Nội dung ôn tập cuối học kỳ 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

docx10 trang | Chia sẻ: Mạnh Khải | Ngày: 12/04/2025 | Lượt xem: 2 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Nội dung ôn tập cuối học kỳ 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2 MÔN KHTN 7
Yêu cầu: 
 1. Phần Tự luận: HS chép câu hỏi và đáp án vào vở, học thuộc. (cô giáo sẽ kiểm 
 tra vở)
 2. Phần Trắc nghiệm: HS tự làm, điền đáp án A/B/C/D vào vở 
 (Ví dụ: 1. A, 2. B, )
A. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1: 
 a) Nêu 2 hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường ?
2 hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường là: 
- Kim la bàn hay thanh nam châm treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam. 
- Các bức xạ của Mặt Trời đến Trái Đất bị lệch về phía hai địa cực tạo ra cực quang. 
b) Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ của Trái Đất nằm ở bán cầu nào ?
- Cực Bắc địa từ nằm ở Nam bán cầu, cực Nam địa từ nằm ở Bắc bán cầu 
Câu 2: 
a) Viết phương trình quang hợp ở thực vật?
Phương trình quang hợp ở thực vật là:
b) Nêu ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách ?
- Trồng cây xanh trong phòng khách giúp hấp thụ một số khí độc, các bức xạ phát 
ra từ những thiết bị điện tử, giúp tạo ra không khí trong lành, giúp con người giảm 
bớt căng thẳng. 
Câu 3. Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. Mỗi nhân tố lấy 1 VD 
minh họa.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng là:
- Chất dinh dưỡng
VD: Chăn nuôi gia súc, gia cầm với thức ăn thiếu protein thì vật nuôi chậm lớn và 
gầy yếu
- Nước
VD: Cây lúa non cần nhiều nước, cây lúa chín cần ít nước
- Nhiệt độ VD: Các loai rau bắp cải, su hào, củ cải phát triển tốt ở 13 — 15 °C; Các loai đậu 
đỏ, bầu bí, cà chua sinh trưởng và phát triển tốt ở 15 — 30 °C
- Ánh sáng
VD: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, các loài sâu ăn lá 
ngừng sinh sản
Câu 4. Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài, ) vẫn đạt năng suất 
cao thì có thể có biện pháp nào?
Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài, ) vẫn đạt năng suất cao thì phải 
tạo điều kiện môi trường phù hợp với từng loại cây
Ví dụ đối với cây thanh long.
Dựa vào đặc tính của thanh long là một loài cây ưa ánh sáng và khí hậu nóng, vì 
vậy, khi trồng trái vụ cần chong đèn, tăng thời gian chiếu sáng cho cây để kích 
thích cây ra hoa. Cây hấp thu chủ yếu là ánh sáng đỏ và đỏ xa, nên dùng bóng đèn 
tròn từ 75 – 100 W sẽ hiệu quả hơn dùng ánh sáng trắng.
Câu 5. Động vật có nhu cầu nước như thế nào? Nêu các biên pháp đảm bảo 
đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Động vật có nhu cầu nước phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, 
nhiệt độ của môi trường.
- Các biên pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
+ Uống nước.
+ Ăn những đồ ăn có chứa nhiều nước như hoa quả mọng nước, 
+ Trong những trường hợp bệnh lí, có thể bổ sung nước bằng cách truyền nước 
theo sự theo dõi và thực hiện của bác sĩ.
Câu 6. Bạn Hùng đã tiến hành ghép hai giống bưởi Diễn với nhau. Tuy nhiên 
sau một tuần, bạn ấy kiểm tra mắt ghép không phát triển, nguy cơ bị hỏng rất 
cao. Bạn Hùng nói với em rằng “Mình đã làm đúng các bước tiến hành, 
nhưng không hiểu tại sao lại như vậy?”. Em hãy giải quyết giúp bạn những 
thắc mắc trên? 
