Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 23: Kinh tế - Văn hóa thể kỉ XVI-XVIII

* Đàng Ngoài :

- Kinh tế nông nghiệp giảm sút, ruộng đất bỏ hoang.

- Mất mùa đói kém xảy ra liên miên, đời sống nhân dân đói khổ.

- Nguyên nhân:

 + Chiến tranh tàn phá.

 + Nhà nước không quan tân đến thủy lợi và tổ chức khai hoang.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Bài 23: Kinh tế - Văn hóa thể kỉ XVI-XVIII, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 23: Kinh tế - văn hóa thế kỉ XVI - XVIII
	KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. KINH TẾ
1. Nông nghiệp:
* Đàng Ngoài :
- Kinh tế nông nghiệp giảm sút, ruộng đất bỏ hoang.
- Mất mùa đói kém xảy ra liên miên, đời sống nhân dân đói khổ.
- Nguyên nhân:
   + Chiến tranh tàn phá.
   + Nhà nước không quan tân đến thủy lợi và tổ chức khai hoang.
* Đàng Trong:
- Khuyến khích khai hoang, khuyến khích nông dân về quê sản xuất.
- Đặt phủ Gia Định, lập làng xóm mới.
→ Sản xuất nông nghiệp phát triển, diện tích được mở rộng, nhiều xóm làng mới ra đời → hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
a. Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp phát triển nhất là các nghề: dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,..
- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng; làng dệt La Khê,...
- Thợ thủ công có tay nghề cao, sản phẩm chất lượng.
b. Thương nghiệp:
- Buôn bán được mở rộng.
- Hình thành nhiều chợ, phố xá và xuất hiện các đô thị lớn : Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An,...
- Thương nhân nước ngoài đến buôn bán tập nập.
   + Mua: tơ tằm, đường, rần hương, ngà voi,..
   + Bán: vũ khí, len dạ, pha lê,..
- Nửa sau thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, thành thị suy tàn dần.
II – VĂN HÓA
1. Tôn giáo
- Nho giáo vẫn được đề cao.
- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
- Cuối thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo được du nhập.
* Tín ngưỡng :
- Tín ngường truyền thống được duy trì : thờ tổ tiên, Thành hoàng,..
- Các lễ hội phổ biến.
2. Sự ra đời của chữ quốc ngữ
- Thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ ra đời.
- Do các giáo sĩ phương Tây hợp tác với người Việt trong quá trình lâu dài sáng tạo ra. Người có công lớn nhất là giáo sĩ Alexandre de Rhôdes.
- Được tạo ra bằng cách dùng chữ cái la tinh để phiên âm tiếng Việt.
- Mục đích là để truyền đạo.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian
a. Văn học :
- Văn học chưc Hán vẫn chiếm ưu thế.
- Văn học chữ Nôm rất phát triển với nhiều thể loại: thơ, truyện.
   + Nội dung sáng tác : viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát.
   + Nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú.
b. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật điêu khắc :
   + Điêu khắc gỗ tinh tế.
   + Tiêu biểu là tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt.
- Nghệ thuật sân khấu: Chèo, tuồng, hát ả đào,..
-BÀI TẬP
1. Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào 
2. Phủ Gia Định gồm có mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay ?
3. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?
.
4. Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết
..
5. Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong ?
..
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học bài.
- Chuẩn bị Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII
- Chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) ở thế kỉ XVIII như thế nào ?
- Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì ?
- Hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài.
- Em có nhận xét gì về phong trào nhân dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII ?

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_lich_su_lop_7_bai_23_kinh_te_van_hoa_the.docx