Nâng cao kết quả học tập môn Toán bằng hình thức tổ chức hoạt động nhóm ở lớp 6A4 trường THCS Tân Đông

1.1. Kiến thức:

- HS biết:

+ Hoạt động 1: * Biết quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc).

+ Hoạt động 2: * Biết biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.

- HS hiểu:

+ Hoạt động 1: * Hiểu được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc).

+ Hoạt động 2: * Hiểu tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.

1.2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được: Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc).

- HS thực hiện thành thạo: Bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc.

1.3. Thái độ:

- Thói quen: Chăm chỉ làm bài tập, tích cực sửa bài.

 - Tính cách: Cẩn thận trong tính toán.

 

doc39 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2940 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao kết quả học tập môn Toán bằng hình thức tổ chức hoạt động nhóm ở lớp 6A4 trường THCS Tân Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
iểm trung bình của lớp 6A4 cao hơn điểm trung bình lớp 6A6 là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn .
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,86 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm giúp học sinh nâng cao kết quả học tập môn Toán là lớn.
3. Bàn luận:
- Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình cộng là 7,9. Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng là 6,6. Độ chênh lệch điểm số giữa 2 lớp: ĐTB lớp 6A4 – ĐTB lớp 6A6 = 7,9 – 6,6 = 1,3. Điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm và điểm trung bình cộng của nhóm đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. Điểm trung bình cộng của lớp được tác động có cao hơn lớp đối chứng.
- Chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm là SMD = 0,86. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
- Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p = 0,04 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. 
Để thực hiện có hiệu quả không những chỉ có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo các bước lên lớp của giáo viên mà còn phụ thuộc rất nhiều ở sự hợp tác của học sinh với học sinh, của học sinh với giáo viên. Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên phải luôn bao quát lớp, động viên khuyến khích các em tham gia vào quá trình hoạt động nhóm nói riêng và học tập nói chung. Đồng thời, giáo viên cần gần gũi, quan tâm, giúp đỡ các em và biểu dương khen ngợi kịp thời.
	Tuy nhiên, khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng này còn có những hạn chế như Tốn khá nhiều thời gian cho các nhóm trình bày và cũng khá ồn ào nếu tổ chức lớp học chưa khéo léo; Đòi hỏi giáo viên phải chuẩn xác khi nhận xét các nhóm; Ngoài ra, để đầu tư cho học sinh thông thạo với cách làm việc theo nhóm ban đầu hướng dẫn khá công phu.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận: 
	Để nâng cao chất lượng dạy và học, hình thức tổ chức hoạt động nhóm cũng có thể coi là phương pháp không thể xem nhẹ. Tôi đã áp dụng và thấy có hiệu quả. Thông qua hoạt động nhóm, học sinh thể hiện vai trò chủ động, tích cực sáng tạo, tự chiếm lĩnh kiến thức, cùng thúc đẩy nhau học tập, tự tin giao tiếp, hợp tác thích nghi thân thiện, tiết học nhẹ nhàng, sinh động, vui vẻ. Tạo điều kiện cho các em giúp đỡ nhau trong học tập hơn. Từ đó kết qủa học tập của các em sẽ tốt hơn Đồng thời giáo viên có nhiều cơ hội lắng nghe ý kiến học sinh và học sinh cũng có nhiều cơ hội lắng nghe ý kiến của nhau. 
