Nội dung ôn tập kiểm tra giữa HKII môn Vật lý Lớp 10 - Năm học 2001-2002 - Trường THPT Đức Trọng

Câu 4. Thế năng trọng trường không phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?

 A. Độ cao của vật và gia tốc trọng trường. B. Độ cao của vật và khối lượng của vật.

 C. Vận tốc và khối lượng của vật. D. Gia tốc trọng trường và khối lượng của vật.

 Câu 5. Chọn phát biểu sai: Động năng của vật không đổi khi vật

 A. chuyển động với gia tốc không đổi. B. chuyển động tròn đều.

 C. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động với vận tốc không đổi.

 Câu 6. Khi một vật rơi tự do thì

 A. thế năng và động năng không đổi. B. hiệu thế năng và động năng không đổi.

 C. thế năng tăng, động năng giảm. D. cơ năng không đổi.

Câu 7. Một vật có trọng lượng 20N, có động năng 16J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật bằng

 A. 4 m/s. B. 10 m/s. C. 16 m/s. D. 7,5 m/s.

Câu 8. Một vận động viên có khối lượng 60kg chạy đều hết quãng đường 400m trong thời gian 50s. Động năng của vận động viên là

 A. 333,3J. B. 1920J. 480J. D. 290J.

 

docx12 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Nội dung ôn tập kiểm tra giữa HKII môn Vật lý Lớp 10 - Năm học 2001-2002 - Trường THPT Đức Trọng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
s đến va chạm với một vật có khối lượng 5m đang đứng yên. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu? Coi va chạm giữa 2 vật là va chạm mềm. 
	A. 2m/s. 	B. 4m/s. 	C. 3m/s. 	D. 1m/s. E. 0,5 m/s
Câu 27: Xét hệ gồm hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 đang chuyển động với vận tốc và . Động lượng của hệ có biểu thức như thế nào ?
A. p = m1v1 + m2v2.	B. = m1 + m2.
C. p = m1v1 – m2v2.	D. = m1 - m2.
Câu 28: Hai vật có khối lượng m1 = 2kg và m2 = 3 kg , chuyển động với vận tốc lần lượt là v1 = 4m/s và v2 = 8 m/s. Động lượng tổng của hệ khi v1 và v2 cùng phương, cùng chiều là 
	A. 22 kgm/s.	B. 32 kg.m/ s. 	C. 42 kg.m/s. 	D. 52 kg.m/s.
Câu 29: Chọn phát biểu đúng?
	A. Một hệ có tổng động lượng bằng không thì được bảo toàn.
	B. Động lượng là một đại lượng luôn bảo toàn.
	C. Hệ có tổng nội lực bằng không thì động lượng luôn bảo toàn.
	D. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
Câu 30: Tổng động lượng trong một hệ kín (hệ cô lập) là
	A. một đại lượng vectơ, có độ lớn không đổi nhưng hướng có thể thay đổi.
	B. một đại lượng vectơ, có hướng không đổi nhưng độ lớn có thể thay đổi. 
	C. một đại lượng vectơ, có hướng và độ lớn không đổi.
	D. một đại lượng vectơ, có hướng và độ lớn có thể thay đổi.
CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
Câu 1. Một vật chịu tác dụng của một lực không đổi có độ lớn 5N, phương của lực hợp với phương chuyển động một góc 600. Biết rằng quãng đường vật đi được là 6m. Công của lực là
	A. 30 J. 	B. 15 J.	C. 5 J. 	D. 20 J.
Câu 2. Một cần cẩu nâng được 800 kg đưa lên cao 5m trong thời gian 40s. Lấy g = 10 m/s2. Công suất của cần cẩu là 
	A. 1 kW.	B. 1,5kW.	C. 3kW.	D. 0,5 kW.
Câu 3. Một vật chịu tác dụng của một lực không đổi có độ lớn 5N, phương của lực hợp với hướng chuyển động một góc a. Biết rằng quãng đường vật đi được là 6m. Công của lực là 20J. Góc a bằng
	A. 300.	B. 600.	C. 480. 	D. 260. 
Câu 4: Kết luận nào sau đây về công suất là không đúng?
	A. Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
	B. Công suất được đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công đó.
	C. Công suất được đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
	D. Công suất được đo bằng tích số giữa công và thời gian thực hiện công đó.
