Nội dung trọng tâm môn Sinh học Lớp 7 - Bài 37 đến 40

Câu hỏi:

a. Động vật hằng nhiệt có ưu điểm như thế nào so với động vật biến nhiệt?

b. Tổ tiên của bồ câu nhà ngày nay là loài nào?

c. Tại sao thụ tinh trong ở lớp chim lại tiến hóa hơn so với thụ tinh ngoài ở lớp cá, lớp lưỡng

doc13 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Nội dung trọng tâm môn Sinh học Lớp 7 - Bài 37 đến 40, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM – SINH 7 HK2
BÀI 37: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LƯỠNG CƯ
Câu 1.
a. Em hãy sắp xếp các đại diện sau đây vào các bộ lưỡng cư cho phù hợp?
b. Cho một đoạn thông tin sau:
Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân làm 3 bộ:
 Bộ lưỡng cư có đuôi. Đại diện là Cá Cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban đêm.
 Bộ lưỡng cư không đuôi. Có số lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phổ biến trong bộ: ếch cây, ễnh ương và cóc nhà. Đa số hoạt động về ban đêm.
 Bộ lưỡng cư không chân. Đại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có rang và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính sống chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lẫn đêm.
Em hãy đọc đoạn thông tin trên và trả lời câu hỏi: Phân biệt 3 bộ lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất? 
ĐÁP ÁN: là phần gạch chân trong đoạn văn trên.
Câu 2. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày? 
Đáp án: Đa số chim đi kiếm mồi về ban ngày. Đa số lưỡng cư không đuôi (có số lượng loài lớn nhất trong lớp lưỡng cư) đi kiếm mồi về ban đêm, nên bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày.
Câu 3
a. Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, 2 chi sau và 2 chi trước dài tương đương nhau, Ếch giun thiếu chi, có thân dài giống giun. Tại sao lại xếp 2 loài cùng chung trong lớp lưỡng cư?
 Hình 1: Cá cóc Tam Đảo Hình 2: Ếch giun
b. Đọc đoạn thông tin sau:
Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi
Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học.
Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rộng rải thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
a/ Hãy nêu các vai trò của lưỡng cư.
- Tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi
b/ Số lượng các loài lưỡng cư hiện nay như thế nào?
Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên 
c/ Chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ các loài lưỡng cư?
Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
Câu 4: 
a.Dựa vào hình sau, hãy cho biết các thành phần thuộc hệ cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, sinh sản của thằn lằn đực?
 Hình. Cấu tạo trong thằn lằn đực.
Thực quản; 2. Dạ dày; 3. Ruột non; 4. Ruột già; 5. Lỗ huyệt; 6. Gan; 7. Mật; 8. Tụy; 9. Tim; 10. Động mạch chủ; 11. Tĩnh mạch chủ dưới; 12. Khí quản; 13. Phổi; 14. Thận; 15. Bóng đái; 16. Tinh hoàn; 17. Ống dẫn tinh; 18. Cơ quan giao phối
Đáp án:
Hệ cơ quan
Các thành phần trong hệ
Tuần hoàn
Tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch).
Hô hấp
Khí quản, phổi.
Tiêu hóa
- Ống tiêu hóa: thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, lỗ huyệt.
- Tuyến tiêu hóa: gan (mật), tụy.
Bài tiết
Thận, bóng đái.
Sinh sản
Tinh hoàn, ống dẫn tinh, cơ quan giao phối.
b.: Đọc đoạn thông tin sau:
Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi hoàn toàn với môi trường sống ở cạn. Nên các cơ quan dinh dưỡng cũng có nhiều thay đổi để thích nghi:
Hệ tiêu hóa: Ống tiêu hóa đã phân hóa rõ hơn, ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thu lại nước.
Thằn lằn cũng có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có 1 vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa nên máu ít bị pha hơn. Phổi là cơ quan hô hấp duy nhất của thằn lằn, có cấu tạo phức tạp hơn ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh. Sự thông khí ở phổi là nhờ sự xuất hiện của các cơ liên sườn. Khi các cơ này co đã làm thay đổi thể tích của lồng ngực.
