Nhập môn Xã hội học

Hành động truyền thống nằm trên ranh giới giữa những gì mà có thể được gọi là hành động đã được định hướng có ý thức và cùng với hành động xúc cảm đối lập kiên quyết với hành động hợp lý về mặt mục đích, vì hành động hợp mục đích được xác định bởi việc ý thức hóa tối đa, nhưng là ý thức hợp lý mục đích của hành động, cũng như phương tiện và mối liên quan giữa mục đích và phương tiện cùng hợp lý trong mọi trường hợp. Đồng thời hành động truyền thống cũng đối lập với hành động hợp lý về mặt giá trị như nó ở mức đối lập ít hơn so với hành động hợp mục đích.

Hành động truyền thống chỉ là phản ứng tự động đối với kích thích quen thuộc đang tồn tại trong một khuôn khổ tâm thế đã từng được thiết lập, “Chim bị đạn, sợ cành cong”.

Ý nghĩa của loại hành động truyền thống rất lớn, vì phần lớn những hành vi thường ngày của con người đều thấy có vai trò của thói quen. Trong khi đó độ tin cậy đối với thói quen tự nó có thể được ý thức bởi những phương thức khác nhau. M. Weber không chỉ xem xét hành động truyền thống trong một chừng mực của hành động phản xạ có ý thức (hành động này gần gũi với hành động cảm xúc) mà còn công nhận cái ý nghĩa thực chứng của nó nữa.

 

doc94 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhập môn Xã hội học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
, nó cho chúng ta một bức tranh tổng quát, một bộ khung, bộ dàn về xã hội, từ đó mà vạch ra được chiến lược xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưu. Nghiên cứu cơ cấu xã hội, đặc biệt là nghiên cứu sự phân tầng xã hội nó cho phép đi sâu vào phân tích thực trạng xã hội, nhận diện được một cách chân thực những đặc trưng và xu hướng phát triển của đất nước, từ đó có cơ sở khoa học để vạch ra những chính sách xã hội phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, và từ đó có thể quản lý, điều hành xã hội một cách có hiệu quả hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong những năm gần đây, cùng với sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là bước qúa độ chuyển biến từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, trong cơ cấu xã hội đã có những sự biến đổi căn bản ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để chủ động đưa sự nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu cao hơn nữa, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang triển khai một loạt công trình nghiên cứu khoa học về tất cả các lĩnh vực đang đặt ra trong sự nghiệp đổi mới, trong đó có nghiên cứu những đặc trưng và xu hướng chuyển đổi của cơ cấu giai cấp trong điều kiện hiện nay.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI
1. Cơ cấu xã hội - giai cấp
Khi xem xét cơ cấu xã hội - giai cấp phải xem xét nó ở hai khía cạnh: một là xem xét không chỉ các giai cấp mà cả các tập đoàn xã hội, mặt khác cần nhấn mạnh và nêu rõ những tập đoàn người hợp thành các giai cấp cơ bản của cơ cấu xã hội - giai cấp chiếm vị trí quyết định đối với toàn bộ các tầng lớp và tập đoàn xã hội khác, có vị trí quyết định đến sự phát triển và biến đổi của cơ cấu xã hội.
Cơ cấu xã hội giai cấp là một hệ thống phức tạp tồn tại tương đối độc lập, gắn liền với sự tồn tại của xã hội là sản xuất ra của cải vật chất và các mối quan hệ xã hội của con người, nó là hạt nhân quyết định sự biến đổi của cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội là một hệ thống bao gồm các nhóm xã hội khác nhau.
Như vậy, cơ cấu xã hội giai cấp bao gồm các nhóm xã hội khác nhau, các nhóm xã hội này có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội, có quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất. Căn cứ vào đó mà chia xã hội thành các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.
