Những biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn trường tiểu học

 Riêng môn tự chọn Anh văn dạy từ khôi 3 đến khối 5, nhà trường có kế hoạch kiểm tra hàng tháng, giữa kỳ,cuối kỳ đánh chất lượng học tập của học sinh. Môn Mĩ thuật và Âm nhạc được đào tạo chinh qui dạy tiết tiết chính khóa và ngoại khóa. Tổng phụ trách đội cũng đứng lớp dạy 8 tiết/tuần dạy các tiết hoạt động ngoài giờ của khối 4+5, tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm. GV thể dục thường xuyên được đi tập huấn để nâng cao nghiệp vụ.

*Học sinh: Luôn nâng cao chất lượng hiệu quả GD và phát triển giáo dục. Mục tiêu GD tiểu học là hinh thành cho HS những cơ sở ban đầu cho sư phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất,và các kỹ năng cơ bản.

 

doc42 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tiến hành các hoạt động kiểm tra : 
Hàng tháng và kiểm tra chất lượng định kì 4 lần trong năm. Qua kiểm tra sẽ đánh giá được mặt mạnh mặt yếu trong giảng dạy của giáo viên, trong học tập của học sinh, từ đó sẽ tìm ra các giải pháp chấn chỉnh các mặt còn yếu kém nhất là các phương pháp kĩ năm học tập của học sinh.
3.5. Tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục học sinh:
- Nắm độ tuổi, phân loại trình độ của học sinh.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phù đạo học sinh yếu kém.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Quan tâm đúng mức đến việc dạy ngày 2 buổi. Có định hướng thống nhất trong tổ nội dung sẽ dạy buổi thứ 2 sao cho có chất lượng.
- Thường xuyên kiểm tra nề nếp học tập của học sinh.
- Có biện pháp chặt chẽ để duy trì sĩ số, chống bỏ học, chống ngổi nhằm lớp.
- Tập trung chỉ đạo lớp điểm, lớp điển hình sau đó nhân rộng trong toàn tổ, toàn trường.
Chương II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC .
I. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC .. 
       Trường Tiểu học . nằm giữa trung tâm ... Trường được thành lập năm 1996. Đây là Trường dạy học 2 buổi / ngày, là trường bán trú đầu tiên của .., Trường gần bến xe, rạp chiếu bóng nên cũng có phần phức tạp. Đại đa số các em là con cán bộ, công chức nhà nước, một số khác là con em của gia đình làm thuê, buôn bán nhỏ làm nông (thuộc điểm trường .). Chính vì vậy trình độ học sinh không đồng đều, sự quan tâm của những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn cùng với nhận thức chưa đúng đắn về việc học tập đối với con em mình. Với thực tế nêu trên đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường cùng tập thể giáo viên phải nhiệt tình, phải yêu nghề, mến trẻ, phải làm tốt mọi hoạt động trong và ngoài nhà trường mới đảm bảo chất lượng hiện nay. Vì vậy nên người Hiệu trưởng giữ vai trò rất quan trọng mang tính quyết định sự phát triển toàn diện của đơn vị mình.
       Trường có điểm nổi bật đó là truyền thống "Dạy tốt – Học tốt” trong nhiều năm,  được ngành giáo dục công nhận, được phụ huynh học sinh tin tưởng nên số học sinh đầu vào rất đông, đặc biệt số học sinh ở bán trú lên đến gần 1000 học sinh và 100% số lớp đều học 2 buổi / ngày. 