Thằn lằn có thận sau (hậu thận) tiến bộ hơn thận giữa của ếch, có khả năng hấp thu lại nước. Nước tiểu đặc. 
Dựa vào đoạn thông tin trên hãy nêu các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
ĐÁP ÁN: là phần gạch chân trong đoạn văn trên.
c. Quan sát hình:
 Hình 4: Vòng tuần hoàn của thằn lằn Hình 5: Vòng tuần hoàn của ếch
Quan sát 2 hình về vòng tuần hoàn của thằn lằn và ếch đồng, em hãy cho biết tuần hoàn loài nào tiến hóa hơn? Tiến hóa ở đặc điểm nào?
ĐÁP ÁN: Hệ tuần hoàn của thằn lằn tiến hóa hơn.Tim ba ngăn có vách hụt, máu nuôi cơ thể ít bị pha.
BÀI 39: CHIM BỒ CÂU
Câu 5. 
a.Hãy sắp xếp cột ý nghĩa thích nghi tương ứng với cột các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Ý nghĩa thích nghi
Thân: hình thoi
Giữ nhiệt, làm nhẹ cơ thể
Chi trước: cánh chim
Làm cho đầu chim nhẹ
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt
Phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng
Giảm sức cản không khí khi bay
Lông tơ: có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp
Quạt gió (gây động lực bay), cản không khí khi hạ cánh
Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh
Cổ: dài, khớp đầu với thân
Làm cho cánh chim giang ra tạo nên một diện tích rộng
ĐÁP ÁN
Câu a. 
1 - d	4 - g	7 - c
2 - e	5 - a
3 - f	6 - b
b.
Hãy sắp xếp các động tác bay của bồ câu và hải âu tương ứng với từng kiểu bay của chim
Các đại diện
Các động tác bay
Bồ câu
Hải âu
Cánh đập liên tục
Cánh đập chậm rãi và không liên tục
Cánh giang rộng và không đập
Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh
Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của các luồng gió
Câu b. 
1 - a, d	2 - b, c, e
Câu 6: 	
Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi, màu lam, hiện còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Ngày nay ngoài giống bồ câu nhà chúng ta thường gặp còn có một số loài chim bồ câu Pháp, bồ câu Gà Mĩ, hay bồ câu giống Nhật,Chúng thường có màu sắc phong phú, đa dạng, dáng chim ngộ nghĩnh như có chóp lông đầu, đuôi xòe như chim công, có viền mỏ  .Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; chim bồ câu là động vật hằng nhiệt. Giống với các động vật thuộc lớp bò sát chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra đảm nhiệm chức năng là cơ quan giao phối tạm thời của chim.Trứng được thụ tinh trong.Mỗi lứa nó chỉ đẻ 2 trứng, trứng có vỏ đá vôi bao bọc.Sau đó chim bố mẹ thay nhau ấp trứng.Chim non nở ra chỉ có một túm lông nhỏ trên lung, được chim bố, mẹ thay nhau mớm bằng sữa diều.
Câu hỏi:
 Động vật hằng nhiệt có ưu điểm như thế nào so với động vật biến nhiệt?
Tổ tiên của bồ câu nhà ngày nay là loài nào?
Tại sao thụ tinh trong ở lớp chim lại tiến hóa hơn so với thụ tinh ngoài ở lớp cá, lớp lưỡng cư?
ĐÁP ÁN
Ưu điểm của động vật hằng nhiệt so với động vật biến nhiệt là: ít phụ thuộc vào môi trường
Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi, màu lam, hiện còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á và Bắc Phi.
Thụ tinh trong tiến hóa hơn so với thụ tinh ngoài là vì: Hiệu quả thụ tinh cao hơn, 
Câu 7: 
Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, gàKhi chim cất cánh chân chim khuỵu xuống, cánh chim dang rộng đưa lên cao, tiếp theo cánh chim đập mạnh xuống, cổ chim vươn ra, chân chim duỗi thẳng đập mạnh vào giá thể làm chim bật cao lên.Khi chim hạ cánh, cánh chim dang rộng để cản không khí, chân chim duỗi thẳng chuẩn bị cho sự hạ cánh được dễ dàng.Khi chim bay thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí.Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước. Một số không nhỏ loài chim khác như diều hâu, đại bàng, hải âuchúng có kiểu bay lượn ( cánh đập chậm, nhiều lúc chim dang rộng cánh mà không đập cánh), chúng bay được chủ yếu là nhờ vào sự nâng đỡ của không khí, và hướng thay đổi của các luồng gió.
