Ngữ văn 12 - Cảm nhận của bạn về hình tượng người lính trong khổ 3 bài thơ Tây tiến
Người lính TT thời đó hết sức thiếu thốn. Theo Trần Lê Văn
thì đồng bào thấy các chiến sỹ TT rét đã cho chiếu khoác
thay cho “áo bào”. Khi chết đồng đội dùng chiếu bó lại để
liệm vì không có quan tài câu thơ có một từ rất xứng với sự
hy sinh của người lính là từ “đất”. “Anh về đất” là về với non
sông đất nước, về với sự trường tồn, vĩnh hằng. Âm nhạc của
thiên nhiên non nước tấu lên đưa anh về nơi an nghỉ cuối
cùng : “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Cái chết của người lính nơi biên cương chẳng những làm xúc
động sâu xa những chiến sỹ đồng đội mà còn động cả lòng
trời đất. “Sông Mã gầm lên” đau đớn, tiếc thương. Khúc nhạc
bi tráng với sự hy sinh cao quý của những “hiệp sỹ” TT.
TÂY TIẾNLàm văn :Cảm nhận của bạn về hình tượng người lính trong khổ 3 bài thơ Quang Dũnga. Mb :b. Thân bài : Phân tích vẻ đẹp ngoại hình + tính cách tâm hồn Chuyển ý (MB TB) :Những kỷ niệm về Tây Tiến, về kháng chiến cứ đậm dần lên trong sự hài hoà giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực của thơ Quang Dũng. Phân tích nội dung + nghệ thuật đoạn thơBốn câu đầu :Cùng với dòng hồi tưởng đó, nhà thơ nhớ lại hình ảnh đồng đội mình, những hình ảnh độc đáo không thể phai nhoà :“Tây Tiến kiều thơm” “Đoàn binh không mọc tóc” quả là kỳ lạ ! Thời đó, đoàn quân TT hoạt động trong rừng núi phía Tây, bệnh sốt rét hoành hành, tóc rụng đến nỗi không mọc lên được. Da xanh như màu lá rừng. Bằng thủ pháp đối lập, QD miêu tả vẻ ngoài người lính tiều tuỵ song tinh thần thì vững vàng . Khí phách của họ chẳng những lấn át bệnh tật ốm yếu mà còn “dữ oai hùm” làm kẻ thù phải khiếp sợ. Họ quả thật rất mãnh liệt, mãnh liệt cả trong “mộng”, trong “mơ” :“Mắt trừng kiều thơm” Hình ảnh “mắt trừng” thể hiện ý chí quyết tâm của người lính TT trong nhiệm vụ bảo vệ biên cương, nghĩa vụ quốc tế của mình. Nhưng tình cảm, tâm tưởng thì người lính TT lại hướng về Hà Nội, quê hương thân yêu của hầu hết binh đoàn TT.Hà Nội đẹp nhất là Hồ Tây và thiếu nữ. Những chàng trai Hà Nội “chưa trắng nợ anh hùng” ra đi chinh chiến làm sao khôngmang theo trong hành trang của mình hình bóng của một“dáng kiều thơm” nào đó. Một chút lãng mạn như vậy cũng đủ nuôi dưỡng tinh thần họ trong hoàn cảnh chiến đầu gian kho,å hy sinh.Tứ thơ mơ mộng này cũng nằm trong cấu trúc chung của bàithơ “TT” là ngược – xuôi : con người, ý chí, hành động thì ngượcvề Tây song tình cảm lưu luyến thì xuôi về nơi quê hương thân yêu.Liền với tứ thơ mộng mơ ấy là là hình ảnh hy sinh cao quý củaNhững người lính TT. Từ tinh thần lãng mạn chuyển sang không khí bi tráng :“Rải rác độc hành” Lần nữa ta lại thấy QD không tránh nét những chết chóc bi thương. Người lính TT chiến đấu nơi biên cương hẻo lánh chống kẻ thù xâm lược làm sao tránh khỏi sự tổn thương sinhmạng : “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” Câu thơ chỉ có từ “rải rác” là thuần Việt, còn lại là từ Hán Việt cổ kính, gợi không khí thiêng liêng, đượm chút ngậm ngùi : “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”Đời xanh đẹp biết bao ! Còn gì quý bằng tuổi trẻ, vậy mà họ “chẳng tiếc”, cho nên sẵn sàng chấp nhận tất cả. Tự vệ thành Hà Nội đã nêu cao lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”trong cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Những người con của Thủ đô ở biên cương cũng có tinh thần “hiệp sỹ” đó. có thể gọi những chàng trai “chẳng tiếc đời xanh” này là “hiệp sỹ” cách mạng, như những người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu. Sự hy sinh của họ thật là cảm động: “Áo bào thay chiếu anh về đất”Người lính TT thời đó hết sức thiếu thốn. Theo Trần Lê Văn thì đồng bào thấy các chiến sỹ TT rét đã cho chiếu khoác thay cho “áo bào”. Khi chết đồng đội dùng chiếu bó lại để liệm vì không có quan tài câu thơ có một từ rất xứng với sự hy sinh của người lính là từ “đất”. “Anh về đất” là về với nonsông đất nước, về với sự trường tồn, vĩnh hằng. Ââm nhạc củathiên nhiên non nước tấu lên đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng : “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”Cái chết của người lính nơi biên cương chẳng những làm xúc động sâu xa những chiến sỹ đồng đội mà còn động cả lòng trời đất. “Sông Mã gầm lên” đau đớn, tiếc thương. Khúc nhạc bi tráng với sự hy sinh cao quý của những “hiệp sỹ” TT. Chuyển ý kết bài : Những trái tim “hiệp sỹ” TT nằm lại “rải rác” ở “biên cương” chắc sẽ cảm thấy êm ái khi nghe thơ QD. Bằng hội hoạ và âm nhạc, tương đài của lòng dũng cảm đã được dựng lên trong “Tây Tiến” –vĩnh hằng.c. Kết bài :QD đi kháng chiến, đến đoàn quân TT với tư cách là một tri thức có tâm hồn nghệ sỹ. Khi đặt bút làm thơ, bằng nghệ thuật điêu luyện, người đại đội trưởng ấy đã khắc hoạ chân dung những anh “Vệ trọc” với hình hài thì kỳ lạ, độc đáo, chân dung tinh thần cao quý. Xúc cảm của nhà thơ được nuôi dưỡng bằng âm nhạc vừa cổ kính vừa hiện đại, ngòi bút của ông tạc nên bức tượng đài tập thể một binh đoàn cảm tử.
File đính kèm:
- phan_tich_Tay_Tien.ppt