	Trên đây là những kinh nghiệm chủ quan mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy với kết quả khách quan đối với lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Tuy chưa phải là một kinh nghiệm hoàn toàn mới mẻ nhưng tôi hi vọng nó cũng giúp cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. 
2. Khuyến nghị:
	Đối với các cấp lãnh đạo: 
	Cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu chọn ra các phương pháp dạy học hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của từng môn học; Động viên, giúp đỡ những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. Cần quan tâm hơn nữa tới cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học để chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Từ đó, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước để đất nước ta ngày càng giàu mạnh.
	Đối với giáo viên: 
	Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. Luôn đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách áp dụng các phương pháp một cách linh hoạt, phù hợp với lớp mình giảng dạy.
	Trên đây là kết quả nghiên cứu chủ quan của tôi trong quá trình giảng dạy, tôi tin rằng đề tài này có tính thực tiễn cao. Mong qúy thầy cô giáo và đồng nghiệp góp ý để đề tài được áp dụng rộng rãi trong đơn vị, trong huyện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 
	Đây cũng là ý kiến của cá nhân tôi nên chắc chắn khi trình bày nghiên cứu này vẫn còn hạn chế. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của Hội đồng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Tôi xin chân thành cám ơn!
	Tân Đông, ngày 12 tháng 4 năm 2014
	 Người thực hiện
 	 Trần Thị Loan
1. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Tài liệu tập huấn: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, theo dự án Việt - Bỉ của Bộ Giáo dục & Đào tạo, năm 2010.
- Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông.
- Sách giáo khoa Toán 6.
- Sách bài tập Toán 6. 
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán THCS. 
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU KÈM THEO
Ví dụ minh chứng:
Ngay từ đầu, tôi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh một các hợp lí, giúp các em tham gia thảo luận đều có thể nhìn thấy nhau để thảo luận một cách thuận lợi nhất. Chia lớp 6A4 ra thành 4 nhóm, có khi 6 nhóm. Mỗi nhóm gồm 5 đến 10 học sinh một nhóm trong đó không có nhóm nào chỉ gồm học sinh trung bình, yếu và kém.
Trong cuộc thảo luận tôi không can thiệp sâu vào cuộc thảo luận mà phải phát huy tính tích cực của mỗi em. Tôi chỉ can thiệp khi cuộc thảo luận đi chệch hướng. Giáo viên với tư cách là chuyên gia sẽ giúp đỡ, dẫn dắt học sinh đến những cấp độ hiểu biết cao hơn.
	Để thực hiện phương pháp này có hiệu quả tôi đã chuẩn bị khá công phu, có thể chia ra thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
	Trước khi lên lớp, giáo viên chuẩn bị:
	- Xác định những vấn để thảo luận trong nhóm.
	- Xác định chia lớp ra làm các nhóm. Xác định nội dung thảo luận của mỗi nhóm sao cho “vừa sức”. Vì nếu vấn đề quá khó, học sinh không đủ khả năng giải quyết, ngược lại vấn đề quá dễ, khiến học sinh không có gì phải làm. Cả hai trường hợp này đều có thể làm giảm đi độ “nóng” của bầu không khí trong lớp. 
	- Xác định hoạt động này cần bao nhiêu thời gian.
	- Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết.
	- Xác định học sinh phải chuẩn bị những gì.
	- Soạn kế hoạch bài học cho phù hợp với việc thảo luận nhóm.