Ở nước ta hiện nay cơ cấu xã hội - giai cấp mang ba đặc điểm cơ bản:
* Tính chất Xã hội chủ nghĩa: Tính chất này được biểu hiện trước hết ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xác định hướng phát triển của cơ cấu xã hội giai cấp là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Khối liên minh Công - Nông - Trí là nền tảng của cơ cấu xã hội giai cấp, nền tảng của xã hội;
* Cơ cấu xã hội giai cấp còn phát triển chậm biểu hiện ở chỗ giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo chiếm một tỷ lệ lao động lớn trong dân cư. Trong khi giai cấp công nhân và trí thức còn chiếm tỷ lệ thấp;
* Cơ cấu xã hội giai cấp ở nước ta mang tính quá độ. Đó là một đặc trưng của cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kỳ chuyển hóa, có sự biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc các thành phần xã hội, có sự phân hóa các tầng lớp xã hội trong quá trình hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước.
Cơ cấu xã hội giai cấp ở nước ta hiện nay bao gồm 7 nhóm:
- Công nhân, viên chức chiếm tỷ lệ 	10,27%
- Nông dân và thợ thủ công 	30,08%
- Quân nhân - lực lượng vũ trang 	2,37%
- Trí thức (kể cả học sinh, sinh viên) 	13,52%
- Kinh doanh cá thể và tư nhân 	20,43%
- Nhóm người được xã hội bảo trợ 	 5,90%
- Các nhóm chưa xác định 	17,43 %.
Nguồn: Cương lĩnh đổi mới và phát triển, Viện Mác - Lê nin, NXB Thông tin - Lý luận, H. 1991, Tr.140).
· Giai cấp công nhân
Trong xã hội hiện đại giai cấp công nhân giữ vị trí trung tâm trong cơ cấu xã hội. Trong thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân là lực lượng lao động nền tảng của xã hội, là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo, chủ đạo, trung tâm trong quá trình biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội, là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Hiện nay giai cấp công nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, luôn gắn với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, gắn với quá trình phát triển ngành nghề đa dạng phong phú theo sự phân công lao động mới, gắn với quá trình đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp phát triển. Đồng thời đó cũng là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật nghề nghiệp của giai cấp công nhân, là quá trình trí thức hóa công nhân, xuất hiện tầng lớp công nhân trí thức.
· Giai cấp nông dân
Nông dân là lực lượng lao động trên mặt trận nông nghiệp xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, một nước kinh tế chậm phát triển. Quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì nông dân là một lực lượng đông đảo, lực lượng to lớn chiếm 66,8% lực lượng lao động xã hội. Họ vẫn là lực lượng cơ bản của nền sản xuất xã hội trong thời kỳ quá độ xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên giai cấp nông dân có xu hướng giảm tương đối vì ba lý do:
- Việc xâm nhập mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại vào nông nghiệp làm cho nông dân có sự thay đổi lớn trong đặc tính lao động và ngành nghề. Đã có một bộ phận nông dân chuyển sang các ngành nghề khác theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới Chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, nông dân một lực lượng lớn không ngừng bổ sung cho giai cấp công nhân, cho lực lượng lao động nông nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
- Về cơ cấu giai cấp - xã hội của giai cấp nông dân cũng luôn thay đổi, một bộ phận nông dân đã trở thành nông dân tập thể sản xuất trong các hợp tác xã, các tập thể lao động sản xuất khác. Một bộ phận khác thì chuyển sang lực lượng tiểu công nghiệp và công nghiệp theo sự phát triển ngành nghề của nông nghiệp ở nông thôn. Hơn nữa do sự phát triển của khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp thì đội ngũ công nhân nông nghiệp ngày càng tăng.
- Những trí thức mới, những cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, những nhà kinh doanh xuất thân từ nông dân càng ngày càng tăng làm cho trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ lãnh đạo quản lý của nông dân ngày càng phát triển.
Ba xu thế trên phản ánh xu thế chung của sự phát triển xã hội hiện đại. Đó cũng là xu thế thành thị hóa nông thôn làm cho nông thôn xích lại gần thành thị. Đó cũng là con đường xây dựng nông thôn mới dưới Chủ nghĩa xã hội.