II: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 
1.Tinh hình CB-GV-NV-HS 2008 – 2009:
* Năm học 2008-2009 toàn trường có 27 lớp với 721 học sinh 
-Khối lớp 1:  5 lớp/181/86 nữ, bán trú: 4 lớp/160/78 nữ 1 lớp 2 b: 21/21
-Khối lớp 2:   5 lớp/175/73 nữ, bán trú: 4 lớp/160/78 nữ 1 lớp 2 b: 16/7 
-Khối lớp 3:   5 lớp/174/86 nữ, bán trú: 5 lớp/160/79 (2 buổi 14/7)
-Khối lớp 4:   6 lớp/216/100 nữ, bán trú: 4 lớp/160/78 nữ 1 lớp 2 b: 32/19 
-Khối lớp 5:  5 lớp/174/75 nữ, bán trú: 4 lớp/160/78 nữ 1 lớp 2 b: 22/9 
Cộng 26 lớp/921/420 nữ, bán trú:22 lớp/818/367 nữ - 4 lớp 2 buổi: 105/53 nữ . 4 lớp ở hai cơ sở .. được tổ chức học hai buổi / ngày ( không bán trú). Như vậy đây là năm thứ 6 trường tổ chức được 100% HS học 2 buổi / ngày.
- Bình quân 35,4 HS/ lớp.
- Số CB- CNV:    + BGH: 2/2
                              +Giáo viên: 40 /37( cả tổng phụ trách)
                               +nhân viên: 6/3                 - CD+BM: 29
-Số GV Đạt chuẩn  đào tạo: 40/40 – Trên chuẩn: 23/40 
-Có   6 GV đang tiếp tục học Đại học.
-Số Đảng viên: 19/18 nữ
2. Thuận lợi và khó khăn:
    2.1. Thuận lợi:
	Số lượng giáo viên đủ 1,5 / lớp đúng theo qui định trường dạy 2 buổi.
	Đội ngũ GV đều đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, giảng dạy nhiều năm, có kinh nghiệm, được cha mẹ học sinh tín nhiệm.
	Hầu hết giáo viên có tinh thần ham học hỏi, có sự cầu tiến, năng động, sáng tạo trong giảng dạy và  các hoạt động khác. Vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy, phát huy tinh tích cực của học sinh.
       Tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin và đáp ứng kịp thời với nhu cầu giảng dạy hiện nay. Đặc biệt cập nhật đánh giá xếp loại học sinh vào phần mềm máy tính và soạn giảng giáo án điện tử giảng dạy cho học sinh.
	Tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
       Tổ trưởng và tổ phó chuyên môn là những người có tay nghề sư phạm vững vàng, nhiệt tinh công tác, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp. 
       Ngoài ra, cán bộ – nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, luôn gắn bó với nghề, có khả năng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
       Học sinh đa số ham hoạt động, chịu khó học tập, rèn luyện, tích cực tham gia các phong trào nên chất lượng các mặt giáo dục tương đối đồng đều.
       Cha mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học của con em tạo  điều kiện thuận lợi cho nhà trường giảng dạy cho học sinh.
       Ban thường trực đại diện cha mẹ học sinh gồm những vị có uy tín trong nhân dân, tích cực nhiệt tình phối hợp với nhà trường chăm lo giáo dục.
       Được sự quan tâm của phòng giáo dục và Đảng ủy, UBND thị trấn đã tạo điều kiện thuận lợi  cho các hoạt động nhà trường cho việc tuyển sinh 6 tuổi vào lớp 1 và các hoạt động xã hội.
       2.2. Khó khăn: 
	- Cơ  sở Bồ Đề thiếu sân chơi, bãi tập không thể áp ứng nhu cầu việc dạy- học.
	- Một bộ phận cha mẹ học sinh ở các tổ dân phố trên địa bàn ít chú ý đến việc học tập của con em, khoán trắng cho nhà trường, không quan tâm đến các khoản đóng góp theo qui định của nhà trường.
	- Chất lượng học sinh ở cơ sở .tuy có được nâng lên nhưng vẫn còn thấp so với chất  lượng học sinh ở các lớp bán trú do cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học của con em.
	- Đa số giáo viên trường đã lớn tuổi khó tiếp cận với công nghệ thông tin và hạn chế trong việc hướng dẫn học sinh các tiết hoạt động ngoài giờ. Một số giáo viên trẻ nhiệt tình, đầy đủ sức khỏe, năng động, dám nghĩ, dám làm nhưng thiếu kinh nghiệm.