	Phải hướng dẫn kỹ cách làm việc theo nhóm ngay từ lần đầu tiên và cho học sinh nhận biết vai trò và trách nhiệm của bản thân trong nhóm. Theo dõi và phân nhóm phù hợp và phù hợp với nội dung bài học.
 	* Chuẩn bị của học sinh:
	- Chuẩn bị những dụng cụ học tập mà giáo viên đã dặn dò.
	- Học bài, làm bài tập cũ và chuẩn bị bài mới.
Giai đoạn 2: Tiến hành thảo luận 
	Gồm 3 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Bước 2: Học sinh thảo luận.
	Trong quá trình thảo luận, là người giáo viên, tôi khích lệ các em làm việc. Tôi chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp thời để mang lại hiệu quả, đưa ra những câu hỏi gợi ý khi các em thảo luận gặp bế tắc. Lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm, hướng thảo luận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời.
 	Từ đó giáo viên có thể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng em. Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động không? Nếu có, tôi tìm cách đưa các em vào không khí chung của nhóm. Khen ngợi và khuyến khích các em nếu thật sự cần thiết. 
	Nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thời gian quy định.	
- Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
Đại diện một số nhóm lên trính bày kết quả thỏa luận trước lớp. Sau đó, tôi cho các em bổ sung, điều chỉnh, góp ý, tranh luận đúng sai xung quanh vấn đề trình bày.
Giai đoạn 3: Kết thúc hoạt động nhóm
	Giáo viên tóm tắt lại tất cả các điểm chính và làm rõ bất kì điểm nào còn khác nhau về ý kiến.
	Giáo viên chốt lại các ý kiến đưa ra định hướng đúng những vấn đề học sinh cần nhớ sau khi thảo luận.
	GV nhận xét, hệ thống hóa những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu đã đặt ra.
Học sinh ghi chép vào tập. 
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MINH CHỨNG
Tuần 16 - Tiết 48
Ngày dạy: 03/12/2013
LUYỆN TẬP
1- MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: 
- HS biết: 
+ Hoạt động 1: * Biết các quy tắc cộng hai số nguyên và các tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên .
+ Hoạt động 2: * Biết vận dụng các quy tắc cộng hai số nguyên và các tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên vào làm bài tập.
 - HS hiểu:
+ Hoạt động 1: * Hiểu các quy tắc cộng hai số nguyên.
+ Hoạt động 2: * Hiểu cách vận dụng các quy tắc cộng hai số nguyên và các tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên vào làm bài tập.
1.2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Rèn luyện kỹ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên.
- HS thực hiện thành thạo: Cộng hai số nguyên.
1.3. Thái độ: 
- Thói quen: Tích cực làm bài tập.
	- Tính cách: Cẩn thận, tự tin khi làm bài.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Ôn lại các quy tắc cộng hai số nguyên.
- Rèn luyên kỹ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên.
3- CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo Viên: Thước thẳng.
3.2. Học sinh: Làm bài tập: 41; 42; 46 (SGK/79, 80).
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Lớp 6A2: Sĩ số: …………… Vắng: ……………………………………………
Lớp 6A4 Sĩ số: ……………. Vắng: ……………………………………………
Lớp 6A6: Sĩ số: …………… Vắng: ……………………………………………
4.2. Kiểm tra miệng: (Kết hợp trong tiết luyện tập).
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Họat động 1: (Thời gian: 5 phút)
GV: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu? 
HS: Trả lời.
GV: Tổng của hai số đối nhau bằng bao nhiêu?
HS: Trả lời.
GV: Quy tắc cộng hai số nguyên khác không đối nhau dấu ?
HS: Trả lời.
GV: Nêu các tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên?
HS: Trả lời.
GV: Đưa bảng phụ chuẩn bị sẵn quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu rồi nhấn mạnh lại.