· Trí thức
Hiểu theo nghĩa rộng, trí thức là những người chủ yếu làm lao động trí óc, nghĩa hẹp thì họ là những người lao động trí óc có trình độ học vấn cao. Trí thức không phải là một giai cấp mà là một tập đoàn xã hội, trong trí thức có những người thuộc các giai cấp khác nhau. trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trí thức là một lực lượng lao động quan trọng, là một tài sản quý, một động lực cơ bản của sự phát triển đất nước. Đảng ta xác định khối liên minh Công - Nông - Trí là nền tảng của xã hội. Khi khoa học kỹ thuật càng phát triển thì vai trò của trí thức càng quan trọng. Ở nước ta trí thức phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng theo xu hướng đưa nước ta trở thành một nước phát triển có nền công nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Ngoài ra, khi nghiên cứu cơ cấu giai cấp - xã hội, Xã hội học còn quan tâm nghiên cứu các thành phần xã hội khác như tư sản, tiểu tư sản, dân nghèo thành thị... Trong điều kiện hiện nay, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi các nhà Xã hội học phải đầu tư nhiều hơn để giải đáp và làm rõ các vấn đề trong sự biến đổi và phát triển của cơ cấu giai cấp - xã hội ở nước ta hiện nay.
2. Cơ cấu nghề nghiệp - xã hội
Cơ cấu nghề nghiệp xã hội là sự phân công lao động xã hội. Đó là sự chuyên môn hóa ngành nghề của các nhóm xã hội, các tập đoàn xã hội thực hiện những chức năng lao động của mình trong khuôn khổ của một tổ chức sản xuất xã hội nói chung, của một tổ chức sản xuất hay phi sản xuất của một ngành nào đó trong toàn bộ nền kinh tế xã hội nói riêng. Nếu cơ cấu giai cấp xã hội là sự phân chia xã hội thành các giai tầng theo chiều ngang của cơ cấu xã hội thì cơ cấu nghề nghiệp xã hội là sự phân chia cơ cấu xã hội theo chiều ngang.
Đặc trưng của sự phân công lao động trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội gồm hai đặc trưng: trong điều kiện của Chủ nghĩa xã hội thì tính chất không đồng nhất về kinh tế - xã hội của lao động vẫn tồn tại. Đặc biệt là trong thời kỳ quá độ vẫn còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn khác nhau, do vậy còn có sự phân biệt về tính chất và nội dung của lao động. Đặc trưng thứ hai của sự phân công lao động là vẫn còn có sự khác biệt chuyên môn nghề nghiệp. Do vậy cần phải nhận thức rõ về mối quan hệ giữa hai sự khác biệt này.
Khuynh hướng cơ bản để phát triển cơ cấu nghề nghiệp - xã hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quyết định. Nó được biểu hiện ở ba điểm chính sau đây:
Thứ nhất, khuynh hướng phân hóa các loại lao động do sự chuyên môn hóa ngày càng sâu trong mỗi ngành nghề, là do khoa học, công nghệ ngày càng thâm nhập sâu rộng vào các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau của sản xuất và đời sống;
Thứ hai, sự liên kết giữa các ngành đã làm nảy sinh các ngành nghề mới. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp dẫn đến việc trí thức hóa lao động, ngày càng nâng cao trình độ trí thức của người lao động;
Thứ ba, bản thân quan hệ sản xuất cũng có sự thay đổi trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, đã hình thành một số ngành nghề mới mà trước kia chưa có, nhất là trong khu vực dịch vụ - xã hội mang tính tư nhân.
Tóm lại: Quá trình phân hóa trong sự phân công lao động xã hội không chỉ đưa đến sự phân hóa mà còn dẫn tới sự đồng nhất về kinh tế - xã hội, sự xích lại gần nhau về trình độ học vấn, văn hóa, lối sống và mức độ thu nhập giữa các nhóm nghề nghiệp xã hội khác nhau. Vì vậy, Xã hội học luôn quan tâm và phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa những khuynh hướng biến đổi trong cơ cấu giai cấp - xã hội và cơ cấu nghề nghiệp - xã hội, để từ đó quan tâm đến vấn đề Người lao động trong nền kinh tế thị trường. Nguồn cung cấp lao động và giải quyết việc làm sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giai cấp xã hội cũng như sự chuyển dịch dân cư.