* Đầu tiên, em yêu cầu bạn trình bày lại các bước tiến hành ghép mắt bưởi Diễn và 
yêu cầu cần đạt của từng bước:
- Bước 1: Rạch mắt trên gốc ghép: Ưu tiên những cành ngoài tán thuộc nhánh chính 
của cây. Đầu tiên ta cắt ngang1 đường dài 1cm, thêm 1 đường dọc vuông với đường 
ngang vừa tạo thành hình T
( độ rộng 2 đường chừng 0,5 cm), lấy hết phần vỏ ngoài đi.
- Bước 2: Lấy mắt ghép: Dùng dao sắc vòng quanh mắt bưởi Diễn chiều dài 2cm.
- Bước 3: Đưa mắt ghép vào gốc ghép: Dùng tay nhẹ nhàng mở rộng miệng vết rạch 
trên gốc ghép rồi đưa mắt ghép vào.
- Bước 4: Buộc chặt 2 đầu mắt bằng dây mềm ( buộc phải thật chặt và khít)
* Tìm nguyên nhân không thành công: Mấu chốt để thành công của ghép mắt 
bưởi là dây buộc phải thật chặt và khít. Câu 7. Theo nghiên cứu, khoảng 75% cây trồng thụ phấn nhờ các loài côn 
trùng như ong, ruồi, bướm, chim hoặc thậm chí là dơi. Hoạt động thụ phấn 
của côn trùng cho hoa màu đã mang lại 14,6 tỷ USD/năm cho Hoa Kỳ và 440 
triệu bảng/năm cho Vương quốc Anh. Tại Anh, 1/3 cây trồng được thụ phấn 
nhờ ong mật, phần còn lại được thực hiện bởi một số loài côn trùng hoang dã 
khác.Tuy nhiên, số lượng các loài ong đang giảm rõ rệt ở các nước trên thế 
giới trong đó có Việt Nam. 
 Theo em tại sao dẫn đến hiện tượng trên? Nêu cách khắc phục hiện 
tượng đó?
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên:
- Do chuyển đổi nông nghiệp, quá trình đô thị hóa nên mất môi trường sống cho 
nhiều loài côn trùng có ích.
- Ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học không hợp lý.
- Mầm bệnh lây lan giũa các côn trùng 
* Cách khắc phục:
- Tăng cường sự bảo vệ và chăm sóc cho côn trùng có ích.
- Tạo môi trường sống thuận lợi cho côn trùng có ích phát triển: Trồng nhiều loài 
cây thu hút côn trùng.
- Bảo vệ môi trường sống.
- Sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
Câu 8:
a) Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao, bộ phận nào trên 
cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp ? Vì sao ?
- Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao, phần thân non màu 
xanh thực hiện quang hợp. Các phần xanh của cây (thân) có sắc tố diệp lục nên vẫn 
thực hiện được quang hợp. 
b) Nhiều loại cây cảnh được trồng để trong nhà như: cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây 
vạn niên thanh, cây kim tiền, ... mà vẫn tươi tốt. Em hãy giải thích cơ sở khoa 
học của hiện tượng đó ?
- Những cây này là cây ưa bóng, vì thế nếu trồng trong nhà, ánh sáng yếu vẫn đủ 
cho lá cây quang hợp, cung cấp chất hữu cơ cho cây nên cây vẫn tươi tốt. 
 ----------------------------------------------------------- B. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1: Khi tế bào khí khổng no nước thì ?
A. Thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. Thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
Câu 2: Khi tế bào khí khổng mất nước thì ?
A. Thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
B. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.
C. Thành dảy căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.
D. Thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.
Câu 3: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì ?
A. Hình hạt đậu B. Yên ngựa C. Lõm 2 mặt D. Hình thoi
Câu 4: Ở động vật, dựa vào năng lượng chứa trong nó, chất dinh dưỡng được chia 
thành mấy nhóm ?
A. 2 nhóm B. 3 nhóm C. 4 nhóm D. 5 nhóm
Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc và tính chất của nước ?
A. Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen.
B. Sôi ở 100 oC và đông đặc ở 0 oC.
C. Do có tính phân cực, nước là dung môi hòa tan nhiều chất.
D. Là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.
Câu 6: Yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật là ?
