Ôn kiến thức - Luyện kỹ năng (bài Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)

3. Tuyên ngôn độc lập viết ra để nói với đối tượng nào?

a. Đồng bào b. Thế giới

c. Thực dân đế quốc d. Cả a, b, c đều đúng

4. Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đã vận dụng lí lẽ ở văn bản nào?

a. Tuyên ngôn Độc lập (Mĩ)

b. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (Pháp)

c. Nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hội nghị Cựu Kim

d. Câu a, b đúng

 

doc3 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn kiến thức - Luyện kỹ năng (bài Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Giúp học sinh
ÔN KIẾN THỨC - LUYỆN KỸ NĂNG
(Bài Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh)
I. TRẮC NGHIỆM
1. Tuyên ngôn Độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào?
a. sau ngày chiến thắng thực dân	b. Sau ngày chiến thắng phát xít Nhật
c. Sau ngày chiến thắng đế quốc Mĩ	d. Sau ngày cách mạng tháng tám thành công
2. Tuyên ngôn độc lập được đánh giá là:
a. Một bài văn chính luận mẫu mực	b. Một thiên cổ kỳ bút
c. Một áng văn "vô tiền khoáng hậu"	d. Một áng văn nghệ thuật tuyệt tác
3. Tuyên ngôn độc lập viết ra để nói với đối tượng nào?
a. Đồng bào	b. Thế giới	
c. Thực dân đế quốc	d. Cả a, b, c đều đúng
4. Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đã vận dụng lí lẽ ở văn bản nào?
a. Tuyên ngôn Độc lập (Mĩ)	
b. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (Pháp)
c. Nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hội nghị Cựu Kim
d. Câu a, b đúng
5. Bản Tuyên ngôn Độc lập và bài Đại cáo bình Ngô có điểm nào giống nhau?
a. Cùng thể loại	b. Cùng văn tự	
c. Cùng văn phong	d. Cùng thời đại
6. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?
a. Bóc lột	b. Áp bức	d. Dã man	d. Xâm phạm
7. Từ nào trái nghĩa với từ "dã man" trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập?
a. Bác ái	b. Nhân đạo	c. Tiến bộ	d. Văn minh
8. Trong văn nghệ thuật cũng có yếu tố nghị luận và trong văn nghị luận cũng có yếu tố biểu cảm. Đúng hay sai?
a. Đúng	b. Sai
9. Dòng nào sau đây nêu đúng yếu tố cơ bản tạo thành một bài nghị luận?
a. Có sự kiện, luận điểm và lập luận	b. Có luận điểm, luận cứ và lập luận
c. Có nhân vật, sự kiện và lập luận	d. Có luận điểm, luận cứ và biểu cảm
10. Văn bản nào sau đây cùng thể loại với Tuyên ngôn Độc lập?
a. Vi hành	b. Di chúc	c. Con rồng che	d. Cả a, b, c đều đúng
11. Nhịp câu văn "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị" thể hiện như thế nào?
a. Chậm chạp nặng nề	b. Khẩn trương căng thẳng
c. Từ nhanh đến chậm	d. Từ chậm đến nhanh
12. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào trong câu văn "Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu"?
a. Ẩn dụ - cường điệu	b. Hoán dụ - cường điệu
c. So sánh - cường điệu	d. Nhân hóa - cường điệu
13. Từ "thoái vị" trong Tuyên ngôn Độc lập được dùng với nét nghĩa gì?
a. Lui về chỗ cũ	b. Từ bỏ ngôi vua
c. Không tiến lên được	d. Càng lúc càng sa sút
14. Câu văn nào trong Đại cáo bình Ngô có nội dung gắn với câu "Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu"
a. 	"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không dửa hết mùi"
b. 	"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
	Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"
c. 	"Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
	Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng"
d. 	"Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
	Nặng thuế khóa sạch không đầm núi"
15. "Chúng tôi tin rằng [] không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam" là lời nói hướng về đối tượng nào?
a. Đồng bào cả nước	b. Anh em thế giới
c. Các nước đồng minh	d. Cả a, b, c đều đúng
16. Giọng văn hùng biện của Tuyên ngôn Độc lập thể hiện ở yếu tố nào?
a. Cách dùng từ rất đắt	b. Hệ thống luận cứ
c. Kết cấu trùng điệp	d. Cả a, b, c đều đúng
II. TỰ LUẬN
Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.

File đính kèm:

  • docOnkienthuc.doc
  • docOnKienThuc.doc