Ở nước ta hiện nay có một thực tế là dân số thì tăng quá nhanh trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển, vì vậy người lao động đã không được dung nạp hết càng làm tăng đội ngũ những người thất nghiệp, từ đó dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội khác. Vấn đề chất lượng lao động của nguồn lao động nước ta hiện nay thể hiện số thợ giỏi có tay nghề chuyên môn cao rất ít, số đông chưa có việc làm, không có nghề nghiệp thì trình độ văn hóa thấp (một số mù chữ). Từ đó vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là hết sức khó khăn. Nhà nước muốn điều chỉnh được cơ cấu giai cấp - xã hội theo hướng có lợi cho quốc kế dân sinh nhất thiết phải quan tâm, phải có những biện pháp, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động.
3. Cơ cấu nhân khẩu - xã hội
Cơ cấu nhân khẩu - xã hội là một trong những nội dung cơ bản của cơ cấu xã hội. Qua nghiên cứu cơ cấu nhân khẩu xã hội. Xã hội học có thể dự báo được quy mô biến đổi và những đặc trưng xu hướng xã hội, qua đó rút ra được một số vấn đề liên quan đến số lượng và chất lượng của cuộc sống con người trong xã hội. Cơ cấu nhân khẩu - xã hội đòi hỏi phải chia một cách khách quan xã hội thành các tập đoàn theo những đặc trưng: Lứa tuổi và giới tính.
Tập đoàn xã hội theo lứa tuổi từ trẻ đến già bao gồm thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, trung niên, người cao tuổi.
Tập đoàn xã hội theo giới tính: nam giới và nữ giới.
Tập đoàn nam giới gồm: nam thiếu nhi, nam thiếu niên, nam thanh niên, nam trung niên, ông già. Còn tập đoàn xã hội nữ giới bao gồm: nữ thiếu nhi, nữ thiếu niên, nữ thanh niên, nữ trung niên và bà già.
Nếu không xác định được những quy luật phát triển của cơ cấu nhân khẩu xã hội cũng như những thay đổi diễn ra trong các tập đoàn xã hội thì không thể xác định đúng đắn con đường phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi quốc gia cũng như phạm vi từng khu vực. Sự thay đổi của những tham số cơ bản như mức độ sinh đẻ, mức độ bệnh tật, tử vong và mức độ di dân quyết định quy mô và thành phần của các nguồn lao động trong tương lai, quyết định sự phân phối các nguồn lao động cho các khu vực kinh tế, đồng thời kèm theo đó là khối lượng và cơ cấu quỹ tiêu dùng, quy mô và tính chất của dịch vụ, xây dựng nhà ở và các công trình công cộng.
Nghiên cứu cơ cấu nhân khẩu - xã hội, Xã hội học phát hiện ra những mối liên hệ và sự phụ thuộc có tính chất quy luật giữa các quá trình nhân khẩu, với những thay đổi về tâm lý và kinh tế - xã hội. Qua đó xã hội học nghiên cứu mức sinh đẻ, bệnh tật và tử vong trong mối liên hệ với những khác biệt trong tính chất của lao động, điều kiện sinh hoạt, văn hóa, gia đình, phúc lợi, kiểu dáng, nhà ở...
Trong cơ cấu nhân khẩu xã hội thì thanh niên, phụ nữ và những người già là những tập đoàn xã hội có những đặc thù, đặc trưng về giới tính, lứa tuổi khác biệt. Do vậy nghiên cứu các tập đoàn xã hội này chiếm vị trí hết sức quan trọng của xã hội học cụ thể:
Tập đoàn xã hội thanh niên;
Tập đoàn xã hội phụ nữ;
Tập đoàn xã hội người già.