A. Độ tơi xốp của đất B. Độ cứng của đá
C. Hàm lượng carbon D. Hàm lượng nitrogen
Câu 7: Nước và muối khoáng được rễ hấp thu nhờ ?
A. Ống hút B. Lông hút C. Roi D. Vòi
Câu 8: Nơi hấp thụ nước nhiều nhất trong ống tiêu hóa là ?
A. Thực quản B. Dạ dày C. Ruột non D. Ruột già
Câu 9: Vai trò nào dưới đây không là vai trò của vitamin ?
A. Là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào. B. Tham gia vào quá trình trao đổi chất.
C. Bảo vệ tế bào và cơ thể. D. Cung cấp và dự trữ năng lượng. Câu 10: Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là ?
A. Những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
B. Những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.
C. Những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
D. Những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.
Câu 11: Vật liệu bị nam châm hút được gọi là gì ?
A. La bàn B. Nam châm C. Kim nam châm D. Vật liệu từ
Câu 12: Chọn phát biểu đúng ?
A. Trao đổi chất không đi kèm với chuyển hóa năng lượng. 
B. Trao đổi chất không giúp sinh vật sinh sản.
C. Chuyển hóa năng lượng không giúp sinh vật duy trì sự sống. 
D. Trao đổi chất là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá 
trình chuyển hóa trong tế bào, đồng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
Câu 13: Yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là ?
A. Hàm lượng nitrogen B. Hàm lượng hidrogen
C. Hàm lượng khí carbon dioxide D. Hàm lượng carbon
Câu 14: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng ?
A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào.
B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng 
ATP.
C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử.
D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
Câu 15: Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày ?
A. Sáng sớm B. Buổi chiều C. Buổi tối D. Suốt cả ngày đêm
Câu 16: Nơi diễn ra sự trao đổi khí mạnh nhất ở thực vật là ?
A. Rễ B. Thân C. Lá D. Quả
Câu 17: Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng ?
A. Đông – Bắc B. Bắc – Nam C. Tây – Nam D. Đông – Nam
Câu 18: Chuyển hóa năng lượng là ?
A. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
B. Sự biến đổi từ chất này sang chất khác. C. Sự biến đổi từ chất sang năng lượng. D. Sự biến đổi từ năng lượng sang chất.
Câu 19: Yếu tố không ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là ?
A. Ánh sáng B. Nước C. Khí nitrogen D. Nhiệt độ
Câu 20: Quá trình chuyển hoá năng lượng nào sau đây diễn ra trong hô hấp tế bào?
A. Nhiệt năng → hoá năng B. Hoá năng → điện năng
C. Hoá năng → nhiệt năng D. Quang năng → hoá năng
Câu 21: Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày ?
A. Sáng sớm B. Buổi chiều C. Buổi tối D. Suốt cả ngày đêm
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước ?
A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu tạo tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
D. Nước giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.
Câu 23: Chọn phát biểu đúng ?
A. Nước tinh khiết dẫn điện tốt. B. Nước tinh khiết dẫn nhiệt tốt.
C. Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử oxygen liên kết với 1 nguyên tử hydrogen.
D. Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử hydrogen liên kết với 1 nguyên tử oxygen.
Câu 24: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là ?
A. Nước B. Các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ
C. Các ion khoáng D. Nước và muối khoáng
Câu 25: Chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ là ?
A. Vận chuyển các chất từ lá xuống thân, rễ (chiều đi xuống).
B. Vận chuyển các chất từ thân lên rễ (chiều đi lên).
C. Vận chuyển các chất từ thân xuống lá (chiều đi xuống).
D. Vận chuyển các chất từ rễ lên thân, lá (chiều đi lên).
Câu 26: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích ?
A. Từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. B. Từ môi trường ngoài cơ thể.
C. Từ môi trường trong cơ thể. D. Từ các sinh vật khác.
Câu 27: Động vật thu nhận thức ăn từ môi trường ngoài chủ yếu thông qua hoạt 
động nào ? A. Thở B. Ăn C. Uống D. Ăn và uống
Câu 28: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì ? A. Các nhận biết B. Các kích thích C. Các cảm ứng D. Các phản ứng
Câu 29: Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?