Câu hỏi:
a. Mô tả cách di chuyển của chim bồ câu? 
b.Hãy phân biệt kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu và kiểu bay lượn của chim hải âu?
Đáp án: là phần gạch chân trong đoạn văn trên
NỘI DUNG HỌC (TIẾP THEO)
BÀI 40. ĐA DẠNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHIM BỒ CÂU.
MỘT SỐ CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 8:
Bồ câu ta là loài chim có nhiều biến dị về màu lông, xanh nhạt, xanh thẩm, trắng, nâu nhạt, lông cườm trắng hoặc lốm đốm, nhìn chung Màu lông không đồng nhất, chủ yếu màu lông, đen, trắng, nâu, khoang, xanh nhạt, cườm trắng. Chim bồ câu ta chỉ đạt khối lượng từ 300-400gam/con, trung bình đạt 350-400 gam lúc trưởng thành. Chim trống thường có khối lượng lớn hơn chim mái, mình dày, cơ bắp lớn hơn, đầu và chân to hơn chim mái.Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay.Da khô phủ lông vũ.Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mảnh tạo thành lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.Cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân.Chi sau có bàn chân dài ba ngón trước, một ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh. Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.
Câu hỏi: 
a. Những đặc điểm cấu tạo ngoài của bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn như thế nào?
b. Nêu các lợi ích của chim bồ câu? Để bảo vệ những loài chim có ích thì bản thân cần phải làm gì?
c. Khác với lớp bò sát ở lớp chim cấu tạo cơ thể có thêm tuyến phao câu. Theo em tác dụng của tuyến phao câu là gì?
Câu 9: Đọc đoạn thông tin sau đây và trả lời câu hỏi:
Đà điểu Châu Phi là một loài chim chạy có nguồn gốc từ Châu Phi.Đây là loài chim lớn nhất trong danh sách và cũng là loài duy nhất sống theo bầy đàn. Đà điểu có thể nói là một “tay đua” siêu tốc với tốc độ lên đến 65km/h vì chân của chúng cao, to, khỏe, có 2 ngón với 1 ngón lớn hơn trông giống ngón chân ngựa. Não của loài chim này rất bé nên chúng cũng thường hay làm những chuyện khá điên rồ. Bạn chớ dại mà đến gần loài chim này vì chúng to xác và khá là hung dữ với cú đá “nguy hiểm khôn lường”. Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg.Một số đà điểu trống đã được ghi nhận là có thể nặng đến 155 kg.Cánh của chúng ngắn, yếu, bộ lông của chúng mềm và khác biệt so với lông vũ của loài chim bay.
Câu hỏi: 
a. Đà điểu thuộc nhóm chim nào?
b. Những đặc điểm nào của cơ thể khiến đà điểu thích nghi với đời sống chạy nhanh trên thảo nguyên và sa mạc khô nóng? Giải thích?
c. Vì sao đà điểu không bay được?
Câu 10: Đọc đoạn thông tin sau đây và trả lời câu hỏi:
Chim cánh cụt mặc dù không bay được nhưng chúng lại là một tay bơi cừ khôi với bước sải tay rất nhanh vì cánh của chúng dài, khỏe, chân 4 ngón có màng bơi. Bộ lông của loài chim này nhỏ, dày, mịn, không thấm nước giống như bộ áo giáp bảo vệ cơ thể, cộng thêm lớp mỡ dưới da rất dày để giữ nhiệt..Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 17 loài chim cánh cụt. Loài lớn nhất là cánh cụt Hoàng đế còn loài nhỏ bé nhất là cánh cụt Xanh. Thức ăn ưa thích của chim cánh cụt là cá, mực và các loài sinh vật biển khác mà chúng tìm thấy được khi bơi dưới nước.Tất cả các loài chim cánh cụt đều có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm ở phần lưng.Nó có tác dụng giúp cho chúng được ngụy trang tốt. Kẻ thù săn tìm chúng từ phía dưới rất khó phân biệt màu trắng của bụng chim cánh cụt với màu phản chiếu từ mặt nước. Bộ lông sẫm màu trên lưng chúng giúp chúng thoát khỏi các kẻ thù từ phía trên.Chim cánh cụt có thể bơi lặn trong nước với vận tốc từ 6 tới 12 km/h.