	- Một số giáo viên đã hài lòng với kinh nghiệm đã có của mình, không chịu học hỏi để tiếp cận cái mới, đặc biệt vận dụng đổi mới phương pháp hiện nay.
	- Trang thiết bị còn ít chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin (soạn giảng giáo án điện tử ).
	-Tủ  sách thư viện chưa phong phú, chưa đủ tư liệu cho giáo viên tra cứu.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ..
      Như  chúng tôi đã phân tích ở chương 1, tổ chuyên môn ở trường tiểu học có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động dạy và học. Song ý nghĩa quan trọng đó chỉ có thể có được khi nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn mang tính chuyên sâu, đa dạng và khoa học. Chính vì thế, Hiệu trưởng đã có kế hoạch chỉ đạo  hoạt động tổ chuyên môn:
1. Việc thực hiện chương trình 
     Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn dạy đúng dạy đủ 9 môn bắt buộc do Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định, Không được cắt xén. 
- Theo chương trình, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục.
- Thời khóa biểu của lớp 2 buổi:
+ Buổi 1: Buổi sáng: 4 tiết.
+ Buổi 2: Buổi chiều: 3 tiết.
Tổng số tiết buổi sáng: 20 tiêt – Buổi chiều: 15 tiết. Cả tuần không quá 35 tiết / tuần. 
   - HS được thực hành luyện tập ở lớp nhiều hơn, bài tập được giải quyét hết tại lớp không cho bài tập ở nhà.
   - Tăng cường GD sức khỏe, thẩm mỹ, phát triển năng khiếu cho HS
   - Có thời gian thực hiện giáo dục toàn diện thông qua các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường. 
     Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ chuyên môn quản lý việc thực hiện chương trình của giáo viên qua các nội dung sau:
   - Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua lịch báo giảng ( Kế hoạch dạy hoc).
   - Sổ tra sổ đầu bài, kiểm tra vở ghi vở của học sinh.
   - Nếu chương trình bị trễ phải có hướng khắc phục ngay.
     Tuy được quản lý chặt chẽ nhưng vẫn còn giáo viên dồn ép chương trình, nhất là kỳ kiểm tra thì giáo viên thường chạy theo chất lượng 2 môn tiếng Việt và toán còn các môn khác chạy dạy qua  loa.
2. Việc soạn giáo án: 
   	Giáo án chính là kế hoạch dạy học của mỗi giáo viên. Khi lên lớp, nếu GV đã có một thiết kế tốt thì hiệu quả tiết dạy sẽ đạt cao. Đầu năm học, nhà trường đã triển khai đến các tổ về việc đăng ký soạn giáo án mới và sử dụng giáo cũ có bổ sung. Nhiệm vụ tổ trưởng kiểm tra ký duyệt hàng tuần có nhận xét cụ thể. Phó hiệu trưởng kiểm tra mỗi tháng một lần và rút kinh nghiệm trong buổi sinh hoạt chuyên môn cấp về ưu điểm và tồn tại. Thế nhưng vẫn còn một số giáo viên soạn đại khái qua loa để đối phó, chưa đưa ra  phương pháp phù hợp với đối tượng, chỉ sao chép từ giáo án mẫu. 
3. Phân công chuyên môn: 
       Ban giám hiệu nhà trường vận dụng nhiều kinh nghiệm trong việc phân công chuyên môn hợp lý, dùng người đúng việc mang lại hiệu quả cao. Những Giáo viên có tay nghề khá cao, vững vàng về chuyên môn được rải đều các khối để làn nòng  cốt cho mỗi khối, các tổ trưởng chuyên môn đều là người có chuyên môn vững vàng đìêu hành khối tốt.