Họat động 2: (Thời gian: 30 phút)
Bài 41/SGK/ 79: Tính:
a) (-38) + 28
b) 273 + (-123)
c) 99 + (-100) + 101
GV: Yêu cầu học sinh nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu ba học sinh lên bảng làm bài.
HS: Lên bảng làm bài.
Bài 1: Tính các tổng:
a) 125 + [ (- 17) + 20 + (-125)]
b) (1031 + 748) + [57 + (-1301)]
Bài 2: Thay dấu * bằng chữ số thích hợp.
 a/ (-*6)+ (-24) = -100
 b/ 39 + (-1*) = 24
 c/ 296 + (-5*2) = -206
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm. 
Nhóm 1, 2: Câu a
Nhóm 3, 4: Câu b
Nhóm 5, 6: Câu c
Thời gian thảo luận 4 phút.
HS: Thảo luận theo nhóm.
GV: Quan sát, theo dõi HS, nhắc nhở tất cả các em đều phải tham gia thảo luận. GV: Yêu cầu một học sinh bất kì của nhóm trình bày (có giải thích).
HS: Trả lời theo kết quả thảo luận của nhóm mình.
GV: Nhận xét bài làm của các nhóm.
HS: Lắng nghe, quan sát.
GV: Tuyên dương một vài em hoạt động nhóm “Tốt”
Bài 3: Thực hiện phép tính:
(-7) + (-4) + (-13)
(+7) + (+5) + (+17)
GV: Yêu cầu hs nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.
HS: Phát biểu.
GV: Gọi 2 hs lên bảng.
HS: Làm bài.
Bài 42/ SGK/ 79: Tính nhanh:
a) 127 + [ 43+ (-217) + (-23)]
Bài 4: Tính tổng các số nguyên x thỏa mãn:
a) – 7 < x < 7
b) – 7 ≤ x < 7c) – 7 ≤ x ≤ 7
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm. 
Nhóm 1, 2: Câu a
Nhóm 3, 4: Câu b
Nhóm 5, 6: Câu c
Thời gian thảo luận 5 phút.
HS: Thảo luận theo nhóm.
GV: Quan sát, theo dõi HS, nhắc nhở tất cả các em đều phải tham gia thảo luận. GV: Yêu các nhóm treo bài của nhóm lên bảng. 
HS: Treo bài của nhóm lên bảng. 
 GV: Yêu các nhóm khác (đặc biệt là cùng câu) đối chiếu, nhận xét, bổ sung, sửa lỗi.
GV: x là tập hợp như thế nào?
HS: Đưa ra tập hợp x, thực hiện phép cộng hợp lí.
Bài 5: Tính:
(-4) + (-25) + (-26)
GV: Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?
HS: Trả lời.
GV: Muốn cộng hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Cho HS lên bảng làm bài.
HS: Lên bảng, cả lớp làm vào vở.
GV: Hướng dẫn HS làm bài 46/SGK/ 80 sử dụng máy tính bỏ túi.
Yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi tính kết quả: 
a) 187 + (-54)
b) (-203) + 349
c) (-175) + (-213)
Họat động 3: ( Thời gian: 3 phút)
GV: Nêu bài học kinh nghiệm.
HS: Nghe giảng ghi bài.
I/ Lí thuyết: (Bảng phụ).
- Muốn cộng hai số nguyên cùng dấu, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung của chúng trước kết quả.
- Tổng của hai số đối nhau bằng 0.
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta thực hiện ba bước sau:
+ Bước 1: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số.
+ Bước 2: Lấy số lớn trừ đi số nhỏ (trong hai số vừa tìm được).
+ Bước 3: Đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả tìm được.
II/ Bài tập:
Bài 41/SGK/ 79: Tính:
a) (-38) + 28 = - (38-28) = - 10
b) 273 + (-123) = 273 – 123 = 140
c) 99 + (-100) + 101 
= (99 + 101) + (-100)
= 200 + (-100) = 200 – 100 = 100
Bài 1: Tính các tổng:
a) 125 + [ (- 17) + 20 + (-125)]
 = [125 + (-125)] + [(-17) + 20]
 = 0 + 3
 = 3
b) (1031 + 748) + [57 + (-1301)]
 = [1031 + (-1301)] + (748 + 57)
 = 0 + 805
 = 805
Bài 2: 
Thay * bằng chữ số thích hợp:
a/ (-*6)+ (-24) = -100 => * = 7
b/ 39 + (-1*) = 24 => * = 5
c/ 296 + (-5*2) = -206 => * = 0
Bài 3: Thực hiện phép tính:
(-7) + (-4) + (-13)= -24
(+7) + (+5) + (+17)= +29
Bài 42/ SGK/ 79: Tính nhanh:
a) 127 + [ 43+ (-217) + (-23)]
= 127 + 43+ (-217) + (-23)
= [127 + (-127)] + [43 + (-23)]
= 0 + 20
= 20Bài 4: Tính tổng các số nguyên x thỏa mãn:
a) – 7 < x < 7x {-6; -5; -4; . . . ;4 ; 5; 6}
