Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI-XVIII)

- Từ thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái.

 + Vua, quan ăn chơi sa đọa.

 + Nội bộ triều đình rối loạn, chia bè kết cánh tranh giành quyền lực.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI-XVIII), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
 (Thế kỉ XVI - XVIII)
	KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I – TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1. Triều đình nhà Lê
- Từ thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái.
   + Vua, quan ăn chơi sa đọa.
   + Nội bộ triều đình rối loạn, chia bè kết cánh tranh giành quyền lực.
2. Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu TK XVI
a. Nguyên nhân:
- Triều đình suy yếu, không quan tâm đời sống nhân dân.
- Quan lại vơ vét bóc lột thậm tệ.
→ Đời sống nhân dân cực khổ → Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.
→ Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra: khởi nghĩa Trần Tuân (1511), khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng,.. tiêu biểu nhất là khởi nghĩa của Trần Cảo (1516) ở Đông triều Quảng Ninh.
b. Kết quả và ý nghĩa:
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt.
- Ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng đã tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê đang mục nát.
II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH - NGUYỄN
1. Chiến tranh Nam - Bắc triều
* Nguyên nhân:
- Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc → Bắc triều.
- Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.
→ Gây ra chiến tranh Nam - Bắc triều.
* Diến biến :
- Chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến kéo dài hơn 50 năm từ vùng Thanh – Nghệ trở ra bắc.
- Đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng chiến tranh chấm dứt.
* Hậu quả:
- Gây tổn thất lớn về người và của.
- kinh tế bị tàn phá.
* Tính chất: là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
* Nguyên nhân:
- Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi quyền hành gọi là chúa Trịnh → Đàng Ngoài.
- Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng Thuận Hóa, thế lực mạnh lên nhanh chóng → Đàng Trong.
- Mâu thuẩn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn ngày càng sâu sắc → Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
* Diễn biến:
- Thế kỉ XVII, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ lịch sử gọi là chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài.
- Từ năm 1627 – 1672, họ Trịnh và Họ Nguyễn đánh nhau 7 lần.
- Không phân thắng bại, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai Đàng.
   + Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra.
   + Đàng Trong từ sông Gianh trở vào.
* Hậu quả:
- Chia cắt đất nước, gây đau thương tổn hại cho dân tộc.
- Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước.
* Chính quyền ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Đàng Ngoài :
   + Họ Trịnh xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê.
   + Quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh, vua Lê chỉ trên danh nghĩa → “vua Lê – chúa Trịnh”.
- Đàng trong : các chúa Nguyễn thay nhau cầm quyền
-BÀI TẬP
Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?
Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?
Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều
.
Hãy nêu lên hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài
.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học bài.
- Chuẩn bị bài 23: phần 1: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII
- Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào ?
-  Phủ Gia Định gồm có mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay ?
- Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?
- Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết.
- Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong ?

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_lich_su_lop_7_bai_22_su_suy_yeu_cua_nha.docx
Bài giảng liên quan