       Toàn trường được bố trí học 2 buổi/ngày đây là một ưu điểm của việc nâng cao chất lượng dạy- học. Tất cả giáo viên chủ nhiệm đều đủ sức khỏe, co tinh thần trách nhiệm, nắm bắt kịp thời mọi hoạt động của nhà trường, mở chuyên đề, thao hội giảng, hội thi. Có sáng kiến trong việc tự làm ĐDDH, luôn suy nghĩ để tìm vận dụng tốt các phương pháp đạt hiệu quả cao.
       Riêng môn tự chọn Anh văn dạy từ khôi 3 đến khối 5, nhà trường có kế hoạch kiểm tra hàng tháng, giữa kỳ,cuối kỳ đánh chất lượng học tập của học sinh. Môn Mĩ thuật và Âm nhạc được đào tạo chinh qui dạy tiết tiết chính khóa và ngoại khóa. Tổng phụ trách đội cũng đứng lớp dạy 8 tiết/tuần dạy các tiết hoạt động ngoài giờ của khối 4+5, tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm. GV thể dục thường xuyên được đi tập huấn để nâng cao nghiệp vụ.
*Học sinh: Luôn nâng cao chất lượng hiệu quả GD và phát triển giáo dục. Mục tiêu GD tiểu học là hinh thành cho HS những cơ sở ban đầu cho sư phát triển đúng đắn  và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất,và các kỹ năng cơ bản.
       Từ ban quản lý giàu kinh nghiệm, đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng đồng thời với sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh nên gặp rất nhiều thuận lợi trong việc dạy học. Học sinh tự giác học tập, độc lập trong rèn luyện kỹ năng, mạnh dạn trong thảo luận và chủ động trong việc lên kế hoạch tự học. Vì thế chất lượng HS được nâng lên làm tiền đề cho những năm sau.
       Sau đây là bảng thống kê chất lượng học tập của học sinh toàn trường:
Năm Học
Số Học Sinh
Chất lượng giáo dục
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Lên lớp thẳng
2006-2007
920
50,9%
22,2%
22,7%
0,2%
98,8%
2007-2008
909
54,9%
25,4%
19,5%
0,2%
99,8%
2008-2009
934
55,3%
29,0%
15,6%
0,1%
99.9%
   4. Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện chuyên đề:
     	Để tháo gỡ những vướng mắc trong giảng dạy, để nâng cao chất lượng giảng dạy của học sinh, tổ chuyên môn cần thực hiện chuyên đề.
    	 Mỗi tổ thực hiện 6 chuyên đề /năm, Riêng dạy giáo án điện tử mỗi tổ thực hiện 10 tiết/ năm.
      	Để chuyên đề thực hiện có hiệu quả, Tổ trưởng phải phân công người báo cáo, người dạy minh họa sau dó chủ trì họp rút kinh nghiệm và đi đến thống nhất chung cách dạy từng phân môn. Đặc biệt chú ý đến hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng nhằm gây hứng thú học cho học sinh.
   	Riêng dạy giáo án điện tử, Tổ trưởng phân công mỗi GV trong tổ dạy một phân môn theo đúng môn đạy mà nhà trường đã phân công.
5. Công tác kiểm tra: 
       	Kiểm tra dưới hai hình thức: Kiểm tra toàn diện và  kiểm tra chuyên đề.
       	BGH cùng Tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên những tiết chính khóa và một số tiết ngoại khóa. Cụ thể việc kiểm tra chương trình, thời khóa biểu, cách thiết kế bài dạy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm thông qua bài giảng truyền thụ trên lớp; kiểm tra sự tiếp thu bài của học sinh (Kiểm tra chất lượng sau tiết học,  hình thức kiểm tra trên giấy , bảng con  hoặc miệng). Kiểm tra hồ sơ GV theo qui định, kiểm tra việc thiết kế bài học, công tác chủ nhiệm, đánh giá cho điểm xếp loại học sinh.