Câu 5: Cần cẩu 1 nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Cần cẩu 2 nâng được 1,1tấn lên cao 6m trong 1 phút. Nếu coi các vật chuyển động đều khi được nâng lên, thì
	A. Công suất của cần cẩu 1 lớn hơn công suất của cần cẩu 2.
	B. Công suất của cần cẩu 2 lớn hơn công suất của cần cẩu 1.
	C. Công suất của hai cần cẩu bằng nhau.
	D. Chưa đủ dữ kiện để so sánh công suất của hai cần cẩu.
Câu 6: Một vật rơi tự do. Nếu so sánh công của trọng lực thực hiện trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau thì
	A. không thể so sánh được được vì thiếu dữ kiện cụ thể về thời gian.
	B. công bằng nhau.
	C. công trong khoảng thời gian sau lớn hơn.
	D. công trong khoảng thời gian đầu lớn hơn.
Câu 7:. Khi vật ném lên, công của trọng lực có giá trị 
A. không đổi.	B. âm. 	C. dương.	D. bằng không.
Câu 8:. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công?
A. kWh.	 B. J. 	C. kgm/s. 	D. kg(m/s)2
Câu 9:. Một người nâng đều một vật có khối lượng 400g lên độ cao 1m rồi đưa vật đi ngang được một đoạn 1m. Lấy g=10m/s2. Công của trọng lực bằng
A. 4J. 	 B. 8J. 	 C. 400J. 	D. 800J.
Câu 10: Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 15kg từ giếng sâu 8m lên trong 20s. Công và công suất của người ấy là
	A. 1200J; 60W.	B. 1600J, 800W.	C. 1000J, 500W.	 D. 800J, 400W.
Câu 11: Chọn câu sai?
A. Công của lực cản âm vì 900 < a < 1800.
B. Công của lực phát động dương vì 900 > a > 00.
C. Vật dịch chuyển theo phương nằm ngang thì công của trọng lực bằng không.
D. Vật dịch chuyển trên mặt phẳng nghiêng công của trọng lực cũng bằng không.
Câu 12: Một tàu chạy trên sông theo đường thẳng kéo một xà lan chở hàng với một lực không đổi F = 5.103N. Lực thực hiện một công A = 15.106J thì xà lan rời chỗ theo phương của lực được quãng đường là
A. 6km.	B. 3km.	C. 4km.	D. 5km.
Câu 13: Một vật có khối lượng m = 3kg rơi tự do từ độ cao h = 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g =10m/s2. Trong thời gian 1,2s trọng lực thực hiện một công là
A. 216J.	B. 84J.	C. 300J.	D. 179J.
Câu 14: Một ôtô tăng tốc trong hai trường hợp: từ 10km/h lên 20km/h và từ 50km/h lên 60km/h trong cùng một khoảng thời gian như nhau. Nếu bỏ qua ma sát, lực tác dụng và công do lực thực hiện trong hai trường hợp là
A. lực và công bằng nhau.	B. lực khác nhau, công bằng nhau.
C. trường hợp sau cả công và lực lớn hơn.	D. lực tác dụng bằng nhau, công khác nhau.
Câu 15: Một vật khối lượng m = 200g rơi từ độ cao h = 2m so với mặt nước ao, ao sâu 1m. Công của trọng lực thực hiện được khi vật rơi độ cao h tới đáy ao là
A. 4(J).	B. 5(J).	C. 6(J).	D. 7(J).
Câu 16: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ?
 a. HP (mã lực)	b. W	c. J.s	d. Nm/s. 
Câu 17: Một vật có khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang bởi một lực không đổi F = 50N dọc theo đường dốc chính. Vật dời được quãng đường s = 1,5m. Các lực tác dụng lên vật và công của lực F và công của trọng lực lần lượt là
A. A1 = 75J; A2 = 22,5J.	B. A1 = 75J; A2 = - 22,5J.
C. A1 = - 75J; A2 = 22,5J.	D. A1 = 75J; A2 = - 45J. E. A1 = 52,5J. A2 = -22,5J
Câu 18: Bốn con lắc đơn cùng chiều dài l treo quả cầu nhỏ cùng kích thước, lần lượt làm bằng đồng, nhôm, gỗ, chì. Kéo 4 con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng cùng 1 góc rồi thả ra không vận tốc đầu. Khi về đến vị trí cân bằng thì công của trọng lực thực hiện 
 A. với con lắc bằng đồng là lớn nhất.	B. với con lắc bằng gỗ là lớn nhất.
 C. với con lắc bằng chì là lớn nhất. 	D. là như nhau.
Câu 19: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể nước có độ cao 10m. Lấy g = 10m/s2. Công suất máy bơm và công sau nửa giờ trong các trường hợp sau là 
1) Nếu coi tổn hao là không đáng kể:
