Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874, ngày 3/7/1882 quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàn Diệu nộp thành không điều kiện.

docx4 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 - 1884) 
Bài 25
II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KỲ LẦN THỨ HAI. NHÂN DÂN BẮC KỲ TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM 1882-1884
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874, ngày 3/7/1882 quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàn Diệu nộp thành không điều kiện.
- Không đợi trả lời, quân Pháp nổ sung tấn công. Quân ta chống cự quyết liệt nhưng đến trưa thành mất. 
- Sauk hi chiếm thành Hà Nội, quân Pháp tỏa đi chiếm Hà Nội, Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.
2. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng chiến
- Ở Hà Nội: nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc
 Tại các địa phương: Nhân dân đắp đập, cắm kè trên song làm hầm chông, cạm bẫy, chống Pháp
- Chiến thắng Cầu Giấy năm 1883: Ngày 19/5/1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy, lọt vào trận địa phục kích của quân ta. Quân Cờ đen phối hợp với quân Hoàng Tá Viên, đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết trong đó có Ri-vi-e.
⇒ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp hoang mang dao động. 
3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ
- Chiều ngày 18/8/1883, Pháp bắt đầu bắn phá ở cửa Thuận An. Triều đình hoảng hốt xin đình chiến và kí hiệp ước Hác-măng vào ngày 25/8/1883.
- Nội dung:
Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thuận khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kỳ thuộc pháp, ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh sát nhập vào Bắc Kỳ, buộc triều đình được cai quản vùng đất Trung Kỳ nhưng mọi việc phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh phía Bắc Kỳ thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
- Sau khi làm chủ tình thế. Chính phủ Pháp buộc triều đình Huế kí bản hiệp ước Pa-ta-nốt vào ngày 6//6/1884, nội dung cơ bản giống hiệp ước Hắc – măng chỉ sửa lại ranh giới Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
( Pháp tấn công cửa biển Thuận An – Huế,)
BÀI TẬP
Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào?
..
Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-ê bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883?
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào?
Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo bài 26 và trả lời các câu hỏi sau: 
- Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
- Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_lich_su_lop_8_bai_25_khang_chien_lan_ron.docx
Bài giảng liên quan