       Qui định tổ trưởng, tổ phó phải đổi lớp dạy cho GV trong khối (2 tuần/lần). Qua việc đổi lớp dạy cho GV trong khối, Tổ trưởng nắm bắt được nề nếp và chất lượng học tập của lớp đó. Từ đó có kế hoạch chấn chỉnh kịp thời có sai sót, ngược lại từng giáo viên chủ nhiệm cũng học tập mọi nề nếp hoạt động dạy học cũng như chất lượng học tập của lớp khối trưởng, khối phó mình. Thông qua đó được học tập lẫn nhau những cái hay, cái tốt của đồng nghiệp. Tất cả giáo viên đều có sổ tích lũy tư liệu để ghi những những vấn đề còn vướng mắc trong từng bài dạy, môn dạy từng ngày để kịp thời trao đổi trong buổi sinh hoạt chuyên môn khối, tất cả cùng tháo gỡ.
 6. Thực trạng hoạt động của  Tổ chuyên môn Trường tiểu học .
	Dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, tổ chuyên môn dựa trên kế hoạch hoạt động của nhà trường, mỗi tổ chuyên môn tự đề ra kế hoạch hoạt động chung cho cả tổ theo lịch sinh hoạt hàng tháng, hàng tuần. Tổ chuyên môn lên lịch báo giảng cho cả tổ dựa theo phân phối chương trình. Đồng thời đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện đúng chương trình, có kế hoạch chỉ đạo dạy bù, không tự ý cắt xén chương trình.          
	Hàng tháng tự lên kế hoạch dự giờ thăm lớp các tổ viên, tổ chức đánh giá xếp loại giảng dạy và thi đua giữa các giáo viên, các lớp trong khối phụ trách. Có kế hoạch báo cáo kết quả thực hiện được của tổ trong cuộc họp đầu tháng. Tổ chức thao giảng, hội giảng, thực hiện chuyên đề mỗi tháng nhằm tháo gỡ  những vướng mắc trong chuyên môn.          
	Trong việc tổ chức quản lý học sinh, tổ ra đề KSCL hàng tháng (2 môn: Toán và Tiếng việt ), kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ hoặc cuối năm. Tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên, học sinh, tập thể lớp sau mỗi học kỳ và kết thúc năm học.  
	Theo kế  hoạch chung của trường, thông qua giáo viên Tổng phụ trách đội  mỗi tổ khối trưởng tổ chức các hoạt động ngoài giờ để giáo dục học sinh như: tham quan khu di tích ở địa phương, thăm gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng, tham gia xây dựng trường em “Xanh – Sạch – Đẹp”, phát động phong trào gây quỹ “vì bạn nghèo”, tham gia đóng góp giúp đỡ  đồng bào vùng bị thiên tai, tổ chức vui chơi giải trí như kể chuyện, văn nghệ, đố em  nhằm giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đát nước, lòng nhân ái với bạn bè, thầy cô và mọi người. 
       Về  giáo dục đạo đức cho học sinh, tổ chuyên môn cần quan tâm, có biện pháp thực hiện chỉ đạo giáo viên thông qua bộ môn đạo đức, các bài dạy giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh. Ý thức, thái độ học tập của các em cũng biểu hiện đạo đức của học sinh. Việc đánh giá đạo đức của học sinh tổ khối cần quản lý, tổ chức bảo đảm khách quan, công bằng.
