các em có thói quen chấp hành luật giao thông đường bộ. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN * Biện pháp thứ tư: Kết hợp với phụ huynh học sinh Với tình hình thực tế như nêu ở phần đầu. Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm (2006- 2007) ngoài những nội dung thường lệ mà tôi đã báo cáo với phụ huynh, thì trong cuộc họp lần này tôi đưa ra những trường hợp học sinh trong lớp vi phạm luật giao thông và đề nghị phụ huynh kết hợp nhắc nhở để các em chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. Và đặc biệt là ngay trong cuộc họp đó tôi nhận được những ý kiến đóng góp của phụ huynh trao đổi với nhau như: II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN - Chúng ta cần quan tâm đến phương tiện giao thông cho con em mình Ví dụ như: Xe cho các em đi phải đảm bảo có thắng, lốp không quá mòn, yên các em ngồi vừa tầm …., hoặc phụ huynh khác lại có ý kiến: - Theo tôi, phụ huynh cần giáo dục cho các em có thói quen biết cách chờ đợi đèn xanh! Và nhiều ý kiến khác nữa như: - Khi phụ huynh đưa các em đi học, đi chơi …. , dù có trễ giờ phụ huynh cũng không nên vượt đèn đỏ. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến các em. Hưởng ứng việc làm của tôi, có phụ huynh đã tặng các bài thơ cho lớp để phụ huynh khác cùng nhắc nhở con em thực hiện tốt luật giao thông. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Dưới đây là một trong những bài thơ mà phụ huynh đã tặng cho lớp: Nhớ lời mẹ cha Con ơi nhớ lời mẹ cha Đừng đi bên trái, chớ ra lòng đường Phòng khi xe cộ bất thường Xảy ra tai nạn khôn lường con ơi ! Việc kết hợp với phụ huynh không chỉ giáo dục ý thức cho học sinh khi tham gia giao thông mà qua đó còn nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt luật giao thông đường bộ. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN * Biện pháp thứ năm: Tuyên dương, khen thưởng, uốn nắn kịp thời Đối với học sinh tiểu học, tuyên dương, khen thưởng là một việc làm có hiệu quả tác động đến tâm lý trẻ. Do vậy, hằng ngày hằng tuần tôi thường tuyên dương những cá nhân, tổ, thực hiện tốt các công việc nhỏ như: Xếp thẳng hàng ra khi vào lớp đi từng em một, ra về đi hàng một đi bên phải …., Song song với việc tuyên dương, khen thưởng thì việc nhắc nhở uốn nắn các em cũng là việc làm thường xuyên. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Tôi đưa việc chấp hành tốt luật giao thông như là một tiêu chí để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh. Do đó trong các giờ sinh hoạt sao, sinh hoạt lớp. Tôi đề nghị các tổ trưởng, các nhóm bạn đi đường báo cáo những em đã chấp hành tốt luật giao thông và những em chưa chấp hành tốt luật giao thông và đề nghị chấn chỉnh kịp thời. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua việc thực hiện các biện pháp trên, sang giữa học kỳ II tôi thấy có khoảng 82% học sinh trong lớp có thói quen chấp hành đúng luật giao thông đường bộ như: Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, biết chọn con đường an toàn để đến trường, biết thực hiện theo đúng biển chỉ dẫn… Và điều này cũng được phụ huynh ủng hộ qua phiếu xin ý kiến. (phụ lục kèm theo) IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ thực tế hướng dẫn học sinh lớp 3 có thói quen thực hiện đúng luật giao thông đường bộ, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ như sau: 1. Giáo viên phải thật sự yêu nghề, mến trẻ, luôn trăn trở trước những vấn đề không bình thường trong giảng dạy và giáo dục học sinh để từ đó có kế hoạch đầu tư giảng dạy thật tốt. 2. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục các em. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3. Giáo viên phải tập trung đầu tư giảng dạy thật tốt môn An toàn giao thông, đồng thời liên hệ giáo dục thông qua các môn học khác để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. 4. Thường xuyên theo dõi, uốn nắn kịp thời khi học sinh có biểu hiện vi phạm luật giao thông. 5. Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá, động viên khen thưởng học sinh kịp thời. * PHỤ LỤC PHIẾU XIN Ý KIẾN PHỤ HUYNH Để đánh giá được ý thức của học sinh lớp Ba/2 khi tham gia giao thông đường bộ trong thời gian qua, kính đề nghị phụ huynh vui lòng ghi nhận xét về việc thực hiện Luật giao thông đường bộ của con em trong thời gian qua. * PHỤ LỤC PHIẾU XIN Ý KIẾN PHỤ HUYNH - Biết phân biệt các loại đường bộ và cách đi trên các con đường đó một cách an toàn: Có , Không - Biết nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo khi đi đường: Có , Không - Biết đi trên vỉa hè: Có , Không * PHỤ LỤC PHIẾU XIN Ý KIẾN PHỤ HUYNH - Biết tuân thủ đúng tín hiệu giao thông: Có , Không - Biết băng qua đường đúng phần đường dành cho người đi bộ: Có , Không - Biết thực hiện đúng hành vi an toàn khi đi ô tô, xe buýt: Có , Không - Có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ: Có , Không * TỔNG HỢP TỪ KẾT QUẢ PHIẾU XIN Ý KIẾN PHỤ HUYNH - Biết phân biệt các loại đường bộ và cách đi trên các con đường đó một cách an toàn: 85% - Biết nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo khi đi đường: 80% - Biết đi trên vỉa hè: 100% * TỔNG HỢP TỪ KẾT QUẢ PHIẾU XIN Ý KIẾN PHỤ HUYNH - Biết tuân thủ đúng tín hiệu giao thông: 90% - Biết băng qua đường đúng phần đường dành cho người đi bộ: 80% - Biết thực hiện đúng hành vi an toàn khi đi ô tô, xe buýt: 85% - Có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ: 82% * TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên về Giáo dục an toàn giao thông lớp 1, 2, 3. NXB Giáo dục, 2003. 2. Luật giao thông đường bộ và một số văn bản hướng dẫn. NXB Giao thông vận tải, 2003. 3. Website của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia ( Website của Bộ giao thông vận tải ( * TÀI LIỆU THAM KHẢO 4. Website của Uỷ ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Nam ( 5. Báo Bạn đường – Cơ quan của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia Trên đây là một vài suy nghĩ và biện pháp tôi đã thực hiện khi hướng dẫn học sinh có thói quen chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ. Rất mong sự giúp đỡ, đóng góp của quý vị đại biểu và đồng nghiệp!
File đính kèm:
- An toan Giao thong.ppt