A. Lục lạp B. Ti thể C. Không bào D. Ribosome
Câu 30: Lá cây hình phiến mỏng diện tích bề mặt lớn có tác dụng gì cho việc trao 
đổi khí?
A. Tăng diện tích khuếch tán B. Quạt gió để lưu thông khí
C. Che đỡ ánh sáng mặt trời chiếu vào khí khổng D. Không có tác dụng gì
Câu 31. Quá trình thoát hơi nước không có ý nghĩa trong việc:
 A. Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.
 B. Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá.
 C. Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.
 D. Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.
Câu 32. Cho hình vẽ sau:
Quan sát hình vẽ trên và cho biết sự vận chuyển các chất diễn ra là
 A. các chất trong mạch rây từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ 
 quan trong mạch gỗ (dòng đi xuống).
 B. nước, muối khoáng trong mạch rây từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá 
 xuống các cơ quan trong mạch gỗ (dòng đi xuống).
 C. các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ 
 quan trong mạch rây (dòng đi xuống).
 D. chất hữu cơ từ mạch gỗ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan 
 trong mạch rây (dòng đi xuống).
Câu 33. Nhóm cây nào cần nhiều nước:
 A. cây lúa, cây sen, cây bèo tấm, cây hoa súng
 B. cây lúa, cây sen, cây nghệ, cây dong đuôi chó
 C. cây ổi, cây táo, cây bưởi, cây cải, cây hoa hồng
 D. cây sen, cây ngải cứu, cây tầm gửi, cây hướng dương
Câu 34. Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày?
 A.1,5–2L. B.0,5–1L. C.2–2,5L. D.2,5–3L.
Câu 35: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín ở người là: A. tim động mạch tĩnh mạch mao mạch tim.
 B. tim động mạch mao mạch tĩnh mạch tim.
 C. tim mao mạch động mạch tĩnh mạch tim. 
 D. tim động mạch mao mạch động mạch tim. 
 Câu 36: Cảm ứng thực vật là:
 A. khả năng tiếp nhận, xử lý các kích thích của môi trường.
 B. sự biến đổi cơ thể thích nghi với đời sống. C. quá trình hô hấp, trao đổi chất.
 D. khả năng tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi tường.
 Câu 37: Nếu trồng cây như hình dưới đây thì sau 1 thời gian ngọn và rễ cây có hiện 
 tượng gì?
 A. Ngọn cây hướng xuống phía dưới, rễ cây 
 hướng lên trên
 B. Ngọn và rễ cây đều hướng xuống phía dưới
 C. Ngọn cây hướng lên trên, rễ cây hướng lên trên
 D. Ngọn cây hướng lên trên, rễ cây hướng xuống 
 phía dưới
 Câu 38. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở 
 thực vật?
 A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè. B. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
 C. Cây nắp ấm bắt mồi.. D. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh
 Câu 39. Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là:
A. Tính hướng tiếp xúc. B. Tính hướng sáng. C. Tính hướng hoá. D. Tính hướng nước.
 Câu 40. Tập tính bẩm sinh là những tập tính:
 A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
 B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
 C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
 D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài 
 Câu 41. Vì sao người ta có thế dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có 
 hại?
 A. Vì người ta dựa vào tập tính của một số loài côn trùng có hại là bị thu hút bởi 
 ánh sáng
 B. Vì có nước nên côn trùng bay vào đẻ trứng
 C. Chỉ là ngẫu nhiên con trùng bay vào D. Vì chỗ đó nhiệt độ ấm hơn
 Câu 42. Giả sử em đang đi chơi bất ngờ gặp một con rắn to ngay trước mặt, em có 
 thể phản ứng như thế nào? 
 A. Bỏ chạy. B. Tìm gậy hoặc đá để đánh hoặc ném.
 C. Đứng im. D. Một trong các hành động trên.
 Câu 43. Phát triển ở sinh vật là:
 A. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích 
 thước và khối lượng tế bào. B. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể, biểu hiện ở ba quá trình 
 liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái 
 các cơ quan của cơ thể.