Câu hỏi:
a. Chim cánh cụt thuộc nhóm chim nào? 
b. Những đặc điểm nào của cơ thể giúp chim cánh cụt thích nghi được với đời sống bơi lặn giỏi trong nước?
c. Vì sao chim cánh cụt có thể thích nghi được với môi trường sống khắc nghiệt ở Nam cực?
Câu 11: Lớp chim rất đa dạng với khoảng 9.600 loài, gồm 27 bộ. Tùy sự thích nghi khác nhau về lối sống, tập tính mà người ta xếp chúng vào 3 nhóm: Nhóm chim chạy, nhóm chim bơi và nhóm chim bay. Rất nhiều loài chim có lợi cho nông nghiệp và đời sống con người: Chúng giúp tiêu diệt các loài sâu bọ và gặm nhấm gây hại, giúp thụ phấn cho hoa, phát tán hạt. Chúng còn được nuôi làm thực phẩm, làm đồ trang trí, làm cảnh, huấn luyện đi săn ...
Tại Việt Nam có khoảng 830 loài chim, trong đó có 74 loài có nguy cơ tuyệt chủng được ghi tên trong Sách Đỏ Việt Nam do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh những mặt có lợi thì cũng không ít loài chim gây hại, điển hình như chim ăn quả, ăn hạt, ăn cá hoặc truyền dịch bệnh nguy hiểm cho con người.
a. Lớp chim có lợi ích gì? 
b. Những nguyên nhân nào đe dọa tuyệt chủng của một số loài chim? 
c. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng, giúp chúng tránh nguy cơ bị tuyệt chủng? 
d. Khi phát hiện đàn gia cầm nhà mình nuôi bị chết hàng loạt nhưng chưa rõ nguyên nhân, khi đó em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 12. 
 a.Hãy sắp xếp các loài chim ở hình dưới vào các nhóm chim cho phù hợp:
Chim công	Vịt 
	Chim cánh cụt	Gà
b. Nêu đặc điểm cấu tạo của đà điểu thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên, sa mạc khô nóng.
 c. Nêu đặc điểm cấu tạo của chim cánh cụt thích nghi với đời sống bơi lội.
 Câu 13. Cho đoạn thông tin sau:
“Nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ là một nghề khá mới mẻ ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao vì sản phẩm này có giá trị khá lớn.
Nuôi chim yến là công việc nhàn mang lại thu nhập cao. Mỗi kg tổ yến thô hiện tại có giá khoảng 32 – 35 triệu tùy vào chất lượng. Hàng ngày chim yến bay vào đất liền kiếm ăn vào sáng sớm và chiều tối trở về. Nhiều con bay đi rất xa, có khi cách tổ trên 200km. Mỗi ngày bay bình quân khoảng 300km và chỉ ăn những loài côn trùng. Chim yến ăn côn trùng bay trong không khí nên là loài chim có thể dùng để đấu tranh sinh học với nhiều loài côn trùng có hại cho cây trồng, sức khỏe con người và gia súc như muỗi truyền bệnh, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen gây dịch hại nguy hiểm cho lúa.
Đông y coi yến sào là vị thuốc và thực phẩm quý báu có tác dụng bổ phổi, bổ huyết, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng của cơ thể, đẹp da, chống lão hoá, tăng tuổi thọ, yến sào còn có nhiều họat chất kích thích miễn dịch, có thể sử dụng chống các bệnh virus như cúm gà. Vì thế giá của yến sào rất đắt (1.000–3.000 USD/kg). 
Chim yến còn là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ và nguy cơ diệt chủng cao nên việc nuôi yến cũng góp phần bảo tồn và phát triển các quần thể chim yến.
Tuy nhiên, nuôi chim yến cũng mang lại một số tác hại không mong muốn. Người ta thường cảm thấy phiền phức về tiếng ồn và mùi phân chim. Ngoài ra còn có vấn đề về dịch bệnh, nhà nuôi yến có thể ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Vấn đề về an toàn hàng không khi chim yến va đập vào máy bay nếu nhà nuôi yến quá gần sân bay”.
	(Trích meranti.vn)	
Đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi:
Nghề nuôi chim yến mang lại cho con người lợi ích và tác hại gì?
Cần có biện pháp gì để bảo vệ và phát triển các loài chim?
Lưu ý: Phần câu hỏi HS ghi nội dung trả lời vào tập học. Chụp hình và gởi lại thông tin trả lời câu hỏi cho GV hàng tuần.

File đính kèm:

  • docnoi_dung_trong_tam_mon_sinh_hoc_lop_7_bai_37_den_40.doc
Bài giảng liên quan