A. 1500W; 2700kJ. B. 750W; 1350kJ.C. 1500W; 1350kJ.	D. 750W; 2700kJ.
2) Nếu hiệu suất máy bơm là 0,7:
A. 1050W; 1890 kJ.	B. 2142,86W; 1890kJ.
C. 1050W; 3857,14 kJ.	D. 2142,86W; 3857,14kJ.
Câu 20: Một người kéo một thùng nước có khối lượng 15kg từ giếng sâu 8m lên, chuyển động nhanh dần đều trong 4s. Lấy g = 10m/s2. Công và công suất của người ấy là
	A. 1400J; 350W.	B.1520J, 380W.	C.1580J, 395W.	D.1320J, 330W.
ĐỘNG NĂNG. THẾ NĂNG
Câu 1. Động năng của một vật sẽ tăng khi 
	A. gia tốc của vật a 0. 
	C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. 	D. gia tốc của vật tăng. 
 Câu 2. Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/h Động năng của ôtô là 
	A. 10.104J. 	B. 103J. 	C. 20.104J. 	D. 2,6.106J. 
Câu 3. Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v. Nếu tăng khối lượng một vật lên 2 lần và giảm vận tốc của nó xuống còn một nửa thì động lượng của vật sẽ 
	A. tăng 4 lần. 	B. không đổi. 	C. giảm 2 lần. 	D. tăng 2 lần. 
 Câu 4. Thế năng trọng trường không phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
	A. Độ cao của vật và gia tốc trọng trường.	B. Độ cao của vật và khối lượng của vật.
	C. Vận tốc và khối lượng của vật.	D. Gia tốc trọng trường và khối lượng của vật.
 Câu 5. Chọn phát biểu sai: Động năng của vật không đổi khi vật 
	A. chuyển động với gia tốc không đổi. 	B. chuyển động tròn đều. 
	C. chuyển động thẳng đều. 	D. chuyển động với vận tốc không đổi. 
 Câu 6. Khi một vật rơi tự do thì 
	A. thế năng và động năng không đổi.	B. hiệu thế năng và động năng không đổi.
	C. thế năng tăng, động năng giảm.	D. cơ năng không đổi.	
Câu 7. Một vật có trọng lượng 20N, có động năng 16J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật bằng 
	A. 4 m/s.	B. 10 m/s.	C. 16 m/s.	D. 7,5 m/s.
Câu 8. Một vận động viên có khối lượng 60kg chạy đều hết quãng đường 400m trong thời gian 50s. Động năng của vận động viên là 
	A. 333,3J. 	B. 1920J.	480J. 	D. 290J. 
Câu 9. Một vật có trọng lượng 2N, động năng là 2,5J. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật là 
	A. 8m/s. 	B. 0,5m/s. 	C. 5m/s. 	D. 12,5m/s. 
 Câu 10. Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v. Nếu tăng khối lượng một vật lên 2 lần và giảm vận tốc của nó xuống còn một nửa thì động năng của vật sẽ 
	A. không đổi. 	B. tăng 2 lần. 	C. tăng 4 lần. 	D. giảm 2 lần. 
 Câu 11. Lò xo có độ cứng k = 100N/m, một đầu cố định, đầu kia có gắn vật nhỏ. Khi bị nén 2cm thì thế năng đàn hồi của hệ là bao nhiêu?
	A. 0,16 J.	B. 0,02 J.	C. 0,4 J. 	D. 0,08 J.
Câu 12. Một vật khối lượng 100g có thế năng 2J. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10m/s2. Khi đó độ cao của vật so với đất là	
	A. 2m.	B. 50m.	C. 20m.	D. 0,2m.
Câu 13. Động năng của 1 vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây?
	A. Vật chuyển động tròn đều.	B. Vật chuyển động biến đổi đều.
	C. Vật đứng yên.	D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 14. Một vật được kéo từ trạng thái nghỉ trên một đoạn đường nằm ngang dài 10m với một lực có độ lớn không đổi bằng 40N và có phương hợp độ dời góc 600. Lực cản do ma sát coi là không đổi và bằng 15N. Động năng của xe ở cuối đoạn đường bằng 
	A. 250 J.	B. 400 J.	C. 150 J.	D. 50 J.
Câu 15. Chọn phát biểu đúng?
	A. Độ giảm động năng của một vật bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
	B. Độ biến thiên thế năng của một vật bằng công của trọng lực tác dụng lên vật.
	C. Độ giảm thế năng của một vật bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
	D. Độ biến thiên động năng của một vật bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
Câu 16. Khi động năng không đổi, nhưng khối lượng tăng gấp đôi thì vận tốc của vật sẽ 