       Đội ngũ giáo viên tiểu học rất đa dạng về nguồn gốc đào tạo. Nhìn chung đội ngũ giáo viên của trường tiểu học số 3 Thị Trấn Ninh Hòa đã được đào tạo chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên việc tổ chức nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho mỗi giáo viên trong mỗi tổ là việc làm hết sức quan trọng mà tổ trưởng, nhà trường phải tiến hành thường xuyên như: dự giờ, kiểm tra, thăm lớp. Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần dự giờ. Phân công giáo viên khá, giỏi kèm giáo viên còn yếu tay nghề. Thường xuyên kiểm tra giáo án, sổ điểm của giáo viên. Tổ chức các chuyên đề để giải quyết các vướng mắc trong chuyên môn. Phát động phong trào thi đua dạy tốt (như tuần lễ dạy tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11) để giáo viên trong tổ tham gia học tập nâng cao tay nghề. Đồng thời vận động giáo viên trong tổ tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn do cụm và phòng giáo dục tổ chức trao đổi trong tổ, tự học của giáo viên trong tổ về ”bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III” và đặc biệt chú trọng đến cuộc vận động“ 2 không với 4 nội dung“ do ngành phát động năm 2008 . Ngoài việc bồi dưỡng giáo viên tổ ra còn chú ý đến việc thành lập nhóm học sinh giỏi từng khối ngay từ đầu để đưa vào bồi dưỡng. Và phân công giáo viên có năng lực bồi dưỡng làm nòng cốt trong các kỳ thi giao lưu học sinh giỏi trường, huyện, tỉnh.
       Mặc dù Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhưng một số giáo viên chưa thấy hết vị trí, vai trò quan trọng đối với hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng học sinh.
       Trước  đây, việc sinh hoạt của tổ chuyên môn thường mang tinh chất hình thức, sự vụ chưa chuyên sâu, chưa thể hiện sự đầu tư cao về chuyên môn, thường là sinh hoạt đơn điệu, nghèo nàn, thậm chí đôi khi còn mang tính chất đối phó, chủ yếu thể hiện cuộc họp trên biên bản sổ sách giấy tờ. Điều này làm cho giáo viên cảm thấy chán nản, xem thường cuộc họp, thường vắng họp, không phát huy được năng lực, tiềm tàng sáng kiến kinh nghiệm của từng giáo viên. Nhiều khi tổ trưởng chủ trì cuộc họp qua loa cho xong việc, không nghĩ đén hiệu quả của buổi sinh hoạt  chuyên môn.
       Từ năm học 2000-2001 đến nay, hiệu trưởng đã chọn những giáo viên có uy tín với tập thể, có năng lực chuyên môn và được sự tín nhiệm của phụ huynh làm tổ trưởng, tổ phó. Trong từng tổ phải tạo ra bầu không khí nhẹ nhàng, đoàn kết, từng bước một đưa hoạt động của chuyên môn đi vào chiều sâu. Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tháng từ 2-3 lần. Nội dung sinh hoạt tổng kết công tác đã qua, phương hướng công tác , Không những thế, sinh hoạt tổ chuyên môn còn bàn ra những biện phàp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Cụ thể Tổ trưởng chủ trì, tổ trưởng phải đề ra yêu cầu, nội dung, phương pháp của buổi sinh hoạt cần đạt chẳng hạn: dạy một tiết, báo cáo một tiết hay bàn sâu về một hoạt nào đó; đưa ra kế hoạch phụ đạo học sinh yếu và Bồi dưỡng học sinh giỏi của từng lớp (  lên lịch thời gian cụ thể để theo dõi).
       Được sự chỉ đạo, phân công của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là người trực tiếp chỉ đạo tập trung vào các nội dung cơ bản sau để sinh hoạt tổ chuyên môn:
        - Chăm lo các điều kiện dạy và học, giúp giáo viên trong việc soạn giáo án (soạn giáo mới và bổ sung theo mẫu thống nhất có rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy), quan tâm đén các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu ( có sổ theo dõi) Khi lên lớp phải có đầy đủ đồ dùng dạy học ( Đồ dùng sẵn có hoặc tự làm).
        - Xây dựng tiết dạy mẫu chuyên đề.
        - Tổ chức hội giảng ( Hội giảng cấp tổ, cấp trường ), chọn người  xuất săc tham gia hội giảng các cấp.
       - Đăng ký dạy tốt – học tốt thường xuyên hoặc đăng ký qua các ngày lễ lớn,
lên lịch dự giờ thường xuyên để giúp đồng nghiệp tiến bộ trong công tác giảng

File đính kèm:

  • docTieu luan Hieu truong tieu hoc.doc