Ngành động vật thân mềm (mollusca)

1.  Cấu trúc cơ thể

- Cơ thể mềm, không phân đốt nhưng ở một số nhóm vẫn biểu hiện về sự sắp xếp phân đốt của các cơ quan. Ví dụ như . Lớp Chân bụng có phần thân xoắn chóp làm cơ thể mất đối xứng, Song kinh có vỏ và Vỏ một tấm biểu hiện sự phân đốt ở lớp vỏ, ở cấu tạo hệ thần kinh.

- Hầu hết cơ thể động vật Thân mềm có đối xứng 2 bên, riêng nhóm Chân bụng (ốc) có hiện tượng mất đối xứng

- Cơ thể động vật Thân mềm thường được chia thành 3 phần là phần đầu, phần thân và phần chân nhưng nhìn chung mức độ phát triển và vị trí tương đối của các phần cơ thể có biến đổi ở mỗi lớp khác nhau.

+ Đầu: Mang các cơ quan cảm giác, có mắt.

+ Thân: Chứa nội tạng, biểu bì ở phần thân kéo dài hình thành vạt áo bao phủ thân. Khoảng trống giữa vạt áo và nội quan được gọi là xoang áo chứa cơ quan áo đảm nhận một số chức phận quan trọng như: cơ quan hô hấp, lỗ bài tiết, lỗ sinh dục .

+ Chân: Ở mặt bụng, có một túi cơ lồi ra gọi là cơ chân, đó là cơ quan di chuyển của chúng.

 

 