	A. giảm 2 lần.	B. tăng 2 lần.	C. tănglần.	D. giảm lần.
Câu 17. Khi vật có vận tốc giảm một nửa, nhưng khối lượng tăng gấp bốn thì động năng của vật sẽ 
	A. giảm 2 lần.	B. tăng 2 lần.	C. tănglần.	D. giảm lần. E. Không đổi
Câu 18: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì
	A. Gia tốc của vật tăng gấp đôi.	B. Động lượng của vật tăng gấp đôi.	
	C. Động năng của vật tăng gấp đôi.	D. Thế năng của vật tăng gấp đôi.	
Câu 19: Vật đứng yên có thể có
	A. vận tốc.	B. động lượng.	C. động năng 	D. thế năng.
Câu 20: Vật chuyển động không nhất thiết phải có
	A. vận tốc.	B. động lượng.	C. động năng 	D. thế năng.
Câu 21: Chọn câu sai: Động năng của vật không đổi khi vật
	A. chuyển động thẳng đều.	B. Chuyển động với gia tốc không đổi.	
C. Chuyển động tròn đều. 	D. Chuyển động cong đều.
Câu 22: Một ôtô có khối lượng 1 tấn chuyển động với vận tốc 80km/h thì có động năng bằng
	A. 2,52.104 J.	B. 2,47.105 J.	C. 2,42.106 J.	D. 3,2.106 J.
Câu 23: Khi con lắc đơn về đến vị trí cân bằng thì
A. động năng đạt giá trị cực đại.	B. thế năng đạt giá trị cực đại.
C. cơ năng bằng không.	D. thế năng bằng động năng.
Câu 24: Khi con lắc đơn đến vị trí cao nhất thì
A. cơ năng bằng không.	B. thế năng đạt giá trị cực đại.
C. động năng đạt giá trị cực đại. 	D. thế năng bằng động năng.
Câu 25: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi
A. động năng của vật không đổi. 	B. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
Câu 26: Giữ một vật khối lượng m ở đầu một lò xo đặt thẳng đứng với trạng thái ban đầu chưa biến dạng. Ấn cho vật xuống một đoạn . Chọn gốc thế năng tại vị trí lò xo không bị biến dạng thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Thế năng đàn hồi của vật tăng. 	
B. Thế năng trọng trường của vật tăng.
C. Thế năng tổng cộng của hệ vật – lò xo tăng. 	
D. Thế năng tổng cộng của hệ vật – lò xo giảm. 
Câu 27: Một vật ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 6m/s. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua mọi lực cản. Độ cao vật khi thế năng bằng một nửa động năng là 
 A. 0,2m. 	 B. 0,4m. 	C. 0,6m. 	D. 0,8m.
Câu 28: Chọn câu sai: Hai vật có cùng khối lượng, chuyển động cùng một vận tốc nhưng theo hai phương khác nhau thì
A. hai vật có cùng động năng nhưng có động lượng khác nhau.
B. hai vật có cùng động lượng bằng nhau vì chúng có khối lượng và vận tốc như nhau.
C. độ lớn của động năng và của động lượng hai vật bằng nhau vì chúng có cùng khối lượng và vận tốc. 
D. không thể so sánh động năng của chúng được.
Câu 29: Hai vật cùng khối lượng, chuyển động cùng vận tốc, nhưng một theo phương nằm ngang và một theo phương thẳng đứng. Hai vật sẽ có
A. cùng động năng và cùng động lượng.
B. cùng động năng nhưng có động lượng khác nhau.
C. động năng khác nhau nhưng có động lượng như nhau.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 30: Lực tác dụng vuông góc với vận tốc chuyển động của một vật sẽ làm cho động năng của vật
A. tăng.	B. giảm.	C. không đổi.	D. cả ba đáp án không đúng.
CƠ NĂNG
Câu 1. Khi một vật rơi tự do thì 
	A. thế năng và động năng không đổi.	B. hiệu thế năng và động năng không đổi.
	C. thế năng tăng, động năng giảm.	D. tổng động năng và thế năng không đổi.	
 Câu 2. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm A trên mặt đất, vật lên đến điểm B thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình từ B đến A thì
	A. thế năng tăng.	B. cơ năng cực đại tại B.	
	C. cơ năng cực đại tại A. 	D. động năng tăng.
Câu 3. Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì 
	A. động lượng của vật là một đại lượng bảo toàn.
	B. động năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