4. Cơ cấu xã hội - cộng đồng lãnh thổ
Cơ cấu xã hội cộng đồng lãnh thổ được nhân diện chủ yếu thông qua đường phân ranh về lãnh thổ. Cơ cấu xã hội đô thị và cơ cấu xã hội nông thôn, là sự khác biệt về điều kiện sống, lối sống, trình độ sản xuất, đặc trưng văn hóa, mật độ dân cư, thiết chế xã hội cũng như những đặc trưng khác về mức sống, mức tiêu dùng, thói quen sinh hoạt, thị hiếu nghệ thuật, kiểu nhà ở...
5. Cơ cấu xã hội - dân tộc
Cơ cấu xã hội dân tộc nghiên cứu quy mô, tỷ trọng và sự biến đổi về số lượng, chất lượng cũng như những đặc trưng xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc và tương quan giữa chúng trong cộng đồng. Sự tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của sự biến đổi về cơ cấu giữa các dân tộc, mối quan hệ và tác động qua lại giữa cơ cấu xã hội hiện thực và các mặt khác của đời sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, nhịp độ và quy mô của sự phát triển xã hội, vấn đề di dân, tổ chức lao động, phân bố dân cư... tiến hành kế hoạch hóa và chiến lược hợp tác phân chia trách nhiệm giữa các dân tộc, cũng như việc xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc, bảo đảm sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và về những mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa chung cho đất nước.

Bài 7
XÃ HỘI HỌC VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG
I. XÃ HỘI HỌC VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
1. Khái niệm
Về dư luận xã hội thì hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh định nghĩa này. Nhưng nhìn chung ý kiến của các nhà khoa học đều nhất trí rằng:
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, biểu thị thái độ phán xét, đánh giá của quần chúng đối với các vấn đề mà họ quan tâm.
Dư luận xã hội được mọi cá nhân, hoặc một nhóm người, một tầng lớp, một giai cấp xã hội trong mọi thời đại quan tâm. Nó có một qúa trình tồn tại và phát triển từ khi con người xuất hiện với tư cách là một cộng đồng xã hội cho đến nay. Song thực ra mãi đến thế kỷ XII, dư luận xã hội xuất hiện ở nước Anh và đến thế kỷ XVII nó mới thực sự trở thành khoa học.
Đối tượng của dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung mà nó là cái mà cộng đồng người quan tâm tới nhu cầu, lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần của họ liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hay đạo đức...
Dư luận xã hội bao gồm chủ thể của dư luận và khách thể của dư luận. Chủ thể của dư luận là toàn thể xã hội với tư cách là một cộng đồng người đông đảo cùng đánh giá, nhận xét chung về một vấn đề nào đó họ quan tâm. Khách thể của dư luận xã hội là những sự kiện xã hội, những hiện tượng xã hội liên quan đến nhiều người trên một bình diện nhất định nào đó. Những ý kiến động chạm đến vấn đề chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm, của một tập thể thì đó là dư luận của nhóm, của tập thể đó. Các dư luận của các nhóm các tập thể riêng lẻ đó có thể không thống nhất với dư luận xã hội.
Mục đích của dư luận xã hội là phương tiện điều hòa các mối quan hệ của mọi người. Do đó nghiên cứu dư luận xã hội không chỉ nghiên cứu dư luận xã hội với tư cách là dư luận của đa số mà nghiên cứu cả các dư luận khác về cùng một vấn đề. các dư luận cũng như mọi hiện tượng khác luôn phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi của các điều kiện và các yếu tố sẽ có ảnh hưởng đến sự hình thành của dư luận. Dư luận của thiểu số ngày hôm qua có thể trở thành dư luận của đa số ngày hôm nay hoặc thành một dư luận xã hội.
Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội, là một hình thức biểu hiện của trạng thái ý thức xã hội. Đây là một trạng thái toàn vẹn, bao quát trong nội dung của mình cả về trí tuệ cảm xúc, cả về ý chí của ý thức xã hội. Nó không chỉ thể hiện một mặt riêng lẻ nào đó của hình thái ý thức xã hội mà nó thể hiện tính tổng hợp của ý thức xã hội, cả về mặt ý thức hệ ta

File đính kèm:

  • docT.Minh.doc