 C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra 
 trong vòng đời của một cá thể sinh vật.
 D. quá trình biến dổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng 
 mới ở các giai đoạn.
Câu 44. Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?
 A. Cây xương rồng. B. Cây vạn tuế. C. Cây lưỡi hổ. D. Cây bắp cải.
Câu 45. Ở thực vât có hoa và có hạt, quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm 
các giai đoạn: 
 A. hạt hạt nảy mầm cây mầm cây con cây trưởng thành cây ra hoa cây 
 tạo quả và hình thành hạt.
 B. cây con cây trưởng thành cây ra hoa cây tạo quả và hình thành hạt.
 C. Hạt hạt nảy mầm cây mầm cây con cây trưởng thành
 D. Hạt hạt nảy mầm cây con cây trưởng thành cây ra hoa cây tạo quả và 
 hình thành hạt.
Câu 46. Sinh sản vô tính là:
 A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
 B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.
 C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.
 D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.
Câu 47. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình tạo ra cơ thể mới từ
 A.một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
 B. sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
 C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành 
 cơ thể mới.
 D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
Câu 48. Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín 
nhanh và chín hàng loạt?
 A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yếu tố môi trường.
 B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
 C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường. D. Sử dụng hormone.
Câu 49. Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất ?
 A. Ở phần giữa của thanh. B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
 C. Chỉ ở đấu cực Nam của thanh nam châm.
 D. Ở cả hai đấu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
Câu 50. Sản phẩm của quang hợp là
 A. nước, carbon dioxide. B. ánh sáng, diệp lục.
 C. oxygen, glucose. D. nước, glucose.
Câu 51. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình
 A. lấy khí 02 từ môi trường vào cơ thể và thải khíCO2 từ cơ thể ra môi trường.
 B. lấy khí co2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí 02 từ cơ thể ra mòi trường.
 C. lấy khí 02 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đóng thời thải khí CO2 hoặc 02 từ 
 cơ thể ra môi trường. D. lấy khí co2 từ môi trường vào cơthể, đồng thời thải khíO2vàCO2ra ngoài
 môi trường.
Câu 52. Để thực hiện thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây sẽ gồm các bước 
sau:
1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.
2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà 
không gây ngập úng cây.
3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm.
4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát 
hướng mọc của rễ cây.
Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:
 A. 1,2,3,4. B. 3, 1, 2, 4. C. 4, 2, 3, 1. D. 3, 2, 1, 4.
Câu 53. Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển đời sống sinh vật, có bao 
nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?
1. Là hai quá trình độc lập nhau
2. Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau
3. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển
4. Phát triển làm thay đổi sinh trưởng
5. Sinh trưởng là một phần của phát triển
6. Sinh trưởng thường diễn ra trước, sau đó phát triển mới diễn ra
 A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 54. Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là
 A. yếu tố di truyền B. Hormone C. thức ăn D. nhiệt độ và ánh sáng
Câu 55. Nhóm thực vật dưới đây sinh sản bằng thân rễ?
 A. Rau má, dâu tây. B. Khoai lang, khoai tây.
 C. Gừng, củ gấu. D. Lá bỏng, hoa đá
Câu 56. Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì: 
 A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam. B. cả hai nửa đểu mất từ tính.
 C. mỗi nửa đểu là một nam châm có hai cực Bắc - Nam.
 D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.
Câu 57. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với
 A. sự chuyển hoá của sinh vật. C. sự trao đổi năng lượng.
 B. sự biến đổi các chất. D. sự sổng của sinh vật.
Câu 58. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
 A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
 B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
 C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
Câu 59. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là:
 A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
 C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân. D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.
Câu 60. Loại mô giúp cho thân dài ra là:
A. mô phân sinh ngọn. B. mô phân sinh rễ. C. mô phân sinh lá. D. mô phân sinh thân
 --------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_cuoi_hoc_ky_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7.docx
Bài giảng liên quan