	C. thế năng của vật là một đại lượng bảo toàn.	
	D. cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
Câu 4. Một vật rơi tự do từ độ cao 16m so với đất. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10m/s2. Ở độ cao thế năng bằng động năng thì vận tốc của vật là
	A. m/s.	B. m/s.	C. m/s.	D. 15 m/s.
Câu 5. Một vật nhỏ được ném thẳng đứng từ điểm M trên mặt đất với vận tốc ban đầu 20 m/s. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 10m/s2. Độ cao cực đại mà vật đạt được là 
	A. 80m.	B. 40m.	C. 60m.	D. 20m.
Câu 6. Phát biểu nào sao đây là sai: Một con lắc đơn có chiều dài l. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng góc 450 rồi thả nhẹ. Bỏ qua sức cản không khí. Kể từ vị trí đó đến vị trí cân bằng của con lắc thì 
	A. động năng tăng, thế năng giảm.	B. cơ năng không đổi.
	C. thế năng có thể tăng hoặc giảm.	D. tổng động năng và thế năng không đổi.
 Câu 7. Trong trường hợp nào sau đây, cơ năng của vật không thay đổi?
	A. Vật chuyển động trong trọng trường và có lực ma sát tác dụng.
	B. Vật chuyển động trong trọng trường chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
	C. Vật chuyển động thẳng đều.
	D. Vật chuyển động dưới tác dụng của ngoại lực.
Câu 8. Tại điểm A cách mặt đất 0,5m ném lên một vật với vận tốc 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5kg. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Cơ năng của vật là
	A. 2,5J	B. 3,5J	C. 1,5J.	D. 1J
 Câu 9. Chọn phát biểu đúng?
	A. Độ giảm động năng của một vật bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
	B. Độ biến thiên thế năng của một vật bằng công của trọng lực tác dụng lên vật.
	C. Độ giảm thế năng của một vật bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
	D. Độ biến thiên động năng của một vật bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
 Câu 10. Người ta thả rơi tự do một vật 400g từ điểm B cách mặt đất 20 m. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật tại C cách B một đoạn 5m là 
	A. 20J. 	B. 60J.	C. 40J.	D. 80J.
Câu 11: Một quả bóng được ném lên cao. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí thì đại lượng nào sau đây sẽ tăng? 
	A. Thế năng.	B. Động năng.	 C. Động lượng.	D. Cơ năng.
Câu 12: Động năng của vật tăng khi
	A. gia tốc của vật dương.	B. vận tốc của vật dương.	
C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. 	D. gia tốc của vật tăng.
Câu 13: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát thì
A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
D. có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng được bảo toàn.
Câu 14: Một vật đươc thả rơi tự do từ độ cao 3,6m. Độ cao vật khi động năng băng hai lần thế năng là
A. 1,8 m.	B. 1,2 m.	C. 2,4 m.	D. 0,9 m.
Câu 15: Một vật chuyển động trên một đường thẳng. Nếu vận tốc của vật tăng gấp đôi thì cơ năng của vật sẽ
 	 A. tăng gấp đôi vì động lượng đã tăng gấp đôi.
 	 B. không đổi vì tuân theo định luật bảo toàn cơ năng.
 	 C. tăng gấp 4 lần vì động năng tăng tỷ lệ với bình phương vận tốc.
 	 D. thiếu dữ kiện, không thể xác định được. 
Câu 16: Tìm phát biểu sai?
 	A. Động năng là dạng năng lượng phụ thuộc vận tốc.
 	B. Thế năng trọng trường của vật là dạng năng lượng phụ thuộc vị trí của vật.
 	 C. Cơ năng của một hệ bằng tổng động năng và thế năng.
 	 D. Cơ năng của hệ không đổi. 
Chương chất khí :
Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử vật chất ở thể khí?
	A. Chuyển động hỗn độn và không ngừng.	
	B. Chuyển động hỗn độn và va chạm vào thành bình, gây ra áp suất lên thành 	bình.
	C. Chuyển động hỗn độn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