Tổng của các số nguyên x là
[(-6) + 6]+[(-5) + 5] + … + [(-1) + 1] + 0
 = 0 + 0 + … + 0 + 0
 = 0 
b) - 7 ≤ x < 7
 x {-7; -6; -5; -4; . . . ;4 ; 5; 6}
Tổng của các số nguyên x là:
(-7)+[(-6) + 6]+[(-5)+ 5]+…+[(-1)+ 1]+0
= (-7)+ 0 + 0 +…+ 0 + 0
= -7 
c) – 7 ≤ x ≤ 7
x {-7; -6; -5; -4; . . . ;4 ; 5; 6; 7}
Tổng của các số nguyên x là
[(-7) + 7]+[(-6) + 6]+…+[(-1) + 1]+ 0
 = 0 + 0 + … + 0 + 0
 = 0 
Bài 5: Tính:
(-4) + (-25) + (-26)
 = - (4 + 25 + 26)
 = - 55
Bài 46/SGK/ 80: Sử dụng máy tính bỏ túi:
a) 187 + (-54) = 133
b) (-203) + 349 = 146
c) (-175) + (-213) = - 388
3. Bài học kinh nghiệm:
+ Khi thực hiện phép tính cộng nhiều số ta nên cộng số âm vối số âm, số dương với số dương rồi cộng hai kết quả lại để tránh nhầm dấu.
4.4. Tổng kết: 
Câu hỏi: Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu? 
Đáp án: .
Câu hỏi: Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu? 	
Đáp án: - Tổng của hai số đối nhau bằng 0.
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta thực hiện ba bước sau:
+ Bước 1: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số.
+ Bước 2: Lấy số lớn trừ đi số nhỏ (trong hai số vừa tìm được).
+ Bước 3: Đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả tìm được.
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết này: 
+ Xem lại các bài đã làm.
+ Bài tập 43, 44 (SGK/80).
	Hướng dẫn:
	+Bài tập 43: a) 3km	b) 17km
	+Bài tập 44: Khoảng đường CA là: -3km
	 Khoảng đường AB là: 5km
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+ Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, cách lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, ôn tập các tính chất phép cộng trong chuẩn bị ôn tập học kì I tiết tiếp theo.
5- PHỤ LỤC:
LUYỆN TẬP
Tuần 19 - Tiết 58
Ngày dạy: 24/12/2013
1- MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: 
- HS biết: 
+ Hoạt động 1: * Biết quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc).
+ Hoạt động 2: * Biết biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
- HS hiểu:
+ Hoạt động 1: * Hiểu được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc).
+ Hoạt động 2: * Hiểu tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
1.2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc).
- HS thực hiện thành thạo: Bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc.
1.3. Thái độ: 
- Thói quen: Chăm chỉ làm bài tập, tích cực sửa bài.
	- Tính cách: Cẩn thận trong tính toán.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Quy tắc dấu ngoặc.
- Khái niệm tổng đại số.
- Viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
3- CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo Viên: Thước thẳng.
3.2. Học sinh: Thước thẳng.
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Lớp 6A2: Sĩ số: …………… Vắng: ……………………………………………
Lớp 6A4 Sĩ số: ……………. Vắng: ……………………………………………
Lớp 6A6: Sĩ số: …………… Vắng: ……………………………………………
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi:
Câu 1: Nêu quy tắc dấu ngoặc? (4 đ) 
Câu 2: Viết gọn công thức tổng đại số (6 đ) 
Bài tập: Tính: 
17 + 55 –( 17+3+55-7+4)
Đáp án:
Câu 1: Quy tắc SGK/
Câu 2: Quy tắc SGK/
17+55-(17+3+55-7+4)
= 17+55-17-3-55+7-4
= ( 17-17) +(55-55) -( 3+4-7)
 = 0+0-0=0
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Họat động 1: ( Thời gian: 5 phút)
GV: Nêu quy tắc dấu ngoặc? 
HS: Trả lời.
Họat động 2: ( Thời gian: 28 phút
Bài 57 (SGK/85)
GV: Gọi học sinh lên bảng sửa bài 57.a,b SGK/85
HS: Lên bảng sửa bài.
GV: Gọi hs nhận xét bài làm của bạn
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét và cho điểm.
Bài 58 (SGK/85)