ppt12 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Ngành động vật thân mềm (mollusca), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA)Danh sách nhóm:	Võ Công Tiến (Nhóm trưởng)	Phan Trường An	Nguyễn Văn Tuấn Anh	Trần Văn Hải	Nguyễn Thị Hiếu	Nguyễn Đức Hoàn	Nguyễn Hưng	Phan Thị Thu Lan	Nguyễn Thị Thùy Linh	Clâu Lúc	Hoàng Trọng Nghiệp	Trương Minh Quyết	Trần Văn Thắng	Phạm Văn Thế	Võ Hoàng Xuân Triệu	Alăng Trứ	Hồ Văn VânNGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA)1.  Cấu trúc cơ thể- Cơ thể mềm, không phân đốt nhưng ở một số nhóm vẫn biểu hiện về sự sắp xếp phân đốt của các cơ quan. Ví dụ như ... Lớp Chân bụng có phần thân xoắn chóp làm cơ thể mất đối xứng, Song kinh có vỏ và Vỏ một tấm biểu hiện sự phân đốt ở lớp vỏ, ở cấu tạo hệ thần kinh.- Hầu hết cơ thể động vật Thân mềm có đối xứng 2 bên, riêng nhóm Chân bụng (ốc) có hiện tượng mất đối xứng- Cơ thể động vật Thân mềm thường được chia thành 3 phần là phần đầu, phần thân và phần chân nhưng nhìn chung mức độ phát triển và vị trí tương đối của các phần cơ thể có biến đổi ở mỗi lớp khác nhau.+ Đầu: Mang các cơ quan cảm giác, có mắt.+ Thân: Chứa nội tạng, biểu bì ở phần thân kéo dài hình thành vạt áo bao phủ thân. Khoảng trống giữa vạt áo và nội quan được gọi là xoang áo chứa cơ quan áo đảm nhận một số chức phận quan trọng như: cơ quan hô hấp, lỗ bài tiết, lỗ sinh dục. + Chân: Ở mặt bụng, có một túi cơ lồi ra gọi là cơ chân, đó là cơ quan di chuyển của chúng.	MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA NGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀMMỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỘNG VẬT THÂN MỀMNGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA)2. Hệ cơ quan bên trong- Thể xoang của Thân mềm tiêu giảm nhiều, chỉ còn lại một phần quanh tim (được gọi là xoang bao tim) và phần bao quanh tuyến sinh dục (xoang sinh dục). Phần còn lại giữa các nội quan có mô liên kết lấp đầy.- Hệ cơ: cơ trơn-  Hệ tuần hoàn: hở (máu không chảy hoàn toàn trong mạch), nhưng lại có tim có cấu tạo khá hoàn chỉnh, chia thành ngăn thất và nhăn nhĩ. Ở mực tim có một tâm thất và 2 hay 4 tâm nhĩ).- Hệ bài tiết là dạng biến đổi của hậu đơn thận.- Hệ thần kinh: theo kiểu bậc thang kép (ở nhóm Thân mềm cổ) hay dạng hạch phân tán.- Hệ tiêu hoá: Cơ quan đặc trưng là lưỡi gai (radula). Lưỡi gai (lưỡi bào - radula) là cấu trúc đặc trưng của động vật Thân mềm, cấu tạo là một khối kitin hay prôtein lát thành dưới của thực quản, mặt trên lưỡi gai có nhiều dãy răng kitin. Phần gốc của lưỡi gai có các tế bào sinh ra phần lưỡi gai bị bào mòn do qúa trình tiêu hoá. Hoạt động của lưỡi gai được điều khiển bởi các chùm cơ co và duỗi và lưỡi gai có thể thò ra ngoài cạo và cuốn thức ăn là thực vật vào miệng. Sự sắp xếp của các gai trên lưỡi gai là đặc điểm chẩn loại quan trọngNGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA)- Cơ quan hô hấp:	+ Nhóm ở nước: Hô hấp bằng mang lá đối hoặc biến đổi của mang lá đối, mang sợi, mang chính thức, mang ngăn.	+ Nhóm ở cạn: Hô hấp bằng phổi.- Hệ sinh dục: Đa số thân mềm phân tính, Một số trong chúng lưỡng tính (ốc sên).- Sinh sản và phát triển: Thân mềm sinh sản hữu tính. Trứng giàu noãn hoàng, phân cắt hoàn toàn, xoắn ốc và xác định. Nhóm cổ phát triển qua ấu trùng trochophora giống Giun đốt.3. Vạt áo và vỏ cơ thể- Vạt áo: Từ ngoài vào trong, áo gồm có 3 lớp rõ ràng là biểu bì ngoài, lớp mô liên kết và trong cùng là lớp biểu bì trong. Biểu bì ngoài của vạt áo hình thành nên vỏ bọc cơ thể với độ dày và cấu trúc khác nhau.- Vỏ cơ thể: Ngoài cùng là lớp sừng (conchyolin = periostracum) mỏng, tiếp đến là lớp caxin gồm các tinh thể hình lăng trụ khá dày, trong cùng là lớp xà cừ mỏng hơn.- Khi giữa bờ vạt áo và vỏ cơ thể có các hạt bé (cát, vật kí sinh), các tấm xà cừ được bờ vạt áo tiết ra sẽ bám xung quanh tạo thành các hạt óng ánh sắc màu gọi là “ngọc trai”.NGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA)4. Đặc điểm sinh sản của Mollusca-Có ba hình thức sinh đẻ và phương thức phát triển:	+Phát sinh trong nước: đa số các loài thuộc Bivalvia đẻ trứngvà tinh trùng vào trong nước, trứng thụ tinh và phát triển trong môitrường nước đến giai đoạn ấu trùng bánh xe mới nở.	+Phát sinh trong túi trứng: thường gặp ơ các loài thuộc lớpGastropodo, khi trứng đi qua ống dẫn chúng được bao bọc bởi một lớpvỏ hình thành túi trứng. Hình dạng của trứng tùy theo loài, hình sợinhư bún biển hay hình chuông, hình cầu.	+Phát sinh trong xoang màn áo: trứng đẻ ra được giữ lại trongxoang màn áo đến giai đoạn ấu trùng diện bản mới ra khỏi màng áo.-Phát triển phôi:	+Phôi nang: Có hai hình thức là phôi nang xoang và phôi nang đặc.	+Phôi vị: có ba hình thức là phát triển bề mặt, phát triển lõm vào bề trong và phát triển phôi tổng hợp.NGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA)5. Giá trị thực tiễn của Thân mềm- Có lợi:+ Lọc nước, làm sạch môi trường thủy vực, giảm thiểu sự ô nhiễm. Ví dụ như ở các loài trai khả năng lọc nước là rất lớn (mỗi cá thể trai sông mỗi ngày lọc được 12 lít nước một ngày), mỗi cá thể hàu làm lắng 1,0875g bùn/ngày.+ Trên cạn, động vật Thân mềm ăn lá cây.+ Một số loài cải tạo đất khi sống trong đất.+ Từ thời cổ đại, động vật Thân mềm là thức ăn dễ kiếm. Hiện nay sản lưọng động vật Thân mềm đánh bắt được chiếm khoảng 60 - 70% (3 triệu tấn, ngoài cá), chủ yếu là Thân mềm ở biển (hàu, vẹm bào ngư, trai, điệp, ngao, sò, mực nang, mực ống)... NGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA)+ Một số loài trai cho trai ngọc (Pinctada và Pteria) là mặt hàng trang sức quí giá. + Vỏ trai, ốc có lớp xà cừ dùng để làm hàng mỹ nghệ.+ Ngoài ra, vỏ trai (họ Cypreidae) còn được sự dụng để làm chuỗi hạt hay làm tiền; thân trai, ốc để làm khuy áo; vỏ bào ngư, mai mực dùng làm dược liệu, túi mực dùng làm thuốc vẽ, vỏ hến, ốc trai... dùng để nung vôi.+ Nhiều loài có giá trị chỉ thị địa tầng.- Có hại:+ Nhiều loài phá hại các công trình giao thông, tàu thuyền, ống dẫn dầu như hà bún (Teredo, Bankia), hà sông (Dreissenia), hà đá (Pholas)+ Sên trần, ốc sên, ốc bươu vàng gây hại cây trồng nghiêm trọng.+ Một số loài ốc nước ngọt là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán nguy hiểm   cho người và gia súc. Ví dụ ốc đĩa dày (Polypilyp hemisphoerula) truyền bệnh sán bã trầu (Fasciolopsis buskii) cho lợn; ốc tai (Lymnaea swinhoei) truyền bệnh sán lá gan cho trâu bò; ốc mút (Melonoides tuberculatus) truyền bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis). NGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA)- Có hại:+ Nhiều loài phá hại các công trình giao thông, tàu thuyền, ống dẫn dầu như hà bún (Teredo, Bankia), hà sông (Dreissenia), hà đá (Pholas)+ Sên trần, ốc sên, ốc bươu vàng gây hại cây trồng nghiêm trọng.+ Một số loài ốc nước ngọt là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán nguy hiểm   cho người và gia súc. Ví dụ ốc đĩa dày (Polypilyp hemisphoerula) truyền bệnh sán bã trầu (Fasciolopsis buskii) cho lợn; ốc tai (Lymnaea swinhoei) truyền bệnh sán lá gan cho trâu bò; ốc mút (Melonoides tuberculatus) truyền bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis). 

File đính kèm:

  • pptNganh_Dong_Vat_Than_Me_Molusca.ppt