	D. Chuyển động hỗn độn và giữa hai lần va chạm quỹ đạo của phân tử khí là 	đường thẳng.
Câu 2: Câu nào sau đây nói về chuyển động phân tử là không đúng:
	A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra.	
	B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
	C. Các phân tử khí chuyển động theo đường thẳng giữa hai lần va chạm.
	D. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 3: Đặc điểm của chất lỏng:
A. Có hình dạng và thể tích xác địnhB. Có hình dạng và thể tích không xác định.
C. Có thể tích xác định và hình dạng phụ thuộc bình chứa.D. Có thể tích và hình dạng phụ thuộc bình chứa.
BÀI 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI- LƠ - MA-RI-ỐT
Câu 1: Ở 180C có thể tích 1m3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5atm. Thể tích khí nén là:
	A. 0,214m3.	B. 0,286m3.	C. 0,300m3.	D. 0,312m3.
Câu 2: Người ta điều chế khí Hidrô và chứa vào bình lớn dưới áp suất 1atm, ở nhiệt độ 200C. Thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp vào bình nhỏ thể tích 20lít dưới áp suất 25atm là bao nhiêu? Xem nhiệt độ không đổi.
	A. 400lít	B. 500lít	C. 600lít.	D. 700lít.
Câu 3: Một bình có dung tích 10 lít chứa một chất khí dưới áp suất 30 atm. Coi nhiệt độ không khí là không đổi và áp suất khí quyển là 1atm. Nếu mở nút bình thì thể tích khí là bao nhiêu?
	A. 3 lít.	B. 30 lít.	C. 300 lít.	D.Một giá trị khác.
Câu 4: Hệ thức nào sau đây không phải là của định luật BÔI- LƠ - MA-RI-ỐT?	 
. 	A. p1V1 = p3V3.	B. pV= const.	C. V~ p.	D. p~ 1/V.
Câu 5 Nén đẳng nhiệt một khối lượng khí xác định từ 12 lít đến 3 lít, áp suất khí tăng lên mấy lần?
	A. 4 lần;	B. 3 lần;	C. 2 lần;	D. Áp suất vẫn không đổi
Câu 6: Nén một lượng khí lý tưởng trong bình kín thì quá trình đẳng nhiệt xảy ra như sau:
	A. Áp suất tăng, nhiệt độ tỉ lệ thuận với áp suất.	B. Áp suất giảm, nhiệt độ không đổi.
	C. Áp suất tăng, nhiệt độ không đổi.	D. Áp suất giảm, nhiệt độ tỉ lệ nghịch với áp suất.
Câu 7: Chọn câu đúng: Khi giãn nở khí đẳng nhiệt thì:
 	A.Số phân tử khí trong một đơn vị thể tích tăng. 	B. Áp suất khí tăng lên.
 	C. Số phân tử khí trong một đơn vị thể tích giảm. 	D. Khối lượng riêng của khí tăng lên.
BÀI 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC- LƠ.
Câu 1: Chọn câu đúng:
	A. Khi V= const, thương số của áp suất và nhiệt độ của một lượng khí xác định là 	một hằng số.
	B. Khi V= const, khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 400C thì áp suất tăng lên gấp đôi.
	C. Khi V= const, áp suất của một lượng khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
	D. Đường biểu diễn quá trình đẳng tích trong tọa độ (p.T) là đường thẳng mà nếu 	kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
Câu 2: Trong một bình kín chứa khí ở nhịêt độ 270C và áp suất 2atm, khi đun nóng đẳng tích khí trong bình lên đến 870C thì áp suất khí lúc đó là: 	A. 24atm 	B. 2,4atm 	C. 2atm 	D. 0,24atm
Câu 3: Công thức biểu diễn định luật Sac lơ là:
	A. V= V0(1 + )	B. p= p0(1 +) 	C.	D. Cả B, C đều đúng
Câu 4: Một lượng khí có thể tích không đổi, Nhiệt độ T được làm tăng lên gấp đôi, áp suất của khí sẽ
	A. tăng gấp đôi.	B. giảm gấp đôi.
	C. tăng gấp bốn.	D. giảm gấp bốn.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến định luật Saclơ?
	A. Quả bóng bay bị vỡ ra khi ta bóp mạnh.	B. Săm xe đạp để ngoài nắng bị nổ.
	C. Nén khí trong xy lanh để tăng áp suất.	D. Cả ba hiện tượng trên.
§31.PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG
II.BÀI TẬP:
Câu 1 : Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí hidrô ở áp suất 750 mmHg 

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_kiem_tra_giua_hkii_mon_vat_ly_lop_10_nam_hoc.docx