GV: Gọi học sinh lên bảng sửa bài 58 SGK/ 85
HS: Lên bảng sửa bài
Bài 59.b (SGK/85)
GV: Cho học sinh làm bài 59 SGK/85.
HS: Làm bài.
GV: Hướng dẫn học sinh sử dụng quy tắc dấu ngoặc và các tính chầt của phép cộng các số nguyên 
GV: Cho học sinh khác nhận xét, sửa lỗi (nếu có).
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét và cho điểm.
Bài 60 (SGK/85):
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm bài 60 SGK/85.
a) ( 27+65) +( 346 -27-65)
b) ( 27+65) +( 346 -27-65)
Nhóm 1, 2: Câu a
Nhóm 3, 4: Câu b
HS: Hoạt động nhóm (5 phút).
GV: Quan sát, theo dõi HS, nhắc nhở tất cả các em đều phải tham gia thảo luận. GV: Yêu các nhóm treo bài của nhóm lên bảng. 
HS: Treo bài của nhóm lên bảng. 
GV: Yêu cầu đại diện một nhóm lên trình bày.
HS: Trình bày theo kết quả thảo luận của nhóm mình.
HS: Cử nhóm trưởng lên trình bày bài toán.
GV: Cho học sinh các nhóm nhận xét chéo lẫn nhau
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét và cho điểm.
1. Lí thuyết:
Quy tắc: (SGK/84).
2. Bài tập 
Bài 57 (SGK/85)
( -17) +5+8+17
= [(-17) +17] +( 5+8)
= 0+13
=13
30+12+(-20) +(-12)
= [30+(-12)] +[12+(-12)]
= 10+0
=10
Bài 58 (SGK/85)
x + 22 +(-14)+52
= x +(22+52) +(-14)
= x +74 +(-14)
= x +60
-90 –(p+10) +100
= -90 –p -10 +100
= -90 -10+100 -p
= -100 +100 –p
= 0 - p = -p
Bài 59.b (SGK/85)
b. ( -2002) –(57-2002)
= (-2002) -57 +2002
= (-2002+2002)-57
= 0-57 
=-57
Bài 60 (SGK/85):
( 27+65) +( 346 -27-65)
= 27+65+346-27-65
= ( 27- 27) +(65-65) +346
= 0+0+346
=346
b) ( 42-17) -( 42 -17 + 69 -65)
= 42 -69+17-42-17
=(42-42) +( 17-17) -69
= 0+0-69
= -69
4.4. Tổng kết: 
Câu hỏi: Nhắc lại quy tắc dấu ngoặc?
Đáp án: Quy tắc: (SGK/84).
Câu hỏi: Nhắc lại các tính chất trong một tổng đại số.
Đáp án: .
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết này: 
+ Ôn lại các kiến thức đã học.
+ Dạng tổng quát các tính chất phép cộng trong .
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+ Kết thúc học kì I. Tiết tiếp theo soạn bài: “Quy tắc chuyển vế” (vẫn ở sách Toán 6 – Tập 1).
5- PHỤ LỤC:
PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA
TRƯỚC TÁC ĐỘNG TÁC ĐỘNG
Đề kiểm tra 15 phút.
Câu 1: Thực hiện phép tính:
53: 5 + 22 . 23
Câu 2: Thực hiện phép tính:
210 – 84 : 12
Câu 3: Tìm số tự nhiên x, biết:
x – 82 = 182
Câu 4: Tìm số tự nhiên x, biết:
123 + 3 . x = 300
ĐÁP ÁN:
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
53: 5 + 22 . 23
= 52 + 4 . 8
= 25 + 32
 = 57
1 đ
1 đ
0,5 đ
2
210 – 84 : 12
= 210 – 7
= 203
1,5 đ
1 đ
3
 x – 82 = 182
 x = 182 + 82
 x = 264
1,5 đ
0,5 đ
4
 123 + 3 . x = 300
 3. x = 300 – 123
 3 . x = 177
 x = 177 : 3
 x = 59
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Tổng điểm
10 đ
PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA
SAU TÁC ĐỘNG TÁC ĐỘNG
Đề kiểm tra 45 phút
I/ LÍ THUYẾT: 
Câu 1: (0,5 đ) Phát biểu quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu? 
Câu 2: (0,5 đ) Áp dụng, tính: 
II/ BÀI TẬP: 
Bài 1: (1 đ) Tìm số nghịch đảo của các số sau:
Bài 2: ( 1 đ) Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Bài 3: ( 3,5 đ) Thực hiện phép tính:
a) 
b) 
	c) 
	d) 
Bài 4: ( 1,5 đ): So sánh hai phân số sau:
a/ 
b) và 
Bài 5: ( 2 đ): ) Tìm số nguyên x, biết:
a/ x:
	b) 
ĐÁP ÁN:
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1:
Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng các tử và giữ nguyên mẫu. 
0,5 đ
Câu 2:
0,5 đ
Bài 1:
Số nghịch đảo của các số lần lượt là: 
1đ
Bài 2:
1 đ
Bài 3:
a) 
 = 
 = 
 = 
	c) = 
 =

File đính kèm:

  • docNCKHSPUD-TRAN THI LOAN-TĐ.doc
  • xlsBANG PHU LUC 1314.xls
  • xlsBẢNG TỔNG HỢP 1314.xls
Bài giảng liên quan