Ngành giun tròn - Bài 13: Giun đũa

3. Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở Giun đũa so với ruột phân nhánh, chưa có hậu môn ở Giun dẹp thì tốc độ tiêu hoá nào cao hơn? Tại sao?

4. Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui vào ống mật? Hậu quả như thế nào đối với con người?

 

ppt24 trang | Chia sẻ: minhminh | Lượt xem: 9409 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngành giun tròn - Bài 13: Giun đũa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 NGÀNH GIUN TRÒN BÀI 13: GIUN ĐŨA Đỗ Thu Hiền – THCS Minh Đức 1.Sán lá máu 2. Sán bã trầu 3. Sán dây B. Kí sinh trong trong máu người C. Kí sinh ở ruột lợn A. Kí sinh ở ruột non người và cơ bắp trâu, bò g. Lây nhiễm qua da e. Lây nhiễm qua thức ăn. Vật chủ trung gian là ốc gạo, ốc mút f. Lây nhiễm qua thức ăn có kén sán, qua trâu, bò, lợn, gạo. Nối các số và chữ cho phù hợp KIỂM TRA BÀI CŨ: Đáp án: 1+B+g ; 2+ C +e; 3 + A+f Giun đũa NGÀNH GIUN TRÒN Người mắc giun đũa Giun đũa trong ruột người Quan sát tranh  nêu hình dạng ngoài của giun đũa và so sánh hình dạng ngoài của giun đực với giun cái? - Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì? - Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận của chúng sẽ như thế nào? Đáp án: Giun cái dài và mập hơn giun đực giúp giun đẻ nhiều trứng ( khoảng 200 ngàn trứng trong 1 ngày, đêm) Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì chúng sẽ bị dịch tiêu hóa phân hủy Quan sát tranh, kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK  nêu cấu tạo trong của giun đũa về: - Thành cơ thể - Ống tiêu hóa - Bộ phận sinh dục Quan sát hình ảnh giun đũa trong dạ dày người và cho biết chúng di chuyển như thế nào? Quan sát hình ảnh giun đũa trong dạ dày người và cho biết chúng di chuyển như thế nào? Thảo luận: 3. Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở Giun đũa so với ruột phân nhánh, chưa có hậu môn ở Giun dẹp thì tốc độ tiêu hoá nào cao hơn? Tại sao? 4. Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui vào ống mật? Hậu quả như thế nào đối với con người? Đáp án: 3.- Ruột thẳng giúp giun đũa hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều. Chất dinh dưỡng vận chuyển theo một chiều trong ống ruột thẳng: từ miệng  hậu môn. 4. Nhờ đầu giun nhỏ, cơ thể thuôn, di chuyển theo kiểu cong duỗi giúp giun luồn lách vào những chỗ chật hẹp. Tác hại: làm cho người bệnh đau bụng dữ dội, rối loạn tiêu hóa do ống mật bị tắc. - Nêu đặc điểm cơ quan sinh dục ở con đực và con cái? èng dÉn trøng èng dÉn tinh 1. Cơ quan sinh dục: - Quan sát tranh, trình bày vòng đời của Giun đũa? 2. Vòng đời giun đũa: Thảo luận: Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống liên quan gì đến bệnh giun đũa? Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong 1 năm? Đáp án Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có tác dụng phòng bệnh giun đũa vì nước ta thường có thói quen tưới phân tươi có đầy trứng giun, trứng giun theo phân ra ngoài phân tán khắp nơi, có thể có ở rau, quả, đất, nước, tay… Do trình độ vệ sinh xã hội nước ta còn thấp nên dù phòng tránh tích cực cũng không tránh khỏi mắc bệnh giun đũa. Vì thế y học khuyên nên tẩy giun mỗi năm 1 đến 2 lần. - Biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa:   * Biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa: - Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống. - Tẩy giun định kì. - Giun đũa kí sinh ở ruột non người. Chúng bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức, ống tiêu hoá có thêm ruột sau và hậu môn. Giun đũa phân tính và tuyến sinh dục có dạng ống phát triển. - Giun đũa thích nghi với kí sinh: có vỏ cuticun, dinh dưỡng khoẻ, đẻ nhiều trứng và chúng có khả năng phát tán rộng. KẾT LUẬN CHUNG CỦNG CỐ Câu 1: Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất? 1. Lớp vỏ cuticun bọc bên ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng gì? a. Tránh sự tấn công của kẻ thù. b. Thích nghi với đời sống kí sinh. c. Tránh không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa ở ruột non người? d. Cả a, b, c đều đúng. 2. Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính? a. Phân tính 	b. Lưỡng tính c. Lưỡng tính hoặc phân tính 	d. Cả a, b, và c CỦNG CỐ 3. Cơ thể giun đũa có lớp cuticun bao ngoài và lớp cơ dọc phát triển làm cho giun di chuyển như thế nào? a. Giun có kiểu di chuyển phình duỗi cơ thể xen kẽ. b. Giun có kiểu di chuyển uốn cong cơ thể và duỗi ra thích hợp với luồn lách trong cơ thể vật chủ. c Giun có kiểu di chuyển thụ động, phụ thuộc vào sự nhu động của ruột d. Cả a và b CỦNG CỐ Câu 2: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống ....... để hoàn chỉnh các câu sau: Giun đũa ............ ở ruột non người. Chúng bắt đầu có ........................ chưa chính thức, ống tiêu hóa có thêm ruột sau và ................ Giun đũa ................. và tuyến sinh dục dạng ống. kí sinh khoang cơ thể hậu môn phân tính - Học bài và làm bài tập vào vở bài tập. - Đọc “Em có biết”. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 

File đính kèm:

  • pptBai 13 Giun dua(1).ppt
